Đỗ Thúy Hường - Tam quyền phân lập: Đặc trưng của chế độ dân chủ

Chẳng có gì mới, nếu nói người năm quyền lực có xu hướng
không cưỡng nổi là lạm quyền và lộng quyền. Ở nước ta,
dân trao quyền cho đầy tớ rồi… không sao lấy lại được
(mất luôn) đang diễn ra nửa thế kỷ nay. Lời lẽ trong Hiến
Pháp 1992 là của đầy tớ (lộng quyền) cưỡng đoạt địa
vị ông chủ.

Tam quyền phân lập chính là để khắc phục sự lạm quyền.
Quyền lực chỉ có thể được giới hạn bằng quyền lực.

Bài này không bàn sâu vào nội dung trên, mà chỉ thử phân tích
sơ sơ vào một đoạn văn "đầu lưỡi" của các nhà lý
luận tối cao của đảng.

<h2>Điều 2 hiến pháp sửa đổi có thêm một đoạn mới
toanh</h2>

Điều 2 (trong Dự thảo sửa đổi HP 1992) bổ sung thêm một
đoạn:

<blockquote><em>Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.</em></blockquote>

Đoạn này, có từ lâu trên tài liệu lý luận và sách báo của
đảng, được tung hứng mấy năm lận, nhưng đây lần đầu nó
nhảy từ Nghị Quyết sang Hiến Pháp.

Thoạt nghe, đoạn văn có vẻ hay, nhưng té ra nó mập mờ và
không mới tý nào sất.
Dưới đây, xin bàn về các từ "thống nhất", "phân
công". "phối hợp"… của đoạn văn.

<h2>Ba quyền không phân lập: Đặc trưng của chế độ chuyên
chế phong kiến</h2>

Khi chế độ quân chủ bị thay thế bằng chế độ dân chủ,
điều đảo lộn đặc trưng nhất và vĩ đại nhất là: Ba
quyền từ chỗ <em>thống nhất</em> trong tay vua, nay <em>thống
nhất</em> trong tay dân, thể hiện ở tinh thần và nội dung
hiến pháp. Hiến pháp dân chủ phải tách bạch 3 quyền; nếu
không đó là dân chủ giả hiệu.

Có người coi đây là cái kính chiếu yêu để nhận diện dân
chủ thật sự và dân chủ giả dối; thậm chí đó là phong
kiến trá hình. Điều này rất phổ biến trong xã hội tiểu
nông.

Mọi quyền lực dưới chế độ phong kiến tập trung trong tay
vua. Trong hầu hết trường hợp, vua là một cá nhân; nhưng có
khi là một… "nhóm vua". Dưới âm phủ, có tới 10 vua cùng
cai quản xã hội âm hồn. Đó là Thập điện Diêm Vương
(truyện Tây Du Ký).

Ở nước ta, đã có lúc có hai vị vua cùng chấp chính (hai chị
em Bà Trưng, hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn). Thời
Trần cũng có hai vua cùng trị vì. Mới năm ngoái, cụ Nguyễn
Văn An, nguyên chủ tịch quốc hội, còn cảnh báo về nạn
"vua tập thể"… Chuyện của Cụ cứ như chuyện dưới âm
ty (!)…

Nói tóm một câu: Đặc trưng của Nhà Nước phong kiến - từ
xưa tới nay, từ Đông sang Tây - là 3 quyền Lập pháp, Hành
pháp, Tư pháp đều thống nhất trong tay vua.

Nhưng điều đáng nói hơn: Các quyền này cũng được vua
"phân công" cho cấp dưới và cũng yêu cầu họ phải
"phối hợp" nhau, cùng thực hiện cho đúng ý vua. Triều
đình có quan thượng thư bộ Hình (coi tư pháp), bộ Lại (coi
nội chính, tổ chức), bộ Binh (quân sự)… vân vân. Khi vua
thiết triều, các quan phải tâu lên tình hình thực hiện nhiệm
vụ, nghe vua chấn chỉnh, quở mắng, khen ngợi… Bởi vậy cái
đoạn bổ sung trong Dự Thảo sửa đổi hiến pháp 1992 (tuy hay)
nhưng không mới, thậm chí cũ rích. Vua có thể nói câu sau đây
mà không ai dám bảo sai:

Quyền lực nhà nước phong kiến là thống nhất (trong tay…
trẫm), có sự phân công, phối hợp… Mức trứ danh của câu
này thua gì câu trong hiến pháp của ta?

<h2>Ba quyền không phân lập: đặc trưng của chế độ độc
tài</h2>

Chế độ phong kiến đã lùi sâu vào quá khứ. Ở Pháp
năm 1789; ở Việt nam năm 1945…

Do vậy, bộ mặt độc tài thế kỷ XX và XXI buộc phải
ẩn dấu sau cái mặt nạ "hiến pháp". Cũng có "Cuốc
Hội", "Tòa Án", "Nội Các" như ai, nhưng "dân biểu"
và "quan án"… hầu hết là tay chân, đồ đệ của nhà
độc tài. Khỏi phải nói chúng "phối hợp" tuyệt hảo ra
sao trong sứ mệnh trị dân, duy trì chuyên chế. Lịch sự cận
đại còn ghi danh các vị Stalin. Hitler, Pinochet, Ceaucescu,
Gadaphi…

Lấy ví dụ chế độ Quốc Xã. Đảng Quốc Xã, nếu gọi tên
đầy đủ thì rất đẹp: Đảng XHCN quốc gia. Không những Tòa
Án và Chính Phủ của chế độ Hitler gồm rặt những đảng
viên Quốc Xã, mà ngay "Cuốc Hội" (đại diện rộng rãi
của nhân dân) cũng nhan nhản thành phần này, để chiếm đa
số áp đảo. Hitler có thể tuyên bố rất đúng: Quyền lực
nhà nước có sự "phân công", "phối hợp", nhưng
"thống nhất" trong tay… tao.

<h2>Khái niệm "phân công" và "phối hợp": Có trên, có
dưới cả đấy ạ </h2>

Người phân công, điều phối phải là cấp trên, người chịu
sự phân công và bị điều phối (để phối hợp với đồng
cấp) là cấp dưới. Miễn cãi nhau cái điều rõ như ban ngày
này.
Phong kiến và độc tài cũng có sự "phân công" và "phối
hợp" về 3 quyền, nhưng cả ba phải "thống nhất" quy tụ
vào tay cấp tối thượng: Vua và Nhà độc tài.

Vậy, cái đoạn văn có các từ thống nhất, phân công,
phối hợp… đâu có gì mới? Câu hỏi: Dưới chế độ ta, 3
quyền thống nhất vào tay ai. Ai có quyền phân công và phối
hợp chúng?

<h2>Tam quyền phân lập: đặc trưng của chế độ dân chủ </h2>

Phân lập không phải cô lập, mà là sự "phân công" rạch
ròi, đồng thời kiềm chế nhau để mỗi nhánh quyền lực
không thể lạm quyền. Ba quyền cũng "phối hợp" nhau và
thống nhất trong tay dân, thể hiện ở nội dung cụ thể trong
Hiến Pháp. Một mục tiêu của Hiến Pháp là để dân không
mất quyền khi trao - để dân có thể truất quyền, đòi lại
quyền.

Xin phép không nói dài, vì nhân loại đã có bài học, kinh
nghiệm và những tấm gương về áp dụng nguyên tắc ba quyền
phân lập. Ma quỷ làm sao dùng được gươm thiêng?

Cái bà Clinton đang là nghị sĩ (thuộc nhánh quyền lực lập
pháp) khi đồng ý nhận chức bộ trưởng ngoại giao (hành pháp)
phải từ chức nghị sĩ. Đó là dân chủ thật. Nếu một
người mà kiêm cả hai hoặc 3 quyền (đó là "phối hợp"
quyền lực?) thì e rằng đó là dân chủ giả hiệu. Nghe đâu,
tới 2/3 đại biểu quốc hội nước ta (lập pháp) được
đảng giao kiêm nhiệm cả các quyền hành pháp, tư pháp.

<h2>Vấn - đáp vui</h2>

Nhắc lại cái đoạn bổ sung mới toanh trong Dự Thảo

Điều 2 (trong Dự thảo sửa đổi HP 1992) bổ sung thêm một
đoạn:

<blockquote>Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp…</blockquote>

<span class="underlined-text">Câu hỏi 1:</span> Ba nhánh quyền lực
nhà nước thống nhất vào tay ai? Trả lời: Đảng.

<span class="underlined-text">Câu hỏi 2:</span> Ai có quyền đứng ra
phân công? Trả lời: Đảng.

<span class="underlined-text">Câu hỏi 3:</span> Ai đứng ra phối hợp
3 quyền này? Trả lời: Đảng

<span class="underlined-text">Câu hỏi 4:</span> Ai đang điều hành 3
quyền này? Trả lời: Rặt đảng viên là đảng viên.

Xin thề: Tôi mà nói sai cho đảng, tôi chết bỏ chồng, bỏ con!

Thật dễ hiểu: các bản hiến pháp do dân tự soạn để cạnh
tranh với Dự Thảo chính thống đều đòi phải tách riêng 3
quyền.

Đỗ Thúy Hường

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130307/do-thuy-huong-tam-quyen-phan-lap-dac-trung-cua-che-do-dan-chu),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét