Quốc hội Việt Nam: Sẽ chỉ có hai mức lấy phiếu tín nhiệm

<blockquote><strong>Xê Nho NVP:</strong> Tôi rất ngưỡng mộ các vị
đại biểu Quốc hội phát biểu thẳng thắn, nói được tiếng
nói của người dân mà họ đại diện.

Tuy nhiên, nếu gần cả 500 vị mà né tránh thực tế như hiện
nay là điều khó lòng chấp nhận.

Thực tế đó là gì. Là Nghị quyết 35 về việc lấy phiếu
tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm do chính Quốc hội thông qua
năm 2012 và thực hiện lần đầu tiên vào năm ngoái - Nghị
quyết này cho đến bay giờ vẫn còn hiệu lực, trong đó quy
định "Quốc hội… tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định
kỳ hằng năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ".

Vậy mà tự dưng ở đâu ra cái ý tạm ngưng và Quốc hội
ngưng, không thực hiện chính cái Nghị quyết của mình nữa và
cả gần 500 vị im lặng nghe theo!!! Muốn ngưng thì phải sửa
Nghị quyết này ngay từ đầu phiên họp chứ. Làm như hiện nay
không khéo Quốc hội lại vi phạm pháp luật do chính mình đẻ
ra.

Cái thứ hai, Hiến pháp vừa được chính Quốc hội thông qua
và đã có hiệu lực ghi rất rõ: Quốc hội có nhiệm vụ
"BỎ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do
Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" – không hề có chuyện LẤY
phiếu tín nhiệm. Vậy mà cứ đem chuyện lấy phiếu tín nhiệm
ra để tranh cãi?

Nói thẳng là hiện nay đất nước đang đối diện những vấn
đề lớn; lẽ ra Quốc hội phải họp bàn những chuyện đó,
lại đi chất vấn những chuyện năm nào cũng đem ra nói, kỳ
họp nào cũng thấy đem ra bàn.</blockquote>

Quốc hội quyết định chỉ có hai mức đánh giá là "tín
nhiệm" và "tín nhiệm thấp", mỗi cá nhân lấy phiếu hai lần
trong nhiệm kỳ.

"Thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chúng ta cũng phải
nghe ý kiến của đại biểu. Vì thế, Quốc hội quyết định
lấy phiếu tín nhiệm hai lần mỗi nhiệm kỳ, vào cuối năm
thứ 2 và thứ 4 để các đại biểu, những người được lấy
phiếu có điều kiện thể hiện hết khả năng của mình.
Đồng thời, Quốc hội, HĐND tiện giám sát việc thực hiện
chức trách của người được lấy phiếu thường xuyên hơn",
Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nương
cho biết sáng 18/6.

Về mức phiếu tín nhiệm, dự thảo thay đổi theo hướng chỉ
còn "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Theo bà Nương, "người
có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì được quyền xin từ
chức. Cơ quan quản lý cán bộ cần bố trí, sử dụng cán bộ
hợp lý hơn. Nếu số phiếu tín nhiệm thấp quá 2/3 thì phải
bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó luôn".

Về đối tượng và quy trình lấy phiếu, bà Nương cho biết
vẫn giữ như Nghị quyết 35, sẽ trình Quốc hội thông qua trong
kỳ họp này.

<center><img
src="http://m.f29.img.vnecdn.net/2014/06/18/layphieu-ttx-4079-1392830278-3-6698-2099-1403065862.jpg"
/></center>
<center><em>Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Ảnh:
TTXVN</em></center>

Dự thảo Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh
do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn
(Nghị quyết 35) được thảo luận tại Quốc hội ngày 13/6.
Nhiều đại biểu đã bức xúc khi Nghị quyết giữ nguyên 3
mức lấy phiếu và sửa đổi chỉ còn lấy một lần trong mỗi
nhiệm kỳ.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nhận xét, cái dở thì giữ còn
cái hay thì sửa. Trong khi đại biểu Lê Nam cho rằng, dự thảo
"không lắng nghe ý kiến của nhân dân".

Chí Hiếu


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140618/quoc-hoi-viet-nam-se-chi-co-hai-muc-lay-phieu-tin-nhiem),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét