Nguyễn Quang Vinh - Xin hãy giữ lửa

<div class="boxleft300"><img
src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg28485Sr_2rUFr8AUljc-t_hfRDCt3_j6i0UtKCfN3WsLyg9EJdkuyte4tchIFAuW_-qiWnw17Fma_Zp1Joeg8g6kjYYYyK4_2Y6DETbjQ9cV0CWQaj4DJgvTrZrIHl9W2fQT0diNVdJYL/s1600/10334431_302017813293263_9151698992618913637_n.jpg"
/><div class="textholder"></div></div>Có những khi tôi ngồi thẫn
thờ, tự vấn với những tại sao, giá như, nếu mà...về việc
chậm trễ thay đổi phản ứng từ phía Nhà nước đối với
âm mưu, thủ đoạn, hành vi xâm lược của chính quyền Trung
Quốc tại vùng biển đảo chủ quyền, những câu hỏi, tự
vấn khó tìm lời giải nhưng cũng khó để đoán mò chủ quan,
nghĩ xấu về tình hình, lại cố gắng rít cho hết điếu
thuốc, lạc quan đi, tự tin đi, giữ lửa để điểm tin, để
bình luận, để theo dõi, để thở dài và hy vọng....

Có những khi tôi muốn dừng việc hóng hớt thông tin, điểm
báo, lọc tin và bình luận về biển Đông vì có vẻ như đang
được an bài mất rồi, có vẻ như Nhà nước đang khó khăn
trong việc tìm kiếm giải pháp mạnh hơn, có sức nặng hơn,
chí ít chưa lấy lại được Hoàng Sa và một số đảo Trường
Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm thì cũng có thể bằng sức
mạnh nào đó, đẩy đuổi mớ giàn khoan kia ra khỏi vùng biển
chủ quyền, chặn tay việc xây dựng trên đảo của ta bị nó
cưỡng chiếm, hoặc kiện ngay ra tòa quốc tế để công khai
về chủ quyền với thế giới và thể hiện ý chí mạnh mẽ
của nước nhà...

Có những khi tôi thấy mình bị mù mịt thông tin, như rơi vào
mê hồn trận với những giả định, những tình huống, những
suy đoán mông lung mông lung, vô phương hướng, cứ như thuyền
mất lái bơ vơ giữa biển mênh mông.

Có những khi tôi đứng nhìn ra trời đêm, nhìn ra biển đêm,
cố đẩy tầm mắt vượt qua trùng trùng sóng vỗ để thấy
được các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư, các phóng viên
đồng nghiệp, các ngư dân họ đang làm gì ngoài đó, vui hay
buồn, hy vọng hay thất vọng, và phía kẻ xâm lược, tàu bè
của Trung Quốc có những âm mưu gì nữa vào ngày mai, ngày
kia....

Nhưng không thể bi quan và nôn nóng, không thể sốt ruột và
chán chường vào lúc này, vì dù sao, tình hình cũng đã thế,
dã tâm của Trung Quốc thì đã quá rõ, sự lật lọng của nó
cũng không còn che giấu, ngay cả những câu tuyên bố ra vẻ tôn
trọng luật biển, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng hòa bình
giờ cũng đã chảy toe toét như bãi cứt trâu gặp mưa rồi,
thối hoắc rồi, chỉ có điều là chưa tới mức xảy ra đụng
độ, chiến tranh, mưa đạn.

Cố mà giữ không xảy ra chiến tranh, giữ tới mức nào đó
có thể giữ, vì nếu xảy ra sự đụng độ chiến tranh, đất
nước lại muôn trùng gian khó, muôn trùng đau khổ, muôn trùng
mất mát, rồi bao nhiêu năm nữa để khắc phục hậu quả,
để có lại được như...hôm nay?

Nhưng cứ chần chừ, dùng dằng, trể nãi, cò cưa, kìm nén,
chịu đựng thế này thì cũng thấy nhục quá, hèn nữa, tìm
kiếm đâu ra một giải pháp có thể trì kéo sự đụng độ
của chiến tranh nhưng vẫn giữ được chủ quyền biển đảo?
Nghe quá mâu thuẩn, quá bấp bênh, quá viễn vông trong tình hình
này.

Thế thì chỉ còn cách là kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
để gây sức ép thêm về dư luận, thu hút thêm sự chú ý,
cộng hưởng thêm sự ủng hộ, kết dính thêm sự ủng hộ
của nhiều quốc gia; bóc tách chính trị ra khỏi sự hợp tác
lâu nay, nói với Trung Quốc rằng, anh xây dựng chủ nghĩa xã
hội mang màu sắc Trung Quốc thì tôi xây dựng chủ nghĩa xã
hội mang màu sắc Việt Nam, không can dự, không lôi kéo, không
dính líu, mỗi quốc gia một con đường, có thể còn lưu luyến
với dòng chữ xã hội chủ nghĩa thì tạm giữ, nhưng phải thay
dần trong ruột gan bản chất, thành một quốc gia dân chủ
tiến bộ theo cách Việt Nam, của Việt Nam, có sao đâu?; Chỉ
còn cách hợp tác sâu rộng hơn nữa với những nước trong
khối, trong khu vực, trên thế giới, tạo nên sự ràng buộc
quyền lợi, khi có sự ràng buộc quyền lợi mặc nhiên phải
bảo vệ nhau thôi, khi ấy Trung Quốc có lộng hành cũng khó, vì
đụng đến Việt Nam là đụng đến sự liên kết, đụng đến
quyền lợi các nước, thế cũng tạo thêm sức mạnh kép ngoài
sức mạnh dân tộc; và cuối cùng là tự chủ, tự chủ trong
hợp tác, trong giao lưu, trong quan hệ, tự chủ về bản lĩnh,
về tư duy, về cơ chế; một khi làm được thế thì nước ta
dù có nhỏ bé nhưng có nhiều điểm tựa liên kết sẽ trở
nên vững mạnh.

Và trên hết là cần một sự minh bạch của Nhà nước với
nhân dân, sự minh bạch rõ ràng trong tình hình ứng xử với
Trung Quốc để nhân dân yên tâm, sự minh bạch qua phát biểu
của các vị nguyên thủ như vừa qua vẫn chưa đủ, cần một
sự minh bạch mạnh hơn, quyết liệt hơn, dứt khoát hơn bằng
những thao tác kỹ thuật trong đối ngoại, trong hành động cụ
thể với Trung Quốc, chỉ có như thế mới đoàn kết được
sức mạnh toàn dân tộc, lúc nào và bao giờ xa rời sức mạnh
nhân dân là xa rời độc lập tự do, là mất nước.

Vì thế nên chúng ta hãy giữ lửa, xin hãy giữ lửa, từng
giờ, từng phút, mỗi người hãy giữ cho ngọn lửa yêu nước
cháy thật rực rỡ, thật can trường, đừng để lửa tắt,
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền còn dài lắm, rất dài,
chúng ta phải vừa gỡ rối từng nút thắt một, vừa phải xây
đắp một hướng đi mới, nên phải kiên nhẫn, chúng ta không
chỉ giữ lửa cho chúng ta mà còn giữ lửa cho con cháu chúng ta.
Xin hãy giữ lửa.

Và Nhà nước hãy biết yêu quý, nâng niu, tôn trọng, biết ơn
những ngọn lửa của từng người dân để tìm cách kết dính
triệu triệu ngọn lửa ấy thành tòa tháp lửa bảo vệ chủ
quyền của toàn dân nước Việt.

Ai rồi cũng phải chết.

Nhưng mỗi người có trọng trách xã hội cần nhớ rằng, khi
chết, đừng để thế gian đạp chân vào ngôi mộ của mình
rủa sả rằng, đây là mộ của một kẻ hèn, một kẻ bán
nước.

Hãy giữ lửa, tôi và bạn và chúng ta: Việt Nam


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140622/nguyen-quang-vinh-xin-hay-giu-lua),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét