Huy Đức - Nhân Scotland đã "từ chối độc lập", đôi điều nghĩ về Hồ Chí Minh

<div class="boxleft300"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhx7pjXxageOLjxW-cvyXFRLl-zIEfGmEZfCS5f7s0NvDsEZNHx_HDyIT4L-nMXyvKXTI0ldsII6c2R_rDWCOg5N1UdLQn-fjOXO_YIbbrEaQ2iAYQMpEcOhaiUrqlOm-xt-icGZCnL_30_/s1600/373111_513382712014083_581802536_n.jpg"
/><div class="textholder">Chèn tiêu đề của ảnh vào
đây</div></div>Scotland đã "từ chối độc lập" với tỷ lệ
phiếu 54-46. Năm 1999, người Úc cũng đã từ chối trở thành
một nền cộng hòa không có Nữ Hoàng. Điều thú vị là cả
hai công cuộc giành độc lập này đều diễn ra như lễ hội
thay vì kinh qua những thập niên đầu rơi máu chảy.


Không thể so sánh phương thức giành độc lập ở những giai
đoạn khác nhau, nhưng quyết định của người Úc 15 năm
trước đây và của người Scotland hôm nay cho thấy điều mà
Hồ Chí Minh nói năm 1946 là hoàn toàn chính xác: "Nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng nghĩa lý gì". Trong lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh rõ
ràng là một trong những nhà lập ngôn xuất sắc nhất.

Khi thu thập tư liệu cho <a
data-hovercard="/ajax/hovercard/page.php?id=513382712014083"
href="https://www.facebook.com/BenThangCuocBook">Sách Bên Thắng
Cuộc</a>, tôi phỏng vấn rất nhiều nhân chứng và các nhà
nghiên cứu về đời tư của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tôi quyết
định không đưa những chuyện thâm cung của ông vào sách.
Đành rằng đạo đức quyết định rất nhiều đến thành công
của một nhà chính trị, tôi vẫn cho rằng, đánh giá một nhà
lãnh đạo là phải dựa trên những quyết sách dẫn dắt quốc
gia. Đừng quan tâm Hồ Chí Minh có con, có người phụ nữ nào
hay không mà hãy quan tâm đến di sản mà ngày nay chúng ta đang
gánh.

Từ cách tiếp cận đó, tuy tôi vẫn tìm hiểu cách đối xử
của Hồ Chí Minh với những người ruột thịt như bà Thanh và
ông Cả Khiêm; cách ứng xử của Hồ Chí Minh với những
người thầy của ông như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn
Hải Thần... Nhưng, chủ yếu tôi tìm hiểu cách ông đã ứng
xử sau khi nắm quyền (chứ không phải là giai đoạn tuyên
truyền để giành chính quyền) với dân, với nhà nước pháp
quyền, với Hiến pháp 1946, với mô hình chính trị mà ông lựa
chọn.

Năm 2004, khi tôi gặp hai người trợ lý thân cận của Lê
Duẩn, ông Đống Ngạc và ông Đậu Ngọc Xuân, phỏng vấn vì
sao Lê Duẩn lại nôn nóng "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội" như vậy. Cả hai ông đều cho
rằng, sao lại trách anh Ba vì đó là "con đường của Bác".

Nhiều thế hệ Việt Nam đã yêu mến Hồ Chí Minh, các bạn
cứ tiếp tục yêu mến Hồ Chí Minh, đừng "shock" khi đọc
thấy "những người đàn bà của Bác". Các bạn chỉ nên so
sánh di sản của Hồ Chí Minh (là những gì mà Việt Nam đang có
ngày nay) với chính chuẩn mực của ông: "Nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng
nghĩa lý gì".


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140919/huy-duc-nhan-scotland-da-tu-choi-doc-lap-doi-dieu-nghi-ve-ho-chi-minh),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét