Hoàng Trung Kiên - Viễn Cảnh Chính Trị Và Kinh Tế Việt Nam Nhìn Từ Gốc Độ Xã Hội

<div class="boxleft300"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/vn-futur-eco-polit-06182014131203.html/000_Par7250137-305.jpg/image"
/><div class="textholder">Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang
</div></div><b>Nhìn từ gốc độ xã hội</b>

Việt Nam, nếu nhìn từ gốc độ xã hội, thì còn nhiều
điều bất cập trên phương diện chính trị và kinh tế. Nói
đến chính trị là nói đến sự ứng dụng những kiến thức,
trí tuệ chính xác để an trị xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam
thì hình như có xu hướng khác biệt trong bối cảnh mà Đảng
Cộng Sản chỉ phân định là một gia đình thống trị. Đảng
Cộng Sản Việt Nam hiện thời chỉ có 17 thành viên trong bộ
chính trị nhằm điều phối toàn bộ đất nước với hơn 90
triệu dân. Điều này chứng tỏ sự minh bạch trong công tác
quản lý cũng như phân chia quyền lực chỉ gói gọn trong một
gia đình mà các thành viên đều là anh em ruột thịt.

Nhìn về quá khứ, có những cuộc phân chia chính trị tác
động đến kinh tế đã xảy ra trong Đảng mà chúng ta từng
biết rõ qua báo chí trong nước cũng như ngoài nước, như vụ
án Dương Chí Dũng gần đây gây xôn xao trong dư luận. Trên
phương diện hiện thực, chúng ta thấy tất cả thất thoát kinh
tế của nhà nước đều xuất phát từ chính trị, đặc biệt
là từ giới quyền chức thiếu kinh nghiệm và trách nhiệm, hay
nói khác hơn là vì bảo vệ củng cố cái ghế của mình.
"Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi" hầu như đã trở
thành một châm ngôn không văn tự ngấm ngầm vào lòng của
mỗi thành viên chính trị của Đảng trong bối cảnh Việt Nam
hiện tại.

Thời đại Hồ Chí Minh, tuy có nhiều báo đài ở nước ngoài
bình luận và thậm chí bôi nhọa cách lãnh đạo của Đảng
lúc bấy giờ, nhưng xem ra thuở đó các đảng viên vẫn còn
nhân tính vì khẩu hiệu "đấu tranh cho dân giàu, nước manh,
xã hội công bằng văn minh" mà vị lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc đã nêu ra. Cái gì cũng vậy, thời gian trôi qua, mọi thứ
sẽ bị bào mòn nên không còn nguyên vẹn nữa. Đảng Cộng
Sản Việt Nam cũng thế. Tuy nhiên, nếu muốn vực dậy, đòi
hỏi mỗi đảng viên, đặc biệt là các thành viên trong bộ
chính trị phải đổi mới từ tư duy đến hình thức, hầu mong
thoát khỏi mọi chướng ngại cản trở nhằm lái con thuyền
đất nước đến nơi bình yên. Đổi mới tư duy có nghĩa là
mỗi thành viên phải tự suy xét lại chính mình một cách đúng
mực, tức là không lạm dụng quá nhiều quyền lực và không
nhúng tay vào những dự án lớn theo kiểu chia chác phần trăm
khiến tham nhũng xảy ra tràn lan. Đổi mới hình thức nghĩa là
các quan chức không nên xử dụng các phương tiện quá xa hoa mà
cho là làm công vụ, trong khi đất nước còn nghèo và người
dân còn khổ cực. Các quan chức phải ý thức rằng mọi sự
chi tiêu của bản thân mình và gia đình đều do mồ hôi xương
máu của nhân dân mà có.

<div class="boxleft300"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/vn-futur-eco-polit-06182014131203.html/034_647496-260.jpg/image"
/><div class="textholder">Người nông dân thành phần chịu thiệt
thòi nhiều nhất trong xã hội.</div></div>Xã hội Việt Nam hiện
nay, tình trạng thất nghiệp lan tràn khắp nơi. Thu nhập đầu
người không đủ để sống qua một tháng vì sự biến động
của giá cả. Nếu một ai đó chắt bóp lắm thì cũng chỉ đủ
sống thêm vài ngày nữa trong điều kiện sống hiện tại. Tuy
chính phủ Việt Nam cam kết chấm dứt triệt để nạn ăn xin
và gái mại dâm cũng như thế giới ngầm, nhưng điều này
không thể triệt phá được mà ngày càng lan rộng. Vì sao? Vì
một khi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thì buộc người
ta phải tìm đủ mọi cách để tồn tại thôi. Đó là quy
luật.

Từ sinh viên tốt nghiệp đại học cho đến những người
không bằng cấp gì thất nghiệp tràn lan. Thậm chí có những
kẻ cầm trên tay mảnh bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ cũng phải
than trời trách đất khi đồng lương ba đồng ba cộc làm sao
sống nổi. Tuy nhiên, không hiểu sao, các quan chức, trừ một
số cán bộ rất ít chơn chánh, tuy lương bổng chẳng bao nhiêu
nhưng vẫn ung dung sống rất sung túc. Nói về chuyện này, nhà
nước lúc nào cũng than vãn " Nước mình còn nghèo", nhưng
thực chất họ có bao giờ suy xét, hoặc có chăng đi nữa thì
chỉ cho có lệ, cái nghèo xuất phát từ đâu. Theo tôi, cái
nghèo xuất phát từ nạn thất nghiệp, tức là nhà nước không
có khả năng xử lý dứt điểm nạn thất nghiệp. Thêm vào
đó, nạn tham nhũng lại phát triển rất mạnh nên đẩy đất
nước vào con đường bế tắc mà chính dân đen là nạn nhân.

Thực ra mà nói, bất cứ quốc gia nào, người dân chỉ muốn
ổn định để làm ăn nhằm ổn định gia đình và xã hội, tuy
rằng họ không nói ra mà gia đình là chủ yếu trong bối cảnh
đất nước còn thiếu hụt. Ví dụ, vụ biển đông vừa qua
xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam là một cú sốc lớn đối
với người dân vì họ mất việc làm dẫn tới vợ con họ
đói khát. Có những người ở Việt Nam hiện nay, mỗi ngày,
họ chỉ cần ăn vài gói mì là đủ rồi nhằm để dành tiền
lo cho gia đình vì đồng lương quá ít ỏi. Trong khi đó, có
những kẻ lại chi tiêu một cuộc nhậu tới năm ba triệu
đồng là bình thường. Theo tôi, như vậy là mất quân bình cho
xã hội. Nếu một khi xã hội mất quân bình, thì các tệ nạn
nhất định xảy ra. Ở Việt Nam bây giờ, trộm cắp nhiều
lắm. Những kẻ này không từ một thứ gì, từ thùng mì gói,
đôi dép v.v cho đến xe cộ. Nguyên nhân sâu xa mà nói thì cũng
bắt nguồn từ cái nghèo, cái đói.

<div class="boxright200"><img
src="http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/vn-futur-eco-polit-06182014131203.html/000_Hkg4474924-260.jpg/image"
/><div class="textholder">Hàng đầu từ phải: Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, và Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.</div></div>Từ giải phóng
đến nay, cuộc chiến chóng giặc dốt và giặc đói của Việt
nam hầu như chưa có hiệu quả lắm. Tôi có một ông bạn từ
thời thơ ấu. Hình như hơn 39 năm qua, anh ta vẫn không biết
chữ và chỉ cặm cụi đồng áng lo cho con cho vợ. Mỗi khi có
thư tín về, vợ anh ta là người đứng ra giải quyết mọi
chuyện tuy cô này chỉ học hết lớp 2 trường làng. Anh ta nói
với tôi người không biết chữ ở làng này nhiều lắm. Anh ta
bảo cũng muốn đi học lắm nhưng điều kiện không cho phép.
Hình ảnh này, nhắc nhở tôi một điều, tại sao con cái của
các cán bộ đâu có dốt và nghèo mà dân đen thì phải ghánh
chịu quá nhiều thiệt thòi, trong khi lương bổng của các quan
chức Việt Nam không đáng là bao theo báo cáo của chính phủ.
Tiền ở đâu?

<b>Điều phối chính trị và kinh tế</b>

Ở Việt Nam, khi nghe đến cụm từ "con cha cháu ông" là
người dân biết và hoảng sợ, hoặc có sự bực bội tuy họ
không nói ra. Thực chất thì điều đó cũng đúng thôi vì
người dân nhận thấy mình thấp cổ bé họng không kêu thấu
trời vì "cái dù che cái cán" ở Việt Nam còn tồn tại quá
lớn. Hầu như nó trở thành một truyền thống bất di bất
dịch rồi, nên mọi thứ đều được chi phối theo đường
lối của Đảng. Tôi nghỉ, bản chất của Đảng Cộng Sản
không sai trái nhưng những người thừa hành đảng lại có vấn
đề vì quá tư hữu.

Sự điều phối chính trị và kinh tế của Việt Nam hầu như
đi theo một xu hướng truyền thừa, nghĩa là "cha truyền con
nối'. Tuy rằng giới chức Việt Nam có một số muốn thoát ra
quan điểm này, nhưng thực chất rất khó vì nó đã ăn sâu
trong máu mà phôi thai văn hóa chính là Trung Quốc. Nếu một khi
bạn nói tôi muốn thoát ra khỏi guồng máy gia đình trị này,
thì đồng nghĩa bạn hãy ra khỏi đảng. Lê Hiếu Đằng là
một ví dụ điển hình.

Tôi nghỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ cũng có nhiều
bước tiến đáng ghi nhận, nhưng họ hoàn toàn chưa có phương
pháp giải quyết triệt để nhằm lèo lái con thuyền đất
nước về với chốn bình yên. Theo tôi, những con thuyền lênh
đênh trên biển của nhà nước cũng như của ngư dân chỉ là
những con thuyền giấy, bởi vậy, nếu Trung Quốc dùng bật
lửa để đốt, thì tất nhiên chúng sẽ cháy. Tôi nghỉ, điều
này, giới chức Việt Nam cũng đã nhìn thấy, tuy nhiên, làm hay
không là tùy thuộc vào họ.

Người Việt Nam rất chuộng hòa bình, nhưng họ cũng rất thụ
động vì ảnh hưởng sâu nạng đến văn hóa và cơ chế. Mà
văn hóa, cũng như các bạn đã biết, đó là một nền văn hóa
quá phụ thuộc đến ngoại bang. Vì vậy, cơ chế hiện thời
phải có tiếng nói mạnh mẽ để cho nhân dân ý thức rõ cái
gọi là "văn hóa Việt Nam" thực chất là vay mượn. Liệu
giới chức Việt Nam có đủ can đảm để nói lên điều này
hay không? Đây mới thực sự là mấu chốt. Theo nhận định
của tôi, giới chức Việt Nam đang lưỡng lự giữa cái gọi
là "phát triển" và "không phát triển" cũng như theo nhận
định của người Á Đông, mà Á Đông lệ thuộc nhiều về
văn hóa Trung Quốc, cũng như Singapore v.v hay một số nước trong
khu vực, nếu truy cứu về lịch sử.

Như chúng ta đã biết, lệ thuộc văn hóa là lệ thuộc cả
một hệ thống tư tưởng xã hội. Muốn tẩy rửa nó, thì
phải mất thời gian rất lâu, một trăm năm hoặc một ngàn
năm, tùy thuộc vào sự phát triển dân trí. Nếu dân trí quá
thấp hoặc chịu áp lực mạnh từ tác động của chính trị
và kinh tế, thì ý thức xã hội về văn hóa thay đổi theo một
chiều hướng mang tính bạo động và lợi nhuận cá nhân hơn,
đặc biệt là người châu Á. Do đó, đa phần các quan chức
Việt Nam bây giờ có xu hướng không khác gì quan chức của
Trung Quốc, tức là họ lo cho đất nước thì ít mà chăm lo cho
gia đình nhiều hơn theo tác động văn hóa đã ăn sâu trong máu.
Thực ra, người dân của hai nước không muốn chiến tranh và
bạo động, nhưng chính phủ của hai nước có vẽ như muốn
thâu tóm lẫn nhau và đùn đẩy cho nhau trên phương diện đều
có lợi mà tính cá nhân luôn đặt lên hàng đầu.

Vì vậy, sự điều phối chính trị và kinh tế ở Việt Nam
luôn luôn đi theo một quy tắc bất thành văn là "có quyền có
tiền" mang âm hưởng lề thói khiến sự cách biệt giàu nghèo
trong xã hội ngày càng rõ rệt. Từ viễn cảnh này, đi đến
một thực trạng là người dân Việt Nam bây giờ khi ra
đường, thường nhìn nhận đánh giá lẫn nhau qua xe hơi nhà
lầu hay rủng rỉnh tiền bạc trong túi. Có những người chơi
ngong đến mức rãi tiền thẳng đường với số lượng lớn
trong các dịp lễ tết hoặc bo cho những cô tiếp viên trong các
quán nhậu, karaoke để chứng tỏ mình chơi đẹp và giàu có,
trong khi còn biết bao nhiêu thân phận nổi trôi thiếu ăn thiếu
mặc trong xã hội. Bên cạnh đó, cũng có những người đầu
cơ tích trử với một số lượng tiền, vàng rất lớn nhưng
không hề chi tiêu vào xã hội hoặc mua đất, xe cộ rồi để
đấy. Gần đây, cũng có những đại gia tậu nhà hàng chục
tỷ để tiêu khiển những lúc mệt mõi hoặc làm kiểng chơi.
Nói chung, kinh tế Việt Nam bị chi phối theo kiểu giàu nghèo rõ
rệt và đa phần các đại gia cũng như các ông lớn thường
vượt trội hơn.

Để chấn chỉnh điều này, có lẽ nhà nước Việt Nam phải
tích cực hơn nữa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và
tuyệt đối không lạm dụng quyền lực cũng như đừng chung tay
với các doanh nghiệp lớn nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Ngoài ra, phải thúc đẩy tầng lớp thượng lưu quan tâm tích
cực đến nhiều hoàn cảnh cơ nhở trong xã hội mà không vì
lợi nhuận theo kiểu "bỏ con tép bắt con tôm" hay "bánh ít
đi, bánh quy lại". Có như vậy mới hầu mong quân bình được
nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

<b>Sự tương tác không cân xứng</b>

Giữa kinh tế và chính trị Việt Nam hiện thời hầu như có
tương tác qua lại nhưng không cân xứng. Điều này dẫn tới
bất lợi trong công tác quản lý kinh tế cũng như chính trị.
Như đã trình bày ở trên, chính trị đang thao túng mọi lãnh
vực trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, chính trị Việt Nam còn
vướng phải nhiều vấn đề khi mà bộ máy chính trị còn quá
ít thành viên đồng thời mang đậm dân tộc tính nên chi nó
buộc phải gặp nhiều trở ngại. So với các nước trong khu
vực, về kinh tế, Việt Nam cũng có khởi sắc, nhưng về mặt
chính trị lại vướng phải tư tưởng bảo thủ. Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng là người cấp tiến trong bộ máy chính trị
Việt Nam hiện thời, nhưng cũng chưa thực hiện triệt để
khả năng vì còn nhiều thành viên bảo thủ tồn tại trong
đảng. Ví dụ, như vụ đụng độ vói Trung Quốc về dàn khoan
Hải Dương, hầu như các vị lãnh đạo cao cấp của chính phủ
đều có tư tưởng riêng biệt chứ chưa thống nhất. Điều
này thể hiện khi đất nước bình yên thì có vẽ như họ có
lập trường chung, nhưng khi đất nước có biến cố thì họ
lại đẩy đùn công việc cho dân vì lo sợ đưa ra quyết định
sai trái.

Đối với một đất nước cường thịnh như Trung Quốc, thì
Việt Nam chỉ tác động đến lòng dân hoặc kêu gọi bạn bè
quốc tế giúp đở. Tuy nhiên, nước nào đứng ra thực sự
giúp Việt Nam là điều rất đau đầu cho bộ máy của đảng.
Giải pháp có thể có đấy, nhưng thực lực thì còn thua kém xa
Trung Quốc. Bởi vậy, nếu song phương giải quyết, thì chắc
chắn phải nếm mùi thất bại. Hơn nữa, sự quân bình giữa
chính trị và kinh tế chưa có nhịp đập chung nên khó mà đạt
được thỏa thuận trong lòng dân cũng như trên phương diện
nhà nước và cũng khó để các nước khác đồng tình ủng
hộ. Vã lại, giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn có mối thâm
tình sâu nặng nên "cuộc chơi này" là tính cách cư xử
thuộc về nội bộ, nghĩa là hai anh em đang bất hòa với nhau.
Bởi vậy, khi người em yếu thế, kêu gọi một số bạn bè
giúp đở, thì bạn bè họ cũng phải nhìn thấu đáo mọi vấn
đề rồi mới ra tay tương trợ nhưng không nhiệt tình cho lắm
vì họ cũng không muốn làm mất lòng người anh.

Trên phương diện ngoại giao, thực ra mà nói, thì không ai
muốn mất lòng ai mà Trung Quốc hiện tại đang nắm thế
thượng phong trong việc khẳng định mình ở Châu Á Thái Bình
Dương. Nhật Bản, Việt Nam. v.v không thể nào sánh kịp với
họ dù trên phương diện chính trị và kinh tế. Hơn nữa, Trung
Quốc là một đất nước hùng mạnh từ xưa đến giờ, đặc
biệt dân số của họ rất đông nên họ luôn có dã tâm chinh
phục thế giới. Điều này, lịch sử đã từng công nhận qua
những cuộc chiến sống còn ngay cả thời đại của Thành Cát
Tư Hản. Do đó, Việt Nam không cần phải động dao động thớt
làm gì cho mệt vì đối thủ của Trung Quốc hiện tại bây
giờ là Mỹ. Biết đâu đó ngồi yên lại có lợi hơn xong pha
vào trận địa. Ngay cả trên mặt trận kinh tế, Việt Nam, theo
tôi, không cần phải manh động làm gì vì một khi Trung Quốc
làm chủ Thái Bình Dương, thì Việt Nam cũng có lợi ích như
người anh san sẽ cho người em để cũng nhau phát triển bền
vững. Đây thực sự mà nói là chủ trương của Trung Quốc khi
nghiên cứu qua các triều đại của dân tộc Đại Hán. Cái
Việt Nam cần làm bây giờ là phải quân bình được hệ thống
chính trị và kinh tế ở quốc nội, đồng thời không ngừng
hợp tác ngoại giao với các nước trên thế giới, đặc biệt
về mặt kinh tế, thì tự nhiên mọi thứ sẽ ổn.

<b>Viễn cảnh</b>

Trước tình hình đó, rất dễ dàng, chúng ta có thể đánh giá
viễn cảnh chính trị và kinh tế Việt Nam trên cả mặt tiêu
cực lẫn tích cực. Trên mặt tích cực, có thể đi đến giải
quyết một số vấn đề cho nhân dân mà hiện tại thì không
tài nào thực hiện được, chẳng hạn như an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo, nhân quyền, y tế. Lúc đó về mặt chính trị
cũng thaongs ra và có những con người có đầu óc tư duy cao hơn
để lèo lái con thuyền đất nước một cách có hiệu quả hơn
hiện nay. Tuy nhiên, muốn thực hiện điều đó, hiện tại nhà
cầm quyền Hà Nội phải có những bước tiến đột phá nhằm
thúc đẩy quan hệ trên mọi lãnh vực đích thực với các
nước trên thế giới chứ đừng làm lấy lệ hoặc hô khẩu
hiệu mà thôi. Trên mặt tiêu cực, nếu không cẩn thận, có
thể gây ra thảm họa bất quân bình giữa đảng và nhân dân
nên chắc chắn dẫn tới thiết lập nên một chính thể khác
mà trong đó cái non nớt yếu kém tồn tại để ngự trị. Nếu
như vậy, nó sẽ tạo ra cái gọi là bắt lại từ đầu để
xây dựng đất nước mới. Như vậy, kinh tế sẽ phải đương
đầu với những khó khăn bất lợi.

Hiện nay, có những xu hướng chóng đối đẳng trong lẫn ngoài
nước, nhưng những thành phần đó chưa chắc đã thực sự xây
dựng tốt đất nước như họ phát biểu và thực hiện. Nếu
một khi lèo lái con thuyền đất nước có hiệu quả, thì đòi
hỏi họ phải có tổ chức bền vững cũng như chiến lược
phù hợp với mọi phát triển của dân tộc. Do đó, theo tôi,
các thành phần ấy không đủ khả năng để xoay chuyển tình
thế, mà chính đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ mới có thể
xoay chuyển tình thế. Nếu có, họ chỉ góp phần vào để nhà
cầm quyền Hà Nội thấy thêm được tính phản diện mà thôi.
Cho nên để phát triển kinh tế và chính trị trong tương lai,
đòi hỏi mọi thành viên trong đảng phải có tầm nhìn xa trông
rộng và có sự thống nhất với nhau trên phương diện kiến
tạo đất nước bền vững chứ đừng theo cá nhân chủ nghĩa
như hiện nay. Có như vậy thì hầu mong đất nước càng ngày
càng phát triển trên mặt chính trị cũng như kinh tế trong
tương lai.




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140620/hoang-trung-kien-vien-canh-chinh-tri-va-kinh-te-viet-nam-nhin-tu-goc-do-xa-hoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét