Tân Châu - 21 tháng 6 - Quà nào cho nhà báo?

<div class="boxleft200"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmRL7M25uhxr9H3CSlCPUKTIJwvJB3VQJQ-tF0GJh_pUEYJd6YavxWt1QscvZWhjZAJ7cklVIUxpCcu6bCE0iy2YFTjzNo2ip7U5U25wu22zBa3rCdZ5mwThvBNP_piKG4I_9dREDmN9sd/s1600/598963_4913684878981_1801907051_n.jpg"
/><div class="textholder"></div></div>Ngày báo chí Việt Nam - năm nay,
tôi không có ý định viết gì. Chẳng họp báo hay dự mít tinh.
Trái với mọi năm, tham gia văn nghệ, văn gừng, thể thao...
Đơn giản năm nay, tôi tự thưởng cho mình những ngày "không
báo chí gì cả". Chỉ lang thang đọc các thư, các phản hồi
của bạn đọc, xem người đọc nói gì về nghề mình. Vậy
thôi!

Mọi chuyện bắt đầu từ hơn một tuần trước, tôi nhận
một cú tin nhắn từ điện thoại, với nội dung "Tân Châu,
anh thích quà gì nhân ngày báo chí?"


Quà gì cho tôi, cho những người làm báo Việt?

Kiểm tra trí nhớ, hình ảnh hiện về: Những ngày gần đây,
có thể sẽ nhắc đến với những ai quan tâm tới sử sách báo
chí Việt:

Hẳn bạn đọc đã biết: 5 ngày trước ngày 21/6. Tức ngày
16/6, Thông tư 01/2014 của Tòa án nhân dân Tối cao về nội quy
phiên tòa có hiệu lực. Một thông tư mà làm mất đi của
những người làm báo không ít cơ hội tác nghiệp.

Hẳn bạn đọc cũng đã nghe: Gần tháng trước. Nhà báo Phùng
Bắc (bút danh Minh Thắng – người có gần 20 năm công tác tại
báo Lao Động) đã phải ngậm ngùi ra công an làm giải trình vì
bài viết liên quan tới Vụ xét xử "bầu" Kiên. Một quyết
định khởi tố tờ báo Phùng Bắc có bài viết này là Pháp
luật – Xã hội đã ban hành.

Những ngày sau cái đêm đó (đêm anh phải làm giải trình, biên
bản ghi lời khai), ít ai ngờ rằng nhà báo với gần 20 năm
trong nghề này mất ngủ. Anh thức không phải để trằn trọc
cho những bài viết về các vụ xét xử "đại án tham nhũng"
mà anh không bỏ xót phiên tòa nào. Anh cũng không ngủ vì bài
viết của anh – bài viết dẫn tới quyết định khởi tố -
cái chính là anh thức vì còn hàng chục phóng viên, nhất là
phóng viên trẻ - đồng nghiệp anh – ngày ngày vẫn đều
đặng đến tòa "nguy nghiểm rình rập, mình già đầu thế
này còn vướng, mình lo cho các bạn trẻ mảng pháp đình" –
Nhà báo Phùng Bắc tâm sự.

Tối, trên vĩa hè quán cóc gần nhà anh. Thanh Xuân – vợ anh
(Phóng viên báo Thanh Niên), trước "hiểm họa làm báo" đã
không ngần ngại "định hướng cho anh": Bán cà phê hay mở
một quán ăn sáng đây – chị "trằn trọc định hướng cho
chồng" sau khi "than": Anh Phùng Bắc còn nợ em tiền "xin"
để làm lộ phí đi Hà Nội dự vụ "bầu" Kiên!

Trong lúc vợ vừa than, vừa trách nghề. Phùng Bắc – vốn là
con người hiền lành, nay tỏ ra "lợi hại", vừa trấn an
vợ vừa động viên nghề cho cả hai người: Họ khởi tố tờ
báo để điều tra thôi, là tác giả, đúng sai tôi đã giải
trình, bao nhiêu tuổi đời thì bao nhiều tuổi nghề, nghề phụ
tôi chứ làm sao tôi bỏ nghề được!

Đêm hôm đó, tôi và vợ chồng anh trò chuyện khá lâu. Những
câu chuyện nghề, chuyện đời cứ thế được ba chúng tôi
tuôn trào cho tới lúc con anh không thể nào thức được chờ ba
mẹ về ngủ…

Bài báo của anh, chừ bước đầu cơ quan điều tra nói chưa
thật chính xác. Nhưng những người làm báo, không phải ai cũng
nghỉ vậy. Bình luận về việc khởi tố tờ Pháp luật – Xã
hội. Cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ - Nhà báo Huy Đức nói
rằng "Nếu thật sự luật sư có nói "doanh nghiệp của Bộ
Công an kinh doanh kiểu bầu Kiên" mà điều đó là vu khống,
bịa đặt thì phải khởi tố vụ án "xảy ra tại tòa" chứ
không thể khởi tố vụ án xảy ra tại báo. Là phóng viên theo
dõi phiên tòa nếu nghe luật sư nói như thế mà không đưa tin
thì nên xử lý phóng viên về "tội" thiếu tinh thần nghề
nghiệp.

Hẳn bạn đọc sẽ nhớ, tờ Tuổi Trẻ đã phải lựa thời,
lựa thế mới đăng được bài này, bài nọ trên báo, post clip
lên rồi rút xuống…

Hẳn bạn đọc sẽ đau lòng chứng kiến cảnh nhà báo bị
rượt đuổi đánh đập khi tác nghiệp...

Hẳn bạn đọc cũng sẽ thấy mình thất bại một cách gián
tiếp khi nhà báo thất bại vì bị bưng bít thông tin, bế tắc
không tìm ra sự thật.

Hẳn bạn đọc rất buồn khi đọc những thông tin của tôi…

Báo chí, dù là của nhà nước thì đó cũng là tài sản của
xã hội, vì vậy báo chí phải phụng sự cho đất nước. (lời
của nhà báo Huy Đức). Thế nhưng tiếc thay, khi mà báo chí
trong những trường hợp nhất định còn chưa bảo vệ được
chính mình, nhưng họ rồi phải sẽ phải lãnh ấn tiên phong
với sứ mệnh mà xã hội giao phó cho họ.

Trở lại với câu hỏi đầu bài này "Tân Châu anh thích quà
gì?" – vâng! ngày qua ngày dọc ngang, dặm đường gió bụi,
đối diện gian nguy, Tôi và những người làm báo cần quà gì?

Xin bạn đọc hãy giang tay, đùm bọc và che chở cho những
người báo chúng tôi. Vòng tay bạn đọc chính là quà không
những cho ngày 21/6 mà còn là hành trang bên mình trong hành trình
thực hiện thiên xứ cao cả mà xã hội đã giao cho…

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140621/tan-chau-21-thang-6-qua-nao-cho-nha-bao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét