Nguyễn Thị Kim Chi - "Đêm Dày Lấp Lánh" là một quyển sách quý

<div class="boxleft200"><img
src="https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpa1/v/t1.0-9/75157_361217890633173_1386397054_n.jpg?oh=686c5c3d97b72963dbd60f36a131df45&oe=54D09B8E&__gda__=1422407010_6c9ae9561ea04fcdded98884951ffe7c"
/><div class="textholder"></div></div>Cuốn sách "Đêm Dày Lấp
Lánh" đã hấp dẫn tôi một cách kỳ lạ. Tôi đã khó có
thể dừng lại khi cầm trên tay quyển sách viết về sáu mươi
chân dung của các nhà Dân chủ Việt Nam của tiến sĩ khoa học
Nguyễn Thanh Giang. Gần sáu trăm trang chữ in trên giấy khổ A4
với một lượng thông tin ngồn ngộn về nhân thân và công
tích của sáu mươi gương sáng dấn thân cho tiến trình dân
chủ hóa Việt Nam .Tôi thực sự không hình dung nổi ông đã
dành biết bao nhiêu thời gian và công sức cho một công trình
đồ sộ đến thế.

Sáu mươi nhân vật trong sách ĐÊM DÀY LẤP LÁNH đề cập đến
là: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh,
Trần Xuân Bách, Nguyễn Vũ Bình, Văn Cao, Ngô Bảo Châu, Hoàng
Minh Chính, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Dần, Phan Đinh Diệu, Nguyễn
Xuân Diện, Phạm Chi Dũng, Phạm Quế Dương, Nguyễn Văn Đài,
Lê Hiếu Đằng, Thích Quảng Độ, Trần Độ, Nguyễn Kiến
Giang, Lê Hồng Hà, Tô Hải, Nguyễn Văn Hải ( điếu cày ) Đỗ
thị Minh Hạnh, Trần Mạnh Hảo, Vũ Thư Hiên, Vũ Hùng, Dương
Thu Hương, Vi Đức Hồi, Nguyễn Hộ, Thôi Hữu, Trần Khuê,
Nguyễn Gia Kiểng, Trần Lâm, Mai Thái Lĩnh, Lê Thăng Long, Lê
Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Lý, Đỗ Nam Hải,
Phan Văn Lợi. Nguyễn Xuân Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công
Nhân, Trần Nhơn, Hà Sĩ Phu. Lữ Phương, Lê Chí Quang, Lê Quốc
Quân, Vũ Cao Quận, Nguyễn Đan Quế, Bùi Minh Quốc, Trần Đại
Sơn, Phạm Hồng Sơn, Trần Đức Thảo,Trần Huỳnh Duy Thức,
Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Tín, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm
Đình Trọng, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Hữu
vinh, Cù Huy Hà Vũ, Huỳnh Thục Vy.

Năm mươi chín nhân vật sau Nguyễn Trãi trong "Đêm dày lấp
lánh" không bị tru di tam tộc nhưng cuộc đời họ cũng bị
không biết bao nhiêu hệ lụy vì dám bày tỏ chính kiến của
mình. Tôi nghẹn ngào xúc động trước những gian truân mà họ
từng trải và vô cùng ngưỡng mộ trí lự và chí khí của
họ.Tôi nhận biết rõ là tác giả đã dành cả tình yêu, lòng
quí trọng của ông cho các nhân vật của mình. Rồi tôi lại
nghĩ, chính ông cũng là một nhà Dân chủ tài hoa tâm huyết
rất đáng kính, nhưng không biết rồi ai sẽ viết về ông?

Cuốn Đêm Dày Lấp Lánh hiện đã có trong Tú sách của Quốc
hội Hoa Kỳ, trong Tủ sách của Viện Hàn lâm Khoa học Nữu
Ước, trong Thư viện của trường Đại học Sorbonne, Thư viện
của trường Đại học Paris 7 (là những nơi đã đào tạo nên
triết gia Trần Đức Thảo, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Tường, giáo
sự Ngô Bảo Châu, tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ) …

Ở Việt Nam có một số ít người được tặng nhưng là bản
photocopy. Nơi ấn hành từ Hoa Kỳ có gửi về cho tác giả hai
thùng sách nhưng đều đã bị lẳng lặng tịch thu. Tuy là bản
photocopy nhưng tác phẩm rất đẹp. Bìa sách do cháu ngoại Tiến
sỹ tên là Vũ Nguyễn Thủy Tiên trình bày.

Đêm Dày Lấp Lánh không phải là cuốn sách đầu tiên của ông
Tiến sỹ Khoa học này. Ngoài một số sách khoa học kỹ thuật
được xuất bản công khai ở trong nước từ ba bốn chục năm
trước, các sách chính luận của ông như "Nhân quyền -Khát
vọng ngàn đời", "Suy tư và Ước vọng", "Giữa Đông và
Tây", "Nhân quyền và Dân chủ ở Việt Nam", "Sứ mệnh
Công dân" … chỉ được xuất bản ở nước ngoài: Hoa Kỳ,
Canada, Nhật bản, Pháp … Nguyên bản các các cuốn sách này
chỉ tác giả có nhưng cũng phải dấu ở nơi khác (Nhà ông đã
bị khám trên chục lần).

<img src="https://www.danluan.org/files/u4527/untitled_0.jpg" width="600"
height="400" alt="untitled_0.jpg" />
<em><center>Đêm Dày Lấp Lánh của tác giả Nguyễn Thanh Giang
</center></em>

Những cuốn kể trên trước đây đã được tác giả photocopy
thành nhiều trăm bản để biếu tặng. Riêng cuốn Đêm Dày
Lấp Lánh vì tiền photocopy quá "nặng" nên số sách biếu
rất hạn chế. Ai muốn có sách nên đóng góp tối thiểu 90 000
đồng một cuốn (là giá tiền photocopy rẻ nhất)

Nghĩ cũng thuơng cho tác giả. Nếu ròng rã đêm ngày năm tháng
ấy, công sức lao động vô giá ấy ông đem sử dụng để
"tuyên dương công trạng" các vị lãnh đạo, các đại gia
thì mỗi "nhân vật" có thể tặng ông khoản tiền hàng
chục đến hàng trăm triệu và nhuận bút cuốn sách phải đến
nhiều trăm triệu đồng. Đằng này nhuận bút của ông chỉ là
mấy thùng sách mà người ta đã dã tâm cướp mất của ông!
Cũng may mà con cái dâu rể của ông đều khá giả.

Ông tâm sự với chúng tôi, chỉ mong rồi đây bà con nào có uy
thế và giỏi tạo thời cơ thì giúp con cháu ông xuất bản
công khai để cuốn sách được phục vụ đông đảo độc
giả. Như vậy vong linh ông sẽ được an ủi.

Chúng tôi tin rằng đây là một trong những cuốn sách rất quý
trong kho tàng sách Việt Nam có thể giúp cho thế hệ đương
thời và mai sau hiểu biết và chiêm ngưỡng về những ngôi sao
Dân chủ Nhân quyền đã từng lóe sáng trong đêm dày Việt Nam.

Tôi rất tán thành nhận xét của đại tá Phạm Quế Dương,
nhiều bài viết ở đây có giá trị như bản tóm tắt luận
văn tiến sỹ. Các bài viết về Nguyễn Trường Tộ, Trần
Độ, Văn Cao, Trần Dần, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đức Thảo
… theo chúng tôi (với khối lượng đọc chỉ ở mức vừa
phải) đều là những bài viết đầy đủ nhất và hay nhất
về các vị này, tính cho đến nay. Các bài viết về Trần
Mạnh Hảo, Phan Đình Diệu, Trần Huỳnh Duy Thức, Đỗ thị Minh
Hạnh, Lê thi Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên … thì như những bản
tráng ca, đầy chất thơ, thấm đẫm tình người.

Địa chỉ liên hệ với tác giả:

<em><strong>Nguyễn Thanh Giang</strong> – Số nhà 6 ngõ 235 đường
Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm – Hanoi. Mobi: 0984 724 165 – Email:
giangnguyen1936@gmail.com.</em>

Bài viết này xin được trả lời chung cho những comment mà tôi
đã nhận được trên facebook của mình.
-------------------------------------------------------------------

<em>Hà Nội 17 tháng 9 năm 2014 </em>
<strong>Nguyễn Thị Kim Chi</strong>
<em>Số nhà 4, ngách 43, ngõ 31, đường Xuân Diệu, Phường
Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội</em>
<em>Mobi: 0983 541327</em>
<em>Emạil: nguoichanthanh1943.rg@gmail.com</em>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140919/nguyen-thi-kim-chi-dem-day-lap-lanh-la-mot-quyen-sach-quy),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét