Đặng Kiên Trung - “Thoát Trung”? – Hãy nhìn Myanmar!

Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức vừa tổ
chức buổi toạ đàm <em>"Thoát Trung"</em> ở Hà Nội, có
mặt tham dự một số học giả, trí thức tên tuổi và các
bạn trẻ. Trong buổi toạ đàm nhiều ý kiến tâm huyết phân
tích sâu sắc tình hình và đề ra phương sách <em>"thoát
Trung"</em> – hay <em>"thoát vòng kiềm toả của Trung
Quốc"</em>… Có ý kiến tôi cho rằng rất xác đáng:
<em>"Muốn thoát Trung thì phải thoát cộng, mà thoát cộng thì
cực kỳ khó khăn, phải từ từ…"</em>. Vì sao?

Vì vật cản lớn nhất là những <em>"ông vua tập thể"</em>
đương quyền, cùng những <em>"vị thái thượng hoàng"</em> uy
quyền ở Hà Nội, hình thành một thế lực độc tôn nắm trong
tay vận nước và sự mất còn của chế độ, vẫn tiếp tục
khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin là tư tưởng và kim chỉ
nam hành động của Đảng cộng sản Việt Nam và vẫn tiếp
tục khẳng định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Như vậy, các vị vẫn phải dựa vào Trung Quốc để
tồn tại! Ngày nào các vị còn sống, còn nắm quyền thì Việt
Nam khó mà <em>"thoát cộng"</em> và như vậy khó mà
<em>"thoát Trung"</em>!

Trong thế lực nắm quyền sanh sát nầy có thể chia hai loại:
Một loại bị Trung Quốc mua chuộc, khống chế trở thành Lê
Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan thời nay không thể thoát khỏi bàn
tay lông lá của Trung Quốc – Loại thứ hai, vẫn biết Trung
Quốc gian trá, nhưng vì quyền lợi cá nhân vị kỷ, phe nhóm
bán rẻ lợi ích quốc gia dân tộc, ngậm bồ hòn làm ngọt ôm
chân Trung Quốc tới cùng.

Ngoài ra, có thể có nhóm thiểu số - cá biệt thứ ba khôn khéo
giấu mặt, không vướng vòng kiềm toả của Trung Quốc, có xu
hướng thân Mỹ và phương Tây. Người ta hy vọng nhóm nầy có
thể làm gì đó thúc đẩy quá trình <em>"thoát Trung"</em>,
cải cách chính trị… nhưng với cán cân quyền lực hiện
tại, hy vọng ở nhóm này xem ra rất xa vời!

Nói <em>"thoát Trung"</em> tôi không thể không nhìn Myanmar đã
<em>"thoát Trung"</em> một cách ngoạn mục, làm cho tôi vô
cùng ngưỡng mộ đất nước nầy sản sinh những người Anh
Hùng như Tổng thống Thein Sein và nhất là bà Aung San Suu Kyi. Ai
cũng biết, trước đây không lâu một thời gian dài Myanmar do
các tướng lĩnh cai trị theo thể chế quân sự độc tài, nhưng
họ có tinh thần dân tộc, yêu nước, không bị <em>"Bóng
đè"</em> (tên truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu) ý thức hệ cộng
sản như Việt Nam, khi đã nhìn thấy thể chế độc tài quân
sự của họ đưa đất nước chìm sâu khủng hoảng kinh tế -
xã hội kéo dài, nhân dân nghèo đói, bần cùng; thế giới cô
lập và hiểm hoạ bành trướng, lệ thuộc người khổng lồ
Trung Quốc gây nguy hại khôn lường cho dân tộc. Họ từ bỏ
thể chế quân sự độc tài không chút luyến tiếc, kiên quyết
cải cách chính trị trong nước, thực hành dân chủ, chấp
nhận đảng đối lập, trả tự do những người bất đồng
chính kiến… Đồng thời, họ tích cực cải thiện quan hệ
với Mỹ và phương Tây; khôn khéo giảm dần các mối quan hệ
với Trung Quốc, tạm dừng, hoặc huỷ bỏ các dự án đầu tư
của Trung Quốc; trong đó có những dự án lớn hàng tỷ USD
khiến Bắc Kinh vô cùng lo sợ!

Người Việt Nam mong muốn cháy bỏng <em>"thoát Trung"</em>,
nhìn Myanmar mà thèm thuồng, ganh tỵ! Biết bao giờ Việt Nam có
Thein Sein, Aung San Suu Kyi… ?!

Tôi lại lan man nhớ đến Campuchia. Ôi, cái anh chàng độc nhãn
Hun Sen sao khôn ngoan thế, đánh Pôn pốt xong quay lưng với chủ
nghĩa cộng sản tức thì, xây dựng đất nước theo thể chế
quân chủ lập hiến, được lòng dân, thoát vòng kiềm toả
của Việt Nam. Từ đống tro tàn đổ nát của Pôn pốt, xây
dựng đất nước hồi sinh và đang phát triển nhanh chóng…
Thế nhưng, khi củng cố thế đứng vững vàng, đảng Nhân Dân
cầm quyền và anh ta dần dần bộc lộ <em>"gót chân
Achilles"</em> đam mê quyền lực, gia đình trị, tham nhũng… uy
tín trong dân giảm sút sau mỗi kỳ bầu cử đa đảng!

Nhân đây, tôi không thể không nhắc anh bạn Lào láng giềng
với mối tình <em>"hữu nghị đặc biệt Việt – Lào mãi mãi
xanh tươi, đời đời bền vững"</em>. Trên thế giới quan hệ
ngoại giao giửa hai nước, có hai nước nào "hữu nghị đặc
biệt đời đời bền vững" như Việt Nam – Lào? Nghe sao
giống na ná <em>"16 chữ vàng"</em> và <em>"4 tốt"</em> của
<em>"ông anh"</em> khổng lồ phương Bắc quàng vào cổ
<em>"đứa em"</em> bé nhỏ phương Nam quá! Cụm từ nầy lâu
nay tôi nghe rất chói tai! Cho dù trong quá khứ hai nước từng
kề vai sát cánh chung chiến hào chống Pháp, Mỹ vì lợi ích
nhân dân mỗi nước, có gì gọi là <em>"hữu nghị đặc
biệt"</em> và cái gì bảo đãm cho sự <em>"đời đời bền
vững"</em>? Hiện nay, với cặp mắt cú vọ và bàn tay lông lá
của Trung Quốc, cũng như đối với các nước láng giềng Việt
Nam, Campuchia, Myanmar… liệu Lào có thoát khỏi Trung Quốc và có
chắc gì lúc nào đó không <em>"quay lưng với Việt Nam"</em>?

Mùa Hè 2014 – Biển Đông dậy sóng

<strong>Đặng Kiên Trung</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140614/dang-kien-trung-thoat-trung-hay-nhin-myanmar),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét