RSF - Báo cáo đặc biệt về giám sát Internet, tập trung vào năm chính quyền và năm công ty là kẻ thù của Internet

Hôm nay, ngày 12 tháng 3, ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt
Online, Phóng viên Không Biên giới phát hành một báo cáo đặc
biệt về giám sát Internet, xem tại surveillance.rsf.org/en. Nó đưa
ra cách mà các chính phủ đang ngày càng sử dụng nhiều công
nghệ theo dõi hoạt động trực tuyến và chặn truyền thông
điện tử để bắt giữ các nhà báo, công dân làm nhà báo và
những người bất đồng chính kiến. Khoảng 180 cư dân mạng
trên toàn thế giới hiện đang ở trong tù vì cung cấp tin tức
và thông tin online.

Đối với năm nay, báo cáo "Kẻ thù của Internet" của Phóng
viên Không Biên giới đã xác định NĂM chính quyền là kẻ thù
của Internet, năm chính quyền "gián điệp" đang tiến hành
một cách hệ thống giám sát trực tuyến, gây ra các vi phạm
nhân quyền nghiêm trọng. Họ là Syria, Trung Quốc, Iran, Bahrain
và Việt Nam. Sự giám sát tại các quốc gia này nhắm vào
những người bất đồng chính kiến đã tăng mạnh trong những
tháng gần đây. Các cuộc tấn công mạng và xâm nhập, bao gồm
cả việc sử dụng các phần mềm độc hại chống lại những
người bất đồng chính kiến và các mạng lưới của họ,
đang gia tăng.

Trung Quốc, Bức Trường Thành Điện tử (Electronic Great Wall) có
lẽ là hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới, đã tăng
cường cuộc chiến về việc sử dụng các công cụ ẩn danh và
đã tranh thủ được các công ty Internet của khu vực tư nhân
để giúp theo dõi người dùng Internet. Iran đã thực hiện giám
sát trực tuyến đến một cấp độ mới bằng cách phát triển
Internet quốc gia của họ, hoặc "Internet Halal". Liên quan
đến Syria, Phóng viên Không Biên giới đã thu được một tài
liệu chưa được công bố – một lời mời năm 1999 thành lập
Viễn thông Syria để đấu thầu cho một mạng Internet quốc gia
Syria – qua đó cho thấy rằng mạng Internet này được thiết
kế ngay từ đầu bao gồm sàng lọc và giám sát rộng rãi.

Nếu không có công nghệ tiên tiến, các chế độ độc tài sẽ
không thể do thám công dân của họ. Phóng viên Không Biên giới
đã lần đầu tiên biên soạn một danh sách năm "Công ty là
Kẻ thù của Internet", năm công ty tư nhân bị xem như "lính
đánh thuê thời đại kỹ thuật số" bởi vì họ bán sản
phẩm được sử dụng bởi các chính phủ độc tài vi phạm
nhân quyền và tự do thông tin. Đó là Gamma, Trovicor, Hacking Team,
Amesys và Blue Coat.

Sản phẩm giám sát và đánh chặn của Trovicor đã cho phép gia
đình hoàng gia Bahrain do thám những người đưa tin và bắt giữ
họ. Ở Syria, sản phẩm kiểm tra Deep Packet được phát triển
bởi Blue Coat đã làm cho chế độ này có thể giám sát những
người bất đồng chính kiến và cư dân mạng trong cả nước,
và bắt giữ và tra tấn họ. Sản phẩm Eagle được cung cấp
bởi Amesys đã được phát hiện trong các văn phòng cảnh sát
mật vụ của Muammar Gaddafi. Phần mềm độc hại được thiết
kế bởi Hacking Team và Gamma đã được sử dụng bởi các chính
phủ để hack các mật khẩu của các nhà báo và cư dân mạng.

"Giám sát trực tuyến là một mối nguy hiểm ngày càng tăng
đối với các nhà báo, công dân làm báo, các blogger và những
người bảo vệ nhân quyền," Phóng viên Không Biên giới,
Tổng thư ký Christophe Deloire nói. "Các chế độ tìm cách
kiểm soát tin tức và luồng thông tin ngày càng thích hành
động kín đáo, hơn là thực hiện biện pháp ngăn chặn nội
dung vốn tạo ra tiếng xấu và sớm bị phá vỡ, họ thích hình
thức kiểm duyệt và giám sát tinh tế mà các mục tiêu của
họ thường không biết".

"Khi phần cứng và phần mềm giám sát được cung cấp bởi
các công ty có trụ sở ở các quốc gia dân chủ đang được
sử dụng để thực hiện vi phạm nghiêm trọng quyền con
người. Là những người lãnh đạo của các nước này, họ
hãy nói rằng hộ lên án các hành vi vi phạm tự do ngôn luận
online, đây là lúc cần phải thực thi các biện pháp cứng
rắn. Trên tất cả, họ nên đặt một kiểm soát chặt chẽ
lên việc xuất khẩu vũ khí kỹ thuật số đến những quốc
gia chế nhạo các quyền cơ bản của con người".

Các cuộc đàm phán giữa các chính phủ trong tháng 7 năm 1996
đã đạt Thoả thuận Wassenaar, nhằm mục đích thúc đẩy
"tính minh bạch và trách nhiệm lớn hơn trong chuyển giao vũ
khí quy ước và các hàng hóa và công nghệ sử dụng kép
[(dual-use) dùng cho mục tiêu dân sự nhưng cũng có thể cho cả
quân sự - ND], do đó ngăn ngừa sự mất ổn định tiềm
tàng". Bốn mươi quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Vương
quốc Anh và Hoa Kỳ hiện nay là thành viên của Thỏa thuận
này.
Qua minh chứng tầm quan trọng của thông tin trực tuyến, Mùa
xuân Ả Rập đã tăng cường sự hiểu biết của các chính
phủ độc tài về những lợi thế của giám sát và kiểm soát
dữ liệu Internet và truyền thông. Các nước dân chủ dường
như cũng ngày càng sẵn sàng nhượng bộ sự hấp dẫn nhưng
đầy rủi ro về sự cần thiết để giám sát và an ninh mạng
bằng bất cứ giá nào. Cơ sở cho việc này là tất cả các
dự luật có tính áp chế tiềm tàng như FISAA và CISPA tại Hoa
Kỳ, luật Dữ liệu Truyền thông (Communications Data Bill) ở Anh
và Wetgeving Bestrijding Cybercrime ở Hà Lan.

Phóng viên Không Biên giới đã thực hiện một "bộ công cụ
sống sót trong kỹ thuật số" (digital survival kit) có sẵn trên
trang web WeFightCensorship.org để giúp những người cung cấp tin
tức trực tuyến tránh được hoạt động giám sát xâm nhập
ngày càng tăng.

<center>* * *</center>

<strong>NHỮNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VỀ QUYỀN TỰ DO THÔNG
TIN</strong>

Đối với chính quyền, cộng đồng blog là mục tiêu chính. Các
blog đem đến cả một thế giới thông tin và quan điểm mới
– thứ khơi dậy mối quan tâm lớn từ những người sử dụng
Internet. Vì lý do đó mà các blog trở thành mục tiêu của
những chế tài hà khắc.

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (người vừa được trao giải Công Dân
Mạng 2013 – Netizen of the Year for 2013) đúc kết tình hình:
"Nhà nước kiểm soát mọi kênh thông tin. Những ý kiến phản
đối nhà nước không được phổ biến. Trên thực tế, tự do
ngôn luận không tồn tại ở Việt Nam. Vì thế, nhiều người
sử dụng blog để thể hiện quan điểm của mình. Song chính
phủ lại đóng cửa các blog này. Và nhiều blogger bị bắt. Họ
bị sách nhiễu, cùng với gia đình của mình."

Tháng 9/2012, Công văn 7169/VPCP-NC trực tiếp nhằm vào các blog
có ảnh hưởng nhất của đất nước này: Dân Làm Báo, Quan
Làm Báo và Biển Đông. Chủ nhân của chúng, vốn sử dụng bút
danh dưới các bài viết, phải đối mặt với những án tù dài
hạn nếu Đảng khám phá ra nhân thân thực của họ. Ẩn danh
là tình trạng phổ biến trong cộng đồng blog ở Việt Nam. Song
Đảng lại không để cho điều đó cản trở mình, mà sử
dụng các công cụ theo dõi để tìm ra tên thực của các blogger
mục tiêu. Nếu bị bắt, họ phải đối mặt với sự trừng
phạt nặng nề.

Đó chính là số phận của Lê Nguyên Sang và Huỳnh Nguyên Đạo
năm 2006. Mặc dù ký tên giả dưới các bài viết của mình
(Nguyễn Hải Sơn và Nguyễn Hoàng Long), họ vẫn bị an ninh
mạng nhận diện và bị tuyên án tù người 4 năm và người hai
năm rưỡi.

Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt năm 2009 và Lữ Văn Bảy năm 2011,
mặc dù cả hai đều sử dụng bút danh khi đăng bài. Trần
Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm, còn Lữ Văn Bảy,
người dùng đến 4 tên giả, bị kết án 4 năm.

Blogger Phan Thanh Hải và nhà văn Phạm Chí Dũng, nguyên cán bộ
của UBND Tp Hồ Chí Minh và là người đóng góp bài viết cho
các trang mạng "không được phép" như Phía Trước và Quan
Làm Báo, cũng bị bắt bất chấp việc họ sử dụng tên giả.

Các nhà hoạt động trong lĩnh vực thông tin thường xuyên bị
theo dõi. Các phương thức bao gồm theo dõi hành tung và đe doạ
đối với những ai mà nhân thân đã bị lộ. Phishing (thủ
đoạn đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng mạng) và
gián điệp số được nhằm vào các blogger ẩn danh.

Một nhà hoạt động, người từng thụ án tù và yêu cầu
không nêu tên, cho Phóng Viên Không Biên Giới (RWB) biết rằng
sau khi anh bị bắt: "Trong tù, họ cho tôi xem các bài mà tôi
đã viết và ký với tên giả, những emails mà tôi đã gửi cho
đồng nghiệp và thậm chí cả các cuộc trao đổi điện thoại
của tôi."

Đó không phải là trường hợp cá biệt. Công an mạng sử
dụng mọi phương thức khả thi, kể cả việc truy cập mật
khẩu thông qua phương tiện trung gian (Man In the Middle password
retrieval), hack, và theo dõi điện thoại di động. Mục đích
của công an không chỉ là khám phá tên thật của các blogger mà
còn nhận diện từng người trong mạng lưới của họ. Lời
biện hộ chính thức cho tất cả những trường hợp này luôn
luôn là: "cấu kết với các tổ chức phản động ở nước
ngoài", "âm mưu lật đổ chính quyền", hay "tuyên truyền
chống phá nhà nước". Những cáo buộc về tham nhũng hay trốn
thuế cũng thường xuyên được sử dụng nhằm vào các nhà báo
và blogger. Năm 2008, Điếu Cày – một blogger nổi tiếng – bị
kết án 10 năm tù dựa trên những cáo buộc này. Chiến dịch
đàn áp nhằm vào cả các blog cá nhân cũng như blog tập thể.
Nhóm blog cá nhân là những blogger như Nguyễn Văn Đài, Phạm
Thanh Nghiên, Lê Công Định, Đinh Đăng Định, JB Nguyễn Hữu
Vinh, Người Buôn Gió và Nguyễn Quang Lập. Nhóm blog tập thể
bao gồm Bạch Đằng Giang, Quan Làm Báo, Bauxite Việt Nam, Dòng
Chúa Cứu Thế và Nữ Vương Công Lý.

Danh sách nêu trên vẫn không ngừng dài ra. Ngày 9/1/2013, 14 nhà
hoạt động, trong đó có 8 blogger và công dân mạng, đã bị
kết án tù từ 3 đến 13 năm – tổng cộng 113 năm tù. Họ bị
cáo buộc theo khoản 1 và 2 Điều 79 Bộ Luật Hình sự với
"tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và
"thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Tình trạng bị theo dõi thường xuyên tạo ra áp lực "tự
kiểm duyệt" cho những nhà hoạt động nào mà gia đình của
họ phải chịu áp lực từ phía công quyền. Song bất chấp
tất cả, cộng đồng mạng Việt Nam vẫn hoạt động rất
mạnh mẽ. Một trong những lý do ở đây là Đảng không đủ
khả năng theo dõi toàn bộ thế giới mạng. Và các cơ quan hữu
trách cũng không thể ngăn cản việc các blog ra đời. Một số
blogger sử dụng các công cụ chống theo dõi, chẳng hạn như
proxy, nhằm duy trì hoạt động của mình. Nhiều người thậm
chí còn ngang ngạnh đăng bài với tên thật của mình, hay công
khai lên án chiến dịch mà nhà cầm quyền nhằm vào họ. Theo
lời của một quản trị viên trang Dân Làm Báo: "Không ai có
thể bịt miệng chúng tôi hay ngăn chặn quyền tự do ngôn luận
của chúng tôi. Đó là sứ mạng của chúng tôi, chúng tôi sẽ
tiếp tục bất chấp tất cả."

<em>Bản dịch của Defend the Defenders, từ <a
href="http://surveillance.rsf.org/en/vietnam/">RSF</a>.
</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130312/rsf-bao-cao-dac-biet-ve-giam-sat-internet-tap-trung-vao-nam-chinh-quyen-va-nam-cong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét