Hà Văn Thịnh - Kỳ thi Quốc gia không thể là một show diễn!

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5219/thpt_qinc.jpg"
width="600" height="300" alt="thpt_qinc.jpg" /></center>

<center><em>Các nước phương Tây khi người ta định hướng cho
học sinh THPT là tiếp tục học hay sẽ học nghề. (Ảnh: Nguồn
internet)</em></center>

Không có đâu như nước mình: Báo chí loan tin ngày 9.9.2014, Bộ
GD-ĐT chính thức công bố Phương án Tổ chức Kỳ thi THPT Quốc
gia; vậy mà, chiều 10.9.2014, khi lên cơ quan, tôi được nhận
(và buộc phải ký) với tư cách là Chủ nhiệm Bộ môn, phiếu
thăm dò "ngày mai sẽ hết hạn"(!)

Bộ GD-ĐT sẽ trả lời dư luận ra sao, khi "Theo nguồn tin
của Tuổi Trẻ, dự kiến phương án chính thức được Bộ
GD-ĐT quyết định sẽ nghiêng về phương án một, mỗi thí sinh
phải dự thi bốn môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: ba
môn bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí
sinh tự chọn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học,
Lịch sử và Địa lý… Theo Bộ GD-ĐT, đây cũng là phương án
được nhiều sự ủng hộ nhất qua thăm dò ý kiến từ các
Sở GD-ĐT, các trường ĐH-CĐ và đông đảo học sinh THPT"?

Trước hết, phải ghi nhận rằng <em>Phương án một là một
phương án có tính khả thi cao nhất</em>. Nhưng, nói như thế
không có nghĩa nó không có những khiếm khuyết cần phải tranh
luận để có thể tốt hơn.

Những khiếm khuyết đó là:

1. Kỳ thi 4 ngày đồng nghĩa với việc chúng ta không cải
tiến mà là cải... lùi – nói cách khác là cải cách nửa
vời. Yêu cầu đầu tiên phải là cần<em> tổ chức sao cho ít
gây khó khăn nhất, ít tốn kém nhất, khoa học và hiệu quả
nhất</em> (tạm gọi là 3 cần).

2. Tại sao không thể dứt khoát một lần, mãi mãi với sự
nửa vời? Tại sao cứ phải 3 môn bắt buộc trong đó nhất
thiết phải có Toán, Văn, Ngoại ngữ? Về mặt khoa học là vô
lý vì có những người không thể học toán (như người viết
bài này) hay không thể học ngoại ngữ.

Quan điểm không bắt buộc mà cho tự chọn 3 môn chắc sẽ có
nhiều ý kiến phản đối. Người viết bài này đưa ra ý kiến
này là dựa trên các căn cứ sau. Thứ nhất, ở nhiều nước
trên thế giới, người ta cho học sinh học theo chuyên ban từ 3
– thậm chí là 6 năm cuối của đời học sinh.

Thứ hai, một khi mặc định toán, văn, ngoại ngữ là bắt
buộc; có nghĩa là chúng ta đã mặc định luôn rằng nếu không
giỏi 3 môn đó thì không thể tốt nghiệp THPT(?) Tại sao các
nhà giáo dục không nghĩ rằng đối với học sinh 53 dân tộc
ít người, tiếng Việt <em>hầu như</em> đã là một ngoại ngữ
- bắt học thi thêm tiếng Anh, thành ra 2 ngoại ngữ, như vậy
có công bằng không? Về mặt xã hội học, làm thế là không
ổn. Về mặt khoa học là vô lý vì có những người không thể
học toán (như người viết bài này, mặc dù luôn giành giải
nhất văn thành phố Vinh nhưng chưa bao giờ vượt quá 5/10 môn
toán. Chính vì thế, cố Trưởng Ty GD Nghệ An Nguyễn Tài Đại,
đã phải ký công văn đặc cách cho tôi lên cấp 3, không cần
môn toán – thi 2 môn Văn và Toán) hay không thể học ngoại
ngữ.

Thứ ba, bài viết trên <strong>Một Thế giới</strong> vừa rồi
về sự trăn trở rằng phải học văn để làm thơ khi kê đơn
thuốc sau này, tưởng như là chuyện đùa nhưng đó là sự
thật: Tại sao cứ nhất thiết bắt các bác sĩ, kỹ sư tương
lai phải học văn cho bằng được?

3. Tại sao không học các các nước phương Tây khi người ta
định hướng cho học sinh THPT là <em>tiếp tục học lên cao hay
sẽ học nghề</em>. Nếu học sinh muốn học nghề mà cứ nhất
thiết bắt phải thi ngoại ngữ và toán hay văn thì chẳng khác
gì bóp chết ước vọng đó ngay từ trứng nước. Đã là 4 môn
thì có quyền chọn theo yêu cầu. Ví dụ, tôi muốn thi vào
ngành báo chí, sao không cho tôi chọn văn, sử, địa lý hay giáo
dục công dân?

<center><img
src="http://www.danluan.org/files/u5219/vovgiaothongbogiaoducdaotaocongbophuonganthithptquocgia5_ecrx.jpg"
width="500" height="300"
alt="vovgiaothongbogiaoducdaotaocongbophuonganthithptquocgia5_ecrx.jpg"
/></center>

<center><em >"Tôi muốn cho sinh viên được học những gì họ
thích, họ cần và không phải học những gì họ không thích"
(Thomas Jefferson) - Ảnh: Nguồn internet</em></center>

4. Kỳ thi để giản ước thành "hai trong một" thì tại sao
không là 3 môn cho nó giản dị? Đâu phải cứ thêm 1 môn nữa
là chất lượng sẽ tốt hơn? Đừng băn khoăn về chuyện
chương trình học bị cắt xén ở lớp 12. Các em đã học
<em>đủ rồi</em>, suốt 11 năm. Hãy để cho trẻ giỏi giang hơn
trong ngành nghề mà họ sẽ chọn. Về cái lý chống học tủ,
học vẹt thì 4 môn chẳng khác gì 3 môn. Đó là chưa nói đến
chuyện thi 3 môn tự chọn sẽ tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và tiền bạc…

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Thomas Jefferson (1743-1826),
tác giả của Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, người sáng
lập Đại học Virginia (1825), đồng thời là người đầu tiên
nghĩ ra môn học <strong><em>tự chọn</em></strong>, có nói rằng
ông muốn cho sinh viên được học những gì họ thích, họ cần
và không phải học những gì họ không thích.

Áp dụng câu nói trên trong việc Thi Tốt nghiệp THPT đồng
thời là tuyển sinh cho ĐH, CĐ không những chỉ nhằm kiểm tra,
đánh giá chất lượng mà còn hướng tới mục tiêu cho những
con người trẻ tuổi được thể hiện cao nhất năng lực, sức
học của mỗi người, tại sao không tạo điều kiện và giải
pháp tối ưu nhất?

Học sinh người Ê Đê, Gia Rai… cũng phải thi ngoại ngữ như
học sinh Hà Nội, TP.HCM, liệu có công bằng và có cho kết quả
chính xác không? Biện minh rằng thi 4 môn để tránh học sinh
học tủ, học lệch là thiếu thuyết phục.<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div></div>

Điều tiếp theo phải bàn là, đừng để kẽ hở cho việc
chạy điểm, tiêu cực sẽ phát sinh tràn lan. Ví dụ, trong mục
5.1, xét tốt nghiệp như thế là chưa hợp lý. Điểm thi 3 môn
(chứ không phải 4) sẽ được nhân hệ số 1,5 hay 2,0… (nhờ
các nhà quản lý tính toán kỹ lưỡng), còn điểm tổng kết
từ THCS và THPT sẽ là hệ số 1. Điều này khuyến khích việc
nỗ lực và giảm thiểu đến mức thấp nhất việc chạy
điểm, xin điểm dồn vào trong 1-2 năm cuối cùng.

Điểm 5.2 mục C là khó chấp nhận: Các trường ĐH, CĐ không
sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được quyền "xây
dựng đề án tuyển sinh riêng". Điều khoản này nói theo dân
gian là vẽ đường cho hươu chạy! Các trường công lập, dân
lập, tư thục đều tha hồ biến hóa để lách, để chui và
tạo ra sự bát nháo về <em>sàn cần phải có</em> của giáo
dục ĐH, CĐ.

Những ý kiến trên đây tất nhiên chỉ là thêm một góc nhìn,
sẽ rất cần sự tham gia, phản biện của nhiều người, nhiều
thời gian hơn nữa chứ không nhất thiết phải hạn định trong
20 ngày còn lại của tháng 9. Tại sao không thể kéo dài đến
hết tháng 10? Lấy ý kiến của toàn ngành giáo dục ở toàn
quốc về việc quyết định một trong những điều hệ trọng
nhất của giáo dục, quyết định đến bước đi đầu tiên
trong cuộc đời tự lập của một con người mà cứ như đua xe
"Công thức 1" thì quả là điều khó chấp nhận…



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140915/ha-van-thinh-ky-thi-quoc-gia-khong-the-la-mot-show-dien),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét