Phanxine - “Cư dân mạng” và cái thói lạng quạng sồn sồn

<center><img
src="http://phanxine.com/wp-content/uploads/2014/05/11_10-walking-the-cabbage-in-the-subway-beijing-2004wb.jpeg"
width="560" /></center>

1. Báo chí lá cải thì nước nào cũng có, nhưng báo chí lá
cải ở nước ta được cái sung sướng là dân chúng dù gào
lên "bọn lá cải" vẫn đua nhau chia sẻ đường dẫn, rồi
rấm rức tức tối đập đầu vào gối rên rỉ ỉ ôi "vì sao
báo chí nước nhà thế này".

Hồi xưa tui cũng vậy. Về sau này, khi những bạn làm báo chân
chính giận tui, kéo tui ra cafe, hoặc nhắn tin riêng, hoặc (tệ
hơn cả, với tui thôi) rầm rì sau lưng tui, rằng sao mày suốt
ngày so sánh bọn tao với cái bọn lá cải ấy, và bọn nó
không phải nhà báo, phóng viên gì sấc, thì tui mới giật mình
nhìn lại và thấy quả có phần đúng.

Cái đám lá cải ấy sống được, là nhờ công ơn của cái
gọi là "cư dân mạng". Cứ hễ có chuyện gì thì cư dân
mạng của sồn sồn cả lên, chia sẻ đường dẫn, lan toả tin
đồn, chẳng cần kiểm tra chuyện đúng sai gì cả, cứ thế mà
copy/ paste/share link. Xong rồi đám lá cải lại nhảy vào giật
tít "cư dân mạng nổi sóng", xong cư dân mạng thấy cư dân
mạng nổi sóng, thì lại chia sẻ, lại lan truyền….

Đơn cử là câu chuyện của một đứa ất ơ nào đó tới
giờ cũng không ai biết mặt đặt tên tự xưng là du học sinh
Nhật Bản viết tâm thư, ai cũng tin sái cổ, chia sẻ ra xong rủ
nhàu ngồi khóc tức tưởi vì nhục nhã và xấu hổ cho một
thế hệ một đất nước =))

Câu chuyện mới nhất cho cái sự sồn sồn của đám cư dân
mạng vì tin vào đám báo lá cải Việt Nam là câu chuyện thanh
niên Trung Quốc dắt bắp cải đi chơi. Chỉ trong hai ngày cuối
tuần rồi, newsfeed của tui tràn ngập những đường dẫn chia
sẻ bài viết của đám báo lá cải – có thể vì ngu xuẩn
không biết đó là gì, hoặc vì nhu cầu câu like nên bịa
chuyện giật tít – về trào lưu mới của thanh niên Trung Quốc
dắt bắp cải đi chơi. Ngay khi thấy cái tin thì tui đã thấy
ngờ ngợ, bởi nó quá bất thường. Nhưng có lẽ đa phần cư
dân mạng Việt Nam vốn dĩ ghét Tàu Khựa nên đương nhiên cái
chuyện dị hợm ấy có thể hoàn toàn là sự thật mà thôi nên
ai cũng tin là sự thật. Sau đó thì chửi bọn thanh niên Trung
Quốc thôi rồi. Nào là bọn bệnh hoạn biến thái, bọn lười
biếng ngu xuẩn, bọn tự kỷ rảnh nhảm….

Cuối cùng, hoá ra cái chuyện thanh niên Trung Quốc dắt bắp
cải đi chơi thật ra là một dự án nghệ thuật sắp đặt mang
tên Walking the Cabbage (Dắt bắp cải đi chơi) của nghệ sĩ Trung
Quốc Han Bing, và cũng chẳng phải là mới mẻ gì vì dự án
này đã chạy từ năm 2000 – 2008. Trên trang web của mình, Han
Bing giới thiệu "Dắt bắp cải đi chơi" là loạt hoạt
động tương tác xã hội kết hợp video với nhiếp ảnh nhằm
dấy lên những tranh luận và phê phán xã hội. Bằng một ý
tưởng vui nhộn, Han Bing chạm đến chủ đề nghiêm túc hơn
về thói tiêu dùng, khoa trương, thực dụng của xã hội đương
đại. Han Bing đã "dắt bắp cải" đi khắp nơi, từ vùng
nông thôn đến nơi thành thị, từ Vạn Lý Trường Thành đến
sông Mississippi, từ bãi biển Miami đến đại lộ Khải Hoàn
Môn, từ Thiên An Môn đến Quảng Trường Thời Đại. Và khi
lên mặt báo lá cải Việt Nam, đột nhiên nó trở thành "trào
lưu mới của giới trẻ Trung Quốc"

http://www.hanbingart.com/index.php?/artworks/-the-walking-the-cabbage-project–/

Thế rồi, đột nhiên, cái đám cư dân mạng đang hả hê chửi
bới bọn thanh niên Trung Quốc dắt bắp cải đi dạo thay vì
dắt chó đi chơi vì sợ phải dọn phân chó, phải chăm lo cho
chó là lười biếng, nay trở nên lố bịch. Nhìn lại, không
biết cư dân mạng Việt Nam và cái đám "thanh niên dắt bắp
cải" kia, ai lười biếng hơn ai?

<img src="http://phanxine.com/wp-content/uploads/2014/05/screen.png"
width="590">

2. Đây không phải là lần đầu "cư dân mạng" bị hố
hàng. Cách đây vài tháng, hẳn nhiều người còn nhớ đến
chuyện họ chép miệng tội nghiệp cho dân Bắc Kinh không thể
thấy mặt trời nên phải ngắm mặt trời giả với cái tin
"Bắc Kinh lắp đặt màn hình khổng lồ chiếu cảnh mặt
trời mọc vì sương mù dày đặc". Không chỉ cư dân mạng
Việt Nam, cư dân mạng toàn thế giới cũng lắm kẻ lười
biếng bị mắc lừa trò giật tít của bọn báo lá cải. Trong
thời đại nhiễu nhương của mạng xã hội, ai cũng có thể
trở thành nguồn tin, và chuyện gì cũng có thể trở thành tin
nóng hổi, thì để đừng biến mình thành một kẻ dở hơi xơi
cá, có lẽ các bạn nên tự bảo vệ mình bằng cách trang bị
những kiến thức căn bản về chắt lọc tin tức. Dĩ nhiên nó
tốn thời gian hơn việc chỉ cần bấm share link không suy nghĩ,
dĩ nhiên nó đòi hỏi bạn vận động trí não (vì thế với
các bạn không có não hoặc không có nhu cầu vận động não
thì có thể ngừng đọc tại đây và chuyển ngay xuống phần
comment và chửi bới cho sướng tay), và dĩ nhiên nó đòi hỏi
bạn vài thủ thuật để "điều tra nguồn dẫn".

(tui không phải quá sức thông minh để nghĩ ra mấy cái này.
Tui chỉ hơi siêng năng rảnh rỗi tìm ra <a
href="http://www.slate.com/articles/health_and_science/science/2014/04/how_to_identify_fake_news_stories_bs_detector_and_prevention_protocol.html">cái
bài viết hay ho này và trích dẫn lại</a>) Và đây, 5 bước
để tránh trở thành kẻ đưa tin đồn tin xạo ke trong thời
đại nhiễu nhương tin tức.

I. AI KỂ TÔI NGHE CHUYỆN NÀY? Nói đúng hơn, cụ thể hơn, ai
là người viết tin này, và viết cho tờ báo nào? Tờ báo này
có đáng tin cậy không? Khả năng nó thiên vị là bao nhiêu?
Nhiều bạn một mặt thường xuyên chửi kênh 14, mặt khác vẫn
cứ share tin tức từ trang này, xong sau đó phát hiện ra tin mình
share là lá cải thì lại gào lên như mình bị lừa vậy. Chúng
ta quay trở lại với câu chuyện về vụ mặt trời mọc trên
màn hình ở Bắc Kinh làm cho cư dân mạng thế giới một phen
bẽ mặt. Câu chuyện này đầu tiên được đăng trên tờ Daily
Mail, một tờ lá cải trùm hàng đầu thế giới. Để bạn
hiểu hơn về bản chất của tờ này, bạn có thể đọc nhanh
qua tiêu đề của các bài viết khác, chẳng hạn như "Cục
Cức của bạn nói gì về bạn?" "Một người đàn ông bị
bắt vì cởi truồng chạy tung tăng giữa siêu thị Wal-mart".
Khi bạn đăng tin từ một tờ lá cải, bạn cũng có tiềm năng
trở thành một thứ lá cải chẳng thua gì nguồn tin đó.

II. VÌ SAO NGƯỜI NÀY BIẾT CHUYỆN NÀY? Thử google tên của tác
giả bài viết về vụ mặt trời ở Bắc Kinh mà xem. Tay James
Nye này theo như Google cho biết thì ảnh ở Brooklyn. Vậy thì
chắc rằng anh ta chẳng hề thấy tận mắt mấy cái màn hình
khổng lồ ở Bắc Kinh. Nhưng rõ ràng bài viết cho hình đăng
kèm. Thế nhưng chúng ta cũng chả biết hình đó được chụp
ở đâu, chuyện gì xảy ra bên ngoài khung hình, và liệu bài
báo đó có thật sự đúng như cái hình mô tả hay không. Chúng
ta nghĩ rằng phóng viên thì sẽ phải kiểm tra chứ, nhưng thói
tin người đôi khi cũng rất hại người, và với anh chàng Jame
Hye này, Google cũng cho biết anh ta cũng đang bị kiện vì tội
dựng chuyện trong một bài viết khác. Bạn có nghĩ anh phóng
viên này đáng tin chứ?

III. Với hai mục I &amp; II, liệu có khả năng người này sai
không? Hoặc nói láo? Nye viết cho một tờ báo chuyên giật gân
câu khách, và anh ta không hề ở gần Bắc Kinh khi viết bài báo
này, vậy thì câu trả lời hẳn là Đúng thế.

IV. NẾU CÂU TRẢ LỜI CHO MỤC III LÀ ĐÚNG, TÌM MỘT NGUỒN TIN
KHÁC. OK, Time và CBS cũng đăng câu chuyện này. Cả Time và CBS
đều có danh tiếng cả, nên họ cũng đáng để tin cậy. Thế
nhưng, cả Time lẫn CBS đều đăng tin và credit "dựa theo
nguồn tin của Daily Mail", và không hề có dấu hiệu nào cho
thấy họ làm điều tra riêng về vấn đề này. Dĩ nhiên, về
sau họ mang nhục. Nhưng trong khuôn khổ câu chuyện này, cả hai
nguồn tin đều dựa vào nguồn của Daily Mail, tức thật ra vẫn
là một nguồn, chứ không phải nguồn khác. Vậy thì phải thử
tìm kiếm tiếp.

V. TIẾP TỤC TÌM KIẾM CHO ĐẾN KHI TÌM RA. Với những tin tức
đăng trên báo, bạn hầu như luôn có thể tìm nguồn gốc của
nó. Ví dụ như bức ảnh bạn có thể dùng Google Search để xem
những nguồn tin nào đăng tải lại bức ảnh này, và may mắn,
bạn có thể tìm ra được người chụp hình. Ví dụ câu
chuyện về thanh niên Trung Quốc dắt bắp cải, chỉ cần kéo
một tấm ảnh này vào goolge search, tui đã tìm ra được trang
của Han Bing đăng tải hàng loạt ảnh với ghi chú và giới
thiệu về dự án.

Có thể bạn cảm thấy những việc này quá tốn thời gian.
tại sao phải tốn thời gian đến như thế. Nếu vậy, thật
đơn giản: đừng tốn thời gian, ngay cả thời gian bạn share
đường dẫn khiến cho người khác cũng tốn thời gian vô ích.
Bạn chỉ cần chờ vài ngày, rồi mọi chuyện sẽ sáng tỏ
hơn, bởi trong thời đại thông tin này, cũng sẽ có nhiều
người kiểm tra thông tin và phản hồi lại. Quan trọng là bạn
cần tỉnh táo để đừng biến mình thành công cụ đắc lực
của những tờ lá cải, những trang tin điện tử lá cải. Ồ,
dĩ nhiên đó là nếu bạn không muốn như thế, chứ còn bạn
thích được thành lá cải, thì có sao đâu, được các chuyên
trang lá cải cột lại và dắt đi lòng vòng như "trào lưu
mới" cũng có thể là một thú vui đấy chứ <img
src="http://phanxine.com/wp-includes/images/smilies/icon_smile.gif" >


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140728/phanxine-cu-dan-mang-va-cai-thoi-lang-quang-son-son),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét