Trung Quốc theo sách bản đồ Mỹ năm 1820

<blockquote><strong>Lời người dịch</strong>: Hôm 28/3 thủ tướng
Đức Angela Merkel có tặng chủ tịch TQ Tập Cận Bình bản đồ
Trung Hoa 'thuần tuý' (China Proper) của nhà bản đồ Pháp Jean
Baptiste d'Anville in năm 1735. Bản đồ này cho thấy phần lãnh
thổ thuần tuý của Trung Quốc (với dân cư chủ yếu là
người tộc Hán) không bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ
lẫn Mãn Châu, còn đảo Đài Loan và đảo Hải Nam được vẽ
với đường biên khác màu.

Nhân dịp này xin giới thiệu bản đồ có tên 'Trung Quốc và
vương quốc triều cống Triều Tiên' (China and the Tributary
Kingdom of Corea) in sau hơn 80 năm cũng cho thấy lãnh thổ Trung
quốc 'thuần tuý' không khác mấy bản đồ của Anville. Bản
đồ này nằm trong tập bản đồ "A Complete Genealogical,
Historical, Chronological, And Geographical Atlas", do M. Carey & Son. J.
Yeager, Sc. xuất bản năm, 1820, dựa theo bản in ở London năm 1817
và có sửa chữa và bổ sung. Kèm theo bản đồ này có những
ghi chú về địa lí, lịch sử, niên đại… được soạn dựa
trên thông tin chính thức của TQ và những hiểu biết của
phương Tây lúc đó. Các ghi chú này cho thấy hết sức rõ ràng
Trung Quốc 'thuần tuý' không bao gồm Mông Cổ, phần lớn
Mãn Châu (trong bản đồ ghi là Hoa phiên [Chinese Tartary]), Tây
Tạng, Tân Cương, Đài Loan, Hải Nam (TQ thuần tuý cũng phân
biệt rạch ròi với Triều Tiên, Việt Nam (miền Bắc Việt Nam
trong bản đồ ghi là vương quốc Bắc Kì [kingdom of Tonkin]) và
do đó không thể có Hoàng Sa, Trường Sa. Cũng như bản đồ
Anville, bản đồ này chỉ là của bên thứ ba (không phải là
bản đồ kèm theo hiệp ước của các bên có liên quan) nên
không thể dùng làm bằng chứng chính về chủ quyền lãnh thổ
trước toà án quốc tế. Tuy nhiên, do tính khách quan của chúng
các toà án có thể xem xét như là chứng cứ phụ giúp củng
cố cho các chứng cứ chính, nếu có. Trong tinh thần đó, chúng
tôi xin lược dịch phần ghi chú kèm theo bản đồ này giới
thiệu thêm cho các bạn đọc.

(Một phiên bản của bài dịch này đã đăng trên Tia Sáng ngày
15/4/2014)
</blockquote>


<img
src="https://mail.google.com/mail/?ui=2&ik=934e3d3eb8&view=fimg&th=14568d346a81a431&attid=0.2&disp=inline&realattid=f_hu24nmor1&safe=1&attbid=ANGjdJ-QopgzghGSHr0MW_p5ebJYQ3WdVCqFVqa3_oNPYLVbWjHCrL9pEbX3JKtfFwYbz4Muk-Ft53DdKCDhndSl-UELP7DdHL2nIJmzFAEPKEjG8_qBP9ipybo_rmk&ats=1397948661966&rm=14568d346a81a431&zw&sz=w1483-h617"
width="600" />

VỊ TRÍ, RANH GIỚI, VÀ KÍCH THƯỚC

Trung Hoa 'thuần tuý' (China Proper)<sup>1</sup> , nằm giữa 20°
và 42° vĩ Bắc, và giữa 98° và 123° kinh Đông <sup>2</sup>,
được bao bọc ở phía Bắc bởi các nước Hoa Phiên (Chinese
Tartary) 3 - phân cách bằng một bức tường thành to lớn (Vạn
lí Trường Thành- ND) dài 500 league (1league ~ 5,556km); ở phía
Đông bởi Thái Bình Dương - ngăn cách với Bắc Mĩ; phía Nam
bởi (vương quốc) Bắc Kì 4 và biển [Nam] Trung Hoa; và ở phía
Tây bởi vương quốc Tây Tạng và sa mạc Gobi. Trung Hoa có
chiều dài là 1 450 dậm, và chiều rộng là 1 240 dậm, toàn bộ
chiếm một diện tích 1 298 000 dặm vuông.

PHÂN BỐ DÂN CƯ, DIỆN TÍCH

<table>
<tr>
<td>Stt</td>
<td>Tỉnh</td>
<td>Thủ phủ</td>
<td>Dân số</td>
<td>Diện tích
(dậm vuông)</td>
</tr>
<tr>
<td>1</td>
<td>Bắc Trực Lệ (Hà Bắc)</td>
<td>Bắc Kinh</td>
<td>38 000 000</td>
<td>58 950</td>
</tr>
<tr>
<td>2</td>
<td>Thiểm Tây</td>
<td>Tây An</td>
<td>30 000 000</td>
<td>154 008</td>
</tr>
<tr>
<td>3</td>
<td>Sơn Tây</td>
<td>Thái Nguyên</td>
<td>27 000 000</td>
<td>55 268</td>
</tr>
<tr>
<td>4</td>
<td>Sơn Đông</td>
<td>Tế Nam</td>
<td>24 000 000</td>
<td>65 104</td>
</tr>
<tr>
<td>5</td>
<td>Hà Nam</td>
<td>Khai Phong</td>
<td>25 000 000</td>
<td>65 104</td>
</tr>
<tr>
<td>6</td>
<td>Giang Nam (Giang Tô)</td>
<td>Nam Kinh</td>
<td>32 000 000</td>
<td>92 961</td>
</tr>
<tr>
<td>7</td>
<td>Tứ Xuyên</td>
<td>Thành Đô</td>
<td>27 000 000</td>
<td>166 800</td>
</tr>
<tr>
<td>8</td>
<td>Hồ Quảng (Hồ Bắc)</td>
<td>Vũ Hán</td>
<td>27 000 000</td>
<td>144 770</td>
</tr>
<tr>
<td>9</td>
<td>Triết Giang</td>
<td>Hàng Châu</td>
<td>21 000 000</td>
<td>39 150</td>
</tr>
<tr>
<td>10</td>
<td>Giang Tây</td>
<td>Nam Xương</td>
<td>19 000 000</td>
<td>72 176</td>
</tr>
<tr>
<td>11</td>
<td>Vân Nam</td>
<td>Vân Nam</td>
<td>8 000 000</td>
<td>107 969</td>
</tr>
<tr>
<td>12</td>
<td>Quý Châu</td>
<td>Quý Dương</td>
<td>9 000 000</td>
<td>64 554</td>
</tr>
<tr>
<td>13</td>
<td>Quảng Tây</td>
<td>Nam Ninh</td>
<td>10 000 000</td>
<td>78 250</td>
</tr>
<tr>
<td>14</td>
<td>Quảng Đông</td>
<td>Quảng Châu</td>
<td>21 000 000</td>
<td>79 456</td>
</tr>
<tr>
<td>15</td>
<td>Phúc Kiến</td>
<td>Phúc Châu</td>
<td>15 000 000</td>
<td>53 480</td>
</tr>
<tr>
<td>Tổng cộng</td>
<td></td>
<td></td>
<td>333 000 000</td>
<td>1 298 000</td>
</tr>

</table>


Bảng kê trên được lấy từ báo cáo của phái bộ ngoại giao
dưới quyền Bá tước Macartney 5, do Sir George Staunton biên soạn
vào năm 1793, theo yêu cầu của ông, số liệu này được
Chow-to-Zhin, một quan Trung Hoa cung cấp, và được lập dưa trên
các tài liệu xác thực, lấy từ các công sở ở Bắc Kinh. Tuy
nhiên, theo số liệu chính thức thu được năm 1761 thì dân số
TQ chỉ là 98.214.553 người, nên rất khó tin trong khoảng thời
gian 32 năm dân số đã tăng lên gần 135 triệu. Toàn bộ dân
số người Hoa thuần tuý và Hoa phiên có lẽ vào khoảng 300
triệu người.

(Bạn đọc có thể truy cập bản đồ tỉ lệ cao hơn và các
ghi chú kèm theo ở:

http://www.davidrumsey.com/luna/servlet/detail/RUMSEY~8~1~35482~1200401:Geographical-and-Statistical-Map-of?sort=Pub_List_No_InitialSort%2CPub_Date%2CPub_List_No%2CSeries_No&qvq=w4s:/where/China;
q:China; sort:Pub_List_No_InitialSort%2CPub_Date%2CPub_List_No%2CSeries_No;
lc:RUMSEY~8~1&mi=78&trs=218)

Phan Văn Song dịch
_____________________________


<sup>1</sup>China Proper là phần lãnh thổ Trung Quốc không tính
các nước phiên thuộc (chư hầu phải triều cống) xung quanh mà
theo quan niệm "Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ" (Nơi
nào trên thế giới đều là đát của vua) của họ đều thuộc
TQ, tạm dịch là Trung Hoa 'thuần tuý' (có tác giả dịch là
Trung Quốc 'đích thực' hay Trung Quốc 'chuẩn' – có vẽ
hai từ 'đích thực'/'chuẩn' chưa phản ánh đúng ý nghĩa
của từ tiếng Anh 'Proper' như vừa trình bày).

<sup>2</sup>Vị trí địa lí cho thấy rõ TQ 'thuần tuý' không
thể bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa (ở phía Nam vĩ tuyến 17°
Bắc) của VN và cũng không chứa quần đảo Senkaku (ở phía
Đông kinh tuyến 123°28' Đông) mà Nhật đang kiểm soát.

<sup>3</sup>Theo bản đồ và văn cảnh toàn bài thì Chinese Tartary
có lẽ gồm Tân Cương, Mông Cổ và Mãn Châu, tạm dịch là Hoa
Phiên.

<sup>4</sup>Nguyên bản tiếng Anh là kingdom of Tonquin chỉ Bắc bộ
Việt Nam (gọi theo một tên cũ của Hà Nội là Đông Kinh)

<sup>5</sup>Phái bộ này đến TQ trong thời gian 1792-1794 nhằm
thuyết phục vua Càn Long nhà Thanh nới rộng giao thương giữa
Anh và TQ.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20140420/trung-quoc-theo-sach-ban-do-my-nam-1820),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét