Nguyễn Văn Thạnh - Tự do mong manh

<h2>1. Hình ảnh so sánh liên tưởng:</h2>

Một đứa trẻ ra đời là niềm vui vô biên của một gia đình.
Để chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa bé sơ sinh đến lớn khôn
là một kỳ công. Trong các kỳ công đó, phải luôn giữ bé
tránh xa các rủi ro, hiểm họa. Chỉ cần để một lần xảy ra
rủi ro như nước sôi, điện giật,… thì hậu quả thật khó
lường.

<div class="boxright320"><img
src="https://www.danluan.org/files/u1/sub04/ty1-1378178505.jpg" width="500"
height="324" alt="ty1-1378178505.jpg" /></div>
Tương tự như vậy đối với tự do. Tự do là một nhân tố
quí của con người và xã hội loài người. Các bạn có thế
tìm đọc rất nhiều bài viết liên quan đến tự do. Tự do
rất quí nhưng cũng rất mong manh. Có rất nhiều mối nguy có
thể hạn chế hoặc hủy diệt tự do. Nếu chúng ta không nhận
thấy và cách ly nó thì hậu quả cũng tương tự như các mối
nguy đối với một em bé.

<h2>2. Tự do và nỗi sợ:</h2>

Chúng ta thường nghe nhà cầm quyền ở Việt Nam nói: Việt Nam
không hạn chế, không cấm cản quyền tự do,… không có
chuyện kiểm duyệt báo chí,… Vậy tại sao, trong thực tế,
rất ít người dân dám sử dụng quyền tự do ngôn luận (đã
được hiến pháp, luật pháp qui định, nhà cầm quyền nó bảo
đảm) để bàn về các vấn đề chính trị; rất ít báo chí
đưa tin nhiều vấn đề mà người dân quan tâm (nhưng chính
quyền cho là nhạy cảm)?

Có thể có nhiều lý do, nhưng theo cá nhân tôi thấy, câu trả
lời ở đây chính là nỗi sợ. Vì sao con người sợ? Nhiều
người cho rằng họ hèn, họ ích kỷ,… Tôi không đồng ý quan
điểm này lắm. Theo tôi, sợ hãi, tránh rủi ro là một bản
năng sinh tồn của con người cần được tôn trọng.

Vấn đề làm cho cá nhân, tổ chức sợ chính là thiết chế xã
hội đã trao quyền quá nhiều cho nhà cầm quyền, công dân lại
trở nên nhỏ bé và mong manh trong việc bảo vệ quyền lợi
của mình. Thực tế hiện nay, chúng ta thấy, chính quyền rất
dễ dàng để kết tội một ai đó không cách này thì cách
khác, người bị kết tội và gia đình họ nhanh chóng lâm vào
cuộc sống điêu đứng (tôi nói đến những người tranh
đấu).

Tình trạng này, thử hỏi làm sao người dân không sợ?

Để công dân có tự do, tự tin sử dụng các quyền của mình,
chúng ta không chỉ tranh đấu để người dân nhận thức các
quyền của mình, yêu cầu chính quyền tôn trọng, thực hiện
các quyền con người,… mà còn tranh đấu để tạo ra môi
trường thuận lợi cho các quyền đó phát huy. Tức là tạo ra
môi trường xã hội mà ở đó sự sợ hãi là tối thiểu.

Giải pháp để chống lại sự sợ hãi không phải chỉ kêu
gọi suông hay "khích tướng" người dân (gọi những người
sợ hãi là thằng hèn, con hèn) mà là tạo ra môi trường luật
pháp chuẩn mực cũng như hạn chế tối đa cơ hội để chính
quyền có thể can thiệp vào chuyện người dân.

Trở lại câu chuyện xôn xao mấy ngày nay là vụ tin đồn Ebola
và câu chuyện bài báo viết về gái miền Tây, cá nhân tôi
không đồng ý với tin đồn cũng như bài báo đó nhưng tôi
không ủng hộ chuyện chính quyền đã làm.

Theo tôi, trong hai vấn đề trên chỉ cần có tổ chức khác
(bộ Y tế) hoặc bài báo khác phản bác lại là đủ (người
dân đủ lý trí để tẩy chay điều gì không đúng, tẩy chay
những ai nói sai), còn nếu cần trừng phạt thì phải có thủ
tục khởi kiện, ra tòa tranh biện đàng hoàng, làm hết sức
chặt chẽ để tránh tạo ra tiền lệ lạm quyền từ quan
chức.

Việc chính quyền triệu tập người tung tin đồn cũng như nhanh
chóng xử phạt hành chính, đình bản bài báo có thể thỏa mãn
sự giận dữ của chúng ta nhưng về lâu dài nó tạo ra một
hiểm họa vô cùng lớn: <span class="underlined-text">gieo nỗi
sợ.</span>

<h2>3. Kết luận:</h2>

Tự nhiên, từ trong bản chất, con người khao khát và hướng
đến tự do nhưng để có tự do là điều không dễ dàng gì.

Để có tự do, chúng ta cần đi tìm hiểu nó. Tuy nhiên, tìm
hiểu về tự do không thì vẫn chưa đủ, chúng ta còn tìm hiểu
môi trường để tự do phát triển, tìm hiểu những nguy cơ nào
hủy diệt tự do.

Bất cứ vấn đề nào của xã hội, việc có giải pháp hoàn
hảo là không có, do vậy chúng ta cần cân nhắc để chọn
giải pháp ít có hiểm họa nhất.

Hơn gì hết, để có sự thịnh vượng, xã hội cần tự do
nhưng cũng hơn ai hết chính đám đông lại là nhân tố mạnh
mẽ nhất hủy diệt tự do. Chúng ta cần phải nhận thức
được vấn đề này và cảnh giác.

Xem ra, đường đến bến bờ tự do, đến giá trị phổ
quát-quyền con người cần được tôn trọng, thực hiện ở
Việt Nam-xem ra còn gian nan và rất dài.

<em><strong>Nguyễn Văn Thạnh</strong></em>

<strong>Tham khảo:</strong>

https://www.danluan.org/tin-tuc/20140817/nguyen-van-thanh-sopa-pipa-va-tin-don

https://www.danluan.org/tin-tuc/20140817/hoang-hoi-han-dieu-gi-da-tao-ra-hien-tuong-bai-viet-gai-mien-tay



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140819/nguyen-van-thanh-tu-do-mong-manh),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét