Nguyễn Văn Khải - Chưa giải thích rõ nguyên nhân gây vỡ đường ống dẫn nước sông Đà

<center><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMCF7pcaMimVv_wpccdCpg_652Qj4LGRWJVrEgAS7L3C-0dRjcpu-jkcV4ny26RkH3BkxdDqlwwa5mKhiUG7PUvAHqqSReN5iOBYUBGoA9JzJnBmgpA2wLUocoLmPt7_c5WRJi1IuebuyC/s1600/0c3image82.jpg"
width="560" /></center>

Trong tuần trước rất nhiều người mang chai nhựa, xô, thùng
đến nhà tôi không chỉ để xin nước phòng, chữa bệnh tay
chân miệng, sởi, thủy đậu, á sừng, hôi mồm, nước ăn
chân… mà còn lấy nước để sinh hoạt, ăn uống- do đường
ống dẫn nước sông Đà cho bẩy mươi nghìn nghìn hộ dân vừa
vỡ lần thứ tám, vừa được vá thì lại vỡ ở đoạn khác-
lần thứ chín. Khi xây dựng nhà, tôi đã xây hai bể nước
ngầm có thể tích rất lớn để làm mát nhà vào mùa hè và
ấm nhà vào mùa đông, đồng thời dự trữ nước nếu bị
mất nước dài ngày. Đầu xuân năm 2013 hệ thống cấp nước
tư nhân cho một số gia đình ở trong hẻm 175/5/167/165 phố
Định Công phải thay bằng nước sông Đà của một công ty nhà
nước. Việc thay thế này khiến mọi gia đình phải dung thêm
máy bơm, tiền điện tăng mỗi tháng rất đáng kể và chín
lần chịu khổ vì thiếu nước không báo trước ít nhất là
một ngày. Riêng hai lần cuối thời gian mất nước quá dài,
các thùng chứa đều cạn kiệt nên mọi người phải đến xin
nước của nhà tôi, nhất là các hộ có các cháu từ xa về thi
đại học, cao đẳng có người nhà đi theo.
<a name="more"></a>

Theo báo Việt Q:

<b><a
href="http://vietq.vn/vinaconex-phai-chiu-trach-nhiem-ve-chat-luong-duong-ong-dan-nuoc-song-da-d37357.html">Vinaconex
phải chịu trách nhiệm về chất lượng đường ống dẫn
nước Sông Đà</a></b>

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình
xây dựng cho rằng, nguyên nhân liên tục có các sự cố liên
quan đến đường ống dẫn nước Sông Đà về Hà Nội xoay
quanh chất lượng đường ống không đồng đều, qua việc lấy
mẫu thí nghiệm cũng như là đánh giá bằng cảm quan cho thấy
bám dính của các lớp cấu tạo ống chưa tốt, về lâu dài
dễ gây bong rộp, tách lớp ống, đây là nguyên nhân sâu xa về
mặt chất lượng đường ống.

Nguyên nhân thứ hai là trong quá trình vận chuyển, thi công,
lắp đặt đã gây ra một số tác động bất lợi tới đường
ống, làm giảm khả năng bám dính giữa các lớp vật liệu
cấu tạo ống, lâu dài ảnh hưởng đến khả năng chịu lực
của ống trong khai thác sử dụng (<i>ví dụ ống bị xô lệch
trong quá trình lắp đặt; gia tăng tải trọng tác động lên
ống do thiếu một số tấm bê tông dàn tải tại hầm chui dân
sinh; một số dị vật lẫn trong lớp cát đệm xung quanh ống
có thể tác động bất lợi vào thành ống</i>)...

Còn theo báo Đất Việt:

<b><a
href="http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/duong-ong-song-da-cong-nghe-tq-nhung-quan-ly-kieu-my-3046908/">Đường
ống sông Đà: Công nghệ TQ nhưng quản lý kiểu Mỹ</a></b>

Chiều 15/7, tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà
Nội tổ chức, nói về việc đường ống nước sông Đà liên
tục bị vỡ, ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex

"<i>Máy móc là của Trung Quốc nhưng chúng tôi quản lý theo
tiêu chuẩn của Mỹ</i>", ông Hà nói. Theo đó, chất lượng
ống chưa đồng đều. Quá trình vận chuyển, lắp đặt cũng
gây tác động bất lợi tới khả năng chịu lực, ảnh hưởng
đến chất lượng ống.

Ngoài ra, việc thi công xây dựng, vận hành Đại lộ Thăng
Long cũng tác động lên chất lượng ống; vật liệu composite
cốt sợi thủy tinh có thể bị suy giảm một số chỉ tiêu cơ
lý theo thời gian.

Trước hết chúng ta cần phải thấy rằng việc sử dụng máy
móc Trung Quốc hay của Ba Lan, của Đức… để sản xuất ra
sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn của Mỹ thì chẳng
có gì là mâu thuẫn cả. Ngày 2/8/2003 vào hồi 10h48' Ths. Lưu
Nguyễn Trà Giang mới 24 tuôỉ đã phát biểu trực tiếp trên
đài truyền hình Tp. Hồ Chí Minh: "<i>Chúng tôi đã mua công
nghệ của Úc, Ấn Độ để bảo quản bưởi Năm Roi xuất
khẩu nhưng không thành công, không ngờ nhận miễn phí cách
bảo quản bưởi bằng nước ozon dương (tức anolyt) tạo từ
máy của Việt Nam sản xuất lại xuất khẩu được ba container
bưởi Năm Roi vào Mỹ</i>". Tức là bằng máy móc Việt Nam, quy
trình công nghệ của Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những
sản phẩm đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Cũng hôm đó và nhiều
hôm sau anh Tô Văn Hòa thông báo qua nhiều phương tiện thông tin
đại chúng: "<i>Nhờ đọc báo Tiền Phong, anh đã mời được
thầy Khải ozon vào Bình Thuận giúp dân đưa thanh long vượt
biển sang Hà Lan</i>". Vậy đường ống vỡ hẳn rằng không
phải vì dùng máy móc Trung Quốc mà không có sản phẩm đạt
tiêu chuẩn của Mỹ. Anh Mai Hữu Vinh- giám đốc công ty Thành
Vinh đã từng nhận năm mươi triệu để làm ống cho một công
ty ở Mai Động. Sau đó cùng họ sang Trung Quốc mua máy móc,
vật liệu về để công ty này làm ống nước, còn công ty khác
làm ống máng dẫn rác từ tầng cao xuống khu để rác. Đã hơn
chục năm rồi ống để ngoài trời trải bao mưa nắng, bề dày
vỏ không đồng đều nhưng ống vẫn chẳng bị bong thành
nhiều lớp vì hỗn hợp bị lão hóa hay giãn nở nhiệt ở các
vị trí là khác nhau. Và các ống dẫn nước ở các nơi được
lắp do các công ty có anh Vinh làm cố vấn cũng chưa hề bị
vỡ lần nào. Chúng ta có thể thấy nó qua bức ảnh tôi vừa
chụp sáng nay:

<center><img
src="https://lh3.googleusercontent.com/Y8b6lVgtCkfc8wilfKdZkK-AhNi_6KfQO57xIQccYolUO7EFiKMEPyhBNnPvtuW145P911_e7vnm3MQe_BQXfKMkQlC95Bw77eCvc2mKM8-q_-JLC4QSWUHn7yq5F5vM1oQJUPalF7U"
width="640"><img
src="https://lh6.googleusercontent.com/83FS5Cwh6ce6Ikapt-0F_KqEP3ozxvB_wW8jT9dCYwZsvQuVZ9Xz8oTFdkZGnmyOTcuCUn478vFpWsga2GD0mqzLMEyrUayWDfkLW4R4WVLt_XpTdLO7P-NGtkx4PfDVMq-9PIt4ea8"
width="336"></center>

Nói ngắn gọn và dân dã thì cái mà đại diện Bộ Xây Dựng
cũng như Tổng Giám đốc Vinaconex nói là "không đồng đều"
thì là không đồng đều cái gì? Ta biết composite tạo nên ống
được tạo bởi một số bột vô cơ (gọi là bột đá), keo và
sợi thủy tinh. Trong quá trình làm, người ta phải phết bột
đá và keo lên các tấm lưới thủy tinh. Vậy sự không đồng
đều ở đây là độ dày ở các vị trí khác nhau? Hay là tỷ
lệ keo và bột đá ở các vị trí khác nhau? Hay là lưới thủy
tinh đặt không đồng đều? Kỹ thuật cuốn ống như thế nào?
Có gì sai sót? Không thể nói rằng việc kiểm định ở cấp
bộ lại có kết quả quá sơ sài như đại diện Bộ Xây dựng
đã công bố. Hơn nữa Vinaconex nhận máy móc của Trung Quôc về
để tạo ra các ống dẫn nước bằng composite. Quy trình công
nghệ này của ai? Vật liệu của ai? Chúng được bảo quản
trước khi đưa vào sản xuất như thế nào? Ai giám sát quá
trình sản xuất? Ai kiểm tra chất lượng và kiểm tra như thế
nào? Nhất là công trình này lại được giải thưởng khoa học
công nghệ thì hội đồng xét duyệt là ai? Tiếc rằng hôm họp
báo lại chỉ có các phóng viên và một phía toàn quân xanh nên
tiền thuế của dân lại phải chi ra một nghìn tỷ để làm
đường ống mới.

Bộ Xây dựng phải trả lời từ góc nhìn khoa học đối với
chất lượng kém của ống dẫn nước sông Đà. Chẳng nhẽ
người của Bộ Xây dựng, người của Vinaconex không biết gì
về composite mà lại đi nhập máy móc của Trung Quốc, mua nguyên
vật liệu để làm ống dẫn nước sông Đà với lưu lượng
rất lớn cho bẩy mươi nghìn hộ dân. Tôi và rất nhiều
người sẽ kiên trì chờ đợi câu trả lời của Bộ Xây
dựng. Từ năm 1995 Viện Khoa học Việt Nam đã tạo ra nhiều
loại sản phẩm composite ứng dụng trong quốc phòng, giao thông,
y tế, biogas, sinh hoạt… Tôi còn giữ ảnh chụp từ năm 1995
có thủ Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu,
Tiến sĩ Khang và Thiếu tướng tư lênh trưởng bộ đội biên
phòng cầm tấm composite. Hiện nay rất nhiều vật dụng bằng
composite đã được sử dụng kể cả làm vỏ máy bay- mà tôi
đã thử chế tạo từ năm 1996 cho nên không chỉ có quan chức
cao cấp có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư của Bộ xây
dựng biết về composite đâu. Sau khi Bộ Xây dựng trả lời
nghiêm túc khoa học, chúng tôi sẽ góp ý nhiều hơn.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140716/nguyen-van-khai-chua-giai-thich-ro-nguyen-nhan-gay-vo-duong-ong-dan-nuoc-song-da),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét