Tư bản thân hữu / bè phái là gì?

Chủ nghĩa tư bản thân hữu/bè phái là tình trạng trong đó
những người tham gia vào nền kinh tế có gốc gác từ chủ
nghĩa tư bản lại kiếm được và thao túng sự ưu ái từ một
hoặc nhiều cơ quan chính phủ. Những ưu ái này thường không
dựa trên chất lượng hoặc công trạng, mà thay vào đó là
bởi vì mối quan hệ thường dựa vào vị thế chính trị mà
khiến cho cả hai bên tư bản kinh doanh và các quan chức chính
phủ đều xác định một mối quan hệ mà giúp đôi bên cùng
có lợi. Trong những ví dụ tồi tệ nhất, biến thể của chủ
nghĩa tư bản thân hữu gây ra tình trạng thuế thu thập từ
các công dân được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ
đắt đỏ từ các nhà cung cấp được ưu ái, những người
này đến lượt họ lại gây ảnh hưởng đến việc làm ra và
áp dụng các luật lệ có tác động đến hoạt động kinh
doanh.

Chức năng cơ bản của chủ nghĩa tư bản thân hữu là tương
tự như chủ nghĩa thân hữu. Với chủ nghĩa thân hữu, hai
hoặc nhiều doanh nghiệp tạo ra một cách có hiệu quả một
mối quan công việc mà giúp đóng cánh cửa thị trường đối
với các các công ty cạnh tranh khác. Thông thường, môi trường
kinh doanh được tạo ra rất không thuận lợi thành ra các công
ty mới không thể nào kết nối với các thị trường mục tiêu
và có hiệu quả hơn cả là rút ra khỏi kinh doanh. Với chủ
nghĩa tư bản thân hữu, cũng tồn tại cùng một bối cảnh như
thế, nhưng bổ sung thêm yếu tố thao túng của một cơ quan
chính phủ nhằm duy trì những lượng tiền cho một công ty
độc quyền chia sẻ thị trường.

Nhìn chung, các nam nữ doanh nhân đóng vai trò thân hữu trong các
mối quan hệ của chủ nghĩa tư bản thân hữu quan tâm nhiều
hơn tới lợi ích cá nhân so với sức khỏe chung của nền kinh
tế hay phúc lợi của người tiêu dùng. Họ có thể tìm cách
sử dụng các mối quan hệ với chính phủ để bắt đầu các
luật thuế mới mà đẩy lùi các đối thủ cạnh tranh ra khỏi
kinh doanh, đồng thời tìm kiếm các khoản giảm thuế mà có
thể trợ giúp để giảm toàn bộ gánh nặng thuế của họ.
Các nhà tư bả được ưu ái cũng có thể tìm kiếm các ưu
đãi đặc biệt khi tiến hành sáp nhập, giành giật các hợp
đồng của chính phủ, và chạy giấy phép về hoạt động nội
địa hóa bất cứ nơi nào trong phạm vi quốc gia.

Mặc dù được gọi là tư bản thân hữu, khái niệm này phủ
định thực sự các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa tư bản.
Bằng cách nỗ lực kiểm soát thị trường, doanh nhân tham gia
vào loại hoạt động này ngăn chặn sự phát triển của tự do
kinh doanh và đôi khi có thể tạo ra những bối cảnh có hậu
quả tiêu cực sâu sắc đối với người tiêu dùng và nền kinh
tế nói chung. Ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, những
nỗ lực để thông qua dự luật hạn chế việc sự hoành hành
của chủ nghĩa thân hữu và chủ nghĩa tư bản bè phái đã
tạo ra một số thành công trong việc ngăn chặn hiện tượng
này.

Tuy nhiên, các tay tu bản thân hữu có thể thường xuyên nhận
dạng và thực hiện nhiều cách để phá vỡ những hạn chế
của pháp luật nhằm hạn chế các sự cố của chủ nghĩa tư
bản thân hữu. Trong một số trường hợp, chúng có thể thao
túng pháp luật như là một phương tiện để đạt được một
lợi thế không công bằng với cái giá pahir trả là một công
ty hoặc khu dân cư. Vì lý do này, trận chiến để giảm thiểu
hoặc loại bỏ chủ nghĩa tư bản thân hữu từ bất kỳ nền
kinh tế tư bản nào vẫn là một nhiệm vụ khó khăn.

Nguồn: <a
href="http://www.wisegeek.com/what-is-crony-capitalism.htm">WiseGeek</a>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130310/tu-ban-than-huu-be-phai-la-gi), một
số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời độc
giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận
có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng
dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét