Chưa có tiền lệ: Cuộc thi ảnh "Góc nhìn người đóng thuế"

<strong>Vừa qua Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối
hợp cùng Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Cộng đồng
(ACDC), Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ
nữ (CEPEW), Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM), Nhóm
Hợp tác Thúc đẩy Cải cách Hành chính công (GPAR), Tổ chức
Oxfam (Oxfam), Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) và Trung tâm
Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp tổ chức
cuộc thi ảnh "Góc nhìn người đóng thuế".</strong>

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5262/nguoi_dong_thue.jpg"
width="600" height="204" alt="nguoi_dong_thue.jpg" /></center>

<strong>Nhà nước có minh bạch việc sử dụng ngân sách quốc
gia?</strong>

Hàng ngày lần giở những thông tin trên các trang báo, chúng ta
dễ dàng bắt gặp những thông tin về những công trình hàng
ngàn tỷ nhưng bỏ hoang phế, cỏ mọc um tùm và chỉ có bò
mới xuất hiện ở nơi này. Phần nhiều các công trình này
đều lấy từ ngân sách nhà nước. Mà ngân sách nhà nước là
từ tiền thuế của nhân dân góp vào mà ra. Nhưng ít lâu nay
chúng ta đều xem việc đóng thuế là một nghĩa vụ chứ không
phải quyền lợi, vì người dân hoàn toàn không được biết
nhà nước đã dùng tiền thuế của dân vào việc gì?

Công trình tòa nhà Quốc Hội, kinh phí xây dựng lên đến 7000
tỷ đồng, nhưng khi đưa vào hoạt động thì không có chỗ cho
phóng viên ngồi đàng hoàng để tác nghiệp.<a
href="http://dantri.com.vn/xa-hoi/lanh-dao-quoc-hoi-han-hoan-mung-nha-moi-982268.htm"><strong>
Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn rối rít cảm ơn
đồng bào cả nước vì đã chấp thuận cho Quốc hội xây trụ
sở mới</strong></a> (?) Nhân dân nào đồng ý để cho các vị
xây khi nhân dân hoàn toàn không biết gì cả. Có 1 một câu nói
nổi tiếng như thế này: "Chính sách nào không có sự tham gia
của chủ thể bị tác động đều là các chính sách tồi".

Ngay cả công trình xây dựng tuyến xe điện ngầm Metro từ Thủ
Đức đến trung tâm TpHCM, dân Sài thành cảm thấy bị hụt
hẫng vì hàng loạt các công trình, cây xanh... hàng trăm năm
tuổi bị bức tử. Người dân lúc đó mới dáo dác đi tìm
những thông tin về công trình này để cứu "Thương xá Tax"...

Chúng tôi có lần nói chuyện với một vị Đại sứ Newzeland
về công việc của ông với tư cách một vị Đại sứ thì ông
khẳng định rằng: <em>"Đất nước tôi chỉ có 5 triệu
người, nhưng những gì chúng tôi làm đều là đại diện cho
người dân. Vì người dân đóng thuế để nuôi chúng tôi, nên
việc minh bạch các hoạt động là cần thiết."</em>

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5262/mmxiilkn.jpg"
width="600" height="381" alt="mmxiilkn.jpg" /></center>
<em><center>Hoang tàn "Làng Văn Hóa" 3200 tỷ đồng. Ảnh: Nguyễn
Khánh- Tuổi trẻ</center></em>

<strong>Yêu cầu cuộc thi đặt ra</strong>

Nội dung của tác phẩm dự thi phải là ảnh số, tập trung vào
các chủ đề sau:

• Những câu chuyện đang diễn ra tại địa phương liên quan
đến thu-chi ngân sách nhà nước; sử dụng ngân sách; hiệu
quả quản lý ngân sách; sự tham gia của người dân trong quy
trình quản lý ngân sách; công khai minh bạch về ngân sách tại
các cấp (từ cấp xã/phường; quận/huyện; tỉnh/thành phố
đến cấp nhà nước).

• Những sáng kiến đảm bảo sự tham gia của người dân trong
quản lý ngân sách, và phương pháp quản lý ngân sách hiệu
quả.

<strong>Sự tham gia của "người đóng thuế"</strong>

Tôi, bạn,... những người đang đóng thuế cho nhà nước Việt
Nam dù ít hay nhiều có quyền lên tiếng nói về thực trạng chi
tiêu ngân sách nhà nước. Không thể có chuyện vỉa hè Hà Nội
năm nào cũng thay, không thể có chuyện đường cao tốc vừa
xong lại bị lún, nứt,...Không thể nào có chuyện lương ông
Giám đốc công ty thoát nước đô thị nhận lãnh 2,6 tỷ
đồng/năm mà đường phố năm nào cũng ngập, mà người dân
phải bì bõm trong dòng nước cống đen ngòm.

Cuộc thi lần này quả đúng là chưa có tiền lệ, người dân
có thể tham gia vào việc giám sát việc chi tiêu của nhà nước
(mặc dù sự đã rồi), mà không sợ bị chụp cho cái mũ "phản
động", hoặc "chống nhà nước".

Điều 21 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền nêu rõ:

1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ
sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu
được tuyển chọn một cách tự do.

2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công
cộng của quốc gia một cách bình đẳng.

3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực
chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc
bầu cử định kỳ và thực sự, bằng phiếu kín, qua phương
thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương
thức tương đương của bầu cử tự do.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141030/chua-co-tien-le-cuoc-thi-anh-goc-nhin-nguoi-dong-thue),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét