<span class="underlined-text">Hugo cho ta thấy thể nào là một nền
dân chủ trọn vẹn:</span> Trên website bộ ngoại giao Hoa Kỳ
trong phần định nghĩa về dân chủ có liệt kê Venezuela là
một nước dân chủ. Nhiều người lâu nay cho rằng dân chủ là
phải đa đảng, phải có bầu cử tự do, có báo chí tư
nhân,… Tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm nên nền dân chủ
trọn vẹn. Nền dân chủ chỉ trọn vẹn khi các điều trên
kết hợp với nền kinh tế tư nhân. Chính nền kinh tế tư nhân
là cái gốc của nền dân chủ. Các nước như Ấn Độ (trước
cải cách kinh tế) hay Nga dù có được bầu cử tự do nhưng
nền dân chủ không trọn vẹn do nhà nước chi phối nền kinh
tế (kinh tế nhà nước có tỷ lệ cao) nên vẫn không giàu có,
thịnh vượng.
<div class="boxright320"><img
src="https://danluan.org/files/u1/sub03/hugo.jpg" width="600" height="400"
alt="hugo.jpg" /></div>
<span class="underlined-text">Hugo cho ta bài học là làm thế nào
một nền độc tài chuyên chế có thể nảy nở trên nền xã
hội dân chủ?</span> Đó là con đường chính phủ thâu tóm kinh
tế thông qua chính sách quốc hữu hóa, can thiệp giá cả. Bài
học này đã được Hitler sử dụng để thâu tóm quyền lực
nước Đức, biến nước Đức thành một đế chế chuyên chế
Phát xít đáng sợ dù Hitler là chính trị gia lên nắm quyền qua
bầu cử dân chủ và khi đó nước Đức có bản hiến pháp
rất dân chủ. Bài học cho ta thấy là một bản hiến pháp
đẹp chưa có gì để bảo đảm cho nền dân chủ cả; khi nắm
quyền chuyên chế thì người ta có thể tảng lờ, bóp méo
hoặc sửa lại hiến pháp. Cuối cùng vẫn là kinh tế tự do
mới là nền tảng của dân chủ.
Trong một nền dân chủ, để tránh giới chính trị thâu tóm
quyền lực, nảy nở độc tài thì người dân phải
<strong>chặn sự thâu tóm kinh tế</strong>. Sự thâu tóm bắt
đầu bằng hành động can thiệp giá cả, quốc hữu hóa, tăng
đầu tư công, thành lập doanh nghiệp nhà nước, tăng trợ
cấp.
Hugo cũng cho ta thấy rằng kinh tế và chính trị như hai đường
ray nâng đỡ con tàu xã hội, nó phải luôn đi đôi với nhau.
Nếu kinh tế tự do (tư nhân) thì đi với đường ray chính trị
dân chủ pháp quyền. Kinh tế nhà nước thì tất yếu đi với
đường ray chính trị mất dân chủ, chuyên quyền. Đây là qui
luật tất yếu, nếu ta thay một trong hai thanh ray thì thanh kia
tất yếu phải đến để hệ thống có thể hoạt động
được.
Hiện tượng phát sinh độc tài trong một đất nước có nền
dân chủ vững chắc, có hiến pháp đa nguyên, có nhiều đảng
phái hoạt động, có bầu cử tự do,… cho ta nhiều bài học
sâu sắc cần rút ra cho đất nước. Bài học ta có thể rút ra
ở đây là với quyền lực chính trị được giao, nếu để
chính quyền thâu tóm nền kinh tế thì sẽ tạo nên siêu quyền
lực và tạo nên mầm mống của độc tài. Tôi không biết lý
do vì sao những người lập pháp, những nhà chính trị điều
hành đất nước lại giao quá nhiều quyền lực vào tay thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đến vậy. Ông vừa là người hành
pháp, vừa là người nắm hàng ngàn công ty xí nghiệp nhà
nước, nắm các mặt hàng thiết yếu của cả xã hội như
điện, nước, xăng, dầu, viễn thông, ngân hàng,… Ông vừa có
quyền ký phong tướng tá cho các bộ quyền lực như công an,
quân đội; vừa có quyền ban phát bổng lộc cho thuộc cấp
thông qua các công ty quốc doanh. Chính điều này đã tạo nên
một thủ tướng siêu quyền lực chưa từng thấy ở Việt Nam.
<span class="underlined-text">Hugo cho ta thấy một vấn đề của
thời đại chúng ta, thời đại của chính trị phổ thông đầu
phiếu.</span> Quyền lực chính trị và ý chí người dân được
xây dựng qua những phiếu bầu, đây là hình thức dân chủ
trong sinh hoạt chính trị mà con người phải tốn nhiều công
sức, xương máu mới có được. Nhiều người cho rằng đây là
hình thức tối ưu để biết ý nguyện người dân và cuối
cùng đưa đến quốc thái dân an, thịnh vượng. Tuy nhiên nếu
phân tích kỹ và quan sát từ Venezuela ta thấy cơ chế này có
một điểm yếu chết người. Trong việc phổ thông đầu phiếu
thì lá phiếu của một gã ăn mày có quyền lực như nhau với
một lá phiếu của một chuyên gia. Đây là một việc nguy
hiểm, vì như nhà bác học thiên tài Einstein đã nói "<em>không
thể chống lại được thế lực của kẻ ngu, vì chúng quá
đông</em>". Chúng ta tin tưởng vào sự sáng suốt của số
đông. Tuy nhiên trong một xã hội, người u tối, thiếu hiểu
biết luôn nhiều hơn người hiểu biết và điều đặc biệt
là trong đám đông nghèo khó thì họ sẽ ủng hộ bất cứ
chính trị gia nào hứa cải thiện cuộc sống cho họ dù cải
thiện bằng con đường nào thì họ ít quan tâm hay không hiểu
qui luật kinh tế thị trường. Vấn nạn này đang xảy ra khắp
nơi, ở cả các xứ dân chủ cao như Mỹ, Pháp hay Thái Lan.
Nhiều cư tri Pháp, Mỹ đã bầu cho tổng thống vì ông hứa
tăng trợ cấp phúc lợi xã hội, tăng chi tiêu công, làm cho
chỉ số thất nghiệp, tăng trưởng đẹp. Nhiều nông dân Thái
đã bỏ phiếu để bầu cho bà thủ tưởng trẻ Yingluck
Shinawatra vì lời hứa <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/42536/-cuu--dan--thu-tuong-thai-lenh-mua-gao-cao-hon-thi-truong.html">tăng
giá gạo 20%</a> từ <a
href="http://vneconomy.vn/20120904110755325P0C19/thai-lan-chi-them-13-ty-usd-mua-lua-gao-tam-tru.htm">tiền
ngân sách</a>,… ít ai biết rằng chính phủ chỉ có thể lấy
tiền ngân sách hoặc vay mượn để thỏa mãn các đòi hỏi đó
của cử tri và sớm muộn gì <a
href="http://tuoitre.vn/Kinh-te/537241/thai-lan-se-lo-lon-do-tro-gia-gao.html">nợ
công</a> và sụp đổ kinh tế là điều tất yếu. <strong>Tôi cho
rằng đây là một vấn nạn của thời đại</strong>, nếu con
người không tìm ra giải pháp cho vấn đề này thì khủng
hoảng kinh tế vì nợ công, lạm phát và vấn nạn chính mị
dân sẽ tàn phá sự ổn định, thịnh vượng của nhân loại.
Đặc biệt nếu kinh tế sụp đổ trên diện rộng thì sẽ
xuất hiện chuyên chế độc tài như cuộc đại khủng hoảng
1930 (vì khi khủng hoảng, xã hội có xu hướng ủng hộ quyền
lực, ủng hộ sự kiểm soát kinh tế của nhà nước để mau
chóng vãn hồi trật tự như những bài học khủng hoảng
trước).
Chúng ta thấy rằng trong nền chính trị hiện đại việc hạn
chế quyền bầu cử là không thể được. Do vậy chỉ còn cách
là phải nâng cao hiểu biết của dân chúng, đặc biệt là
kiến thức về kinh tế. Dân chúng rất ít người hiểu biết
thấu đáo về tự do kinh tế, về kinh tế thị trường, về
giá cả và lợi nhuận. Công chúng có xu hướng bài xích lợi
nhuận, dìm giá hàng hóa. Ủng hộ chính phủ can thiệp vào thị
trường, nhất là vấn đề giá cả, ủng hộ không giới hạn
lý tưởng nhà nước phúc lợi, ủng hộ đầu tư, chi tiêu
công. Đây rõ ràng là những nguy cơ dẫn đến thâu tóm kinh tế
của quyền lực chính trị. <strong>Một khi kinh tế bị thâu tóm
thì tự do sẽ bị cầm tù.</strong> Tự do kinh tế là mạch máu
của các loại tự do.
Nếu ai đã nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich_Hayek">Hayek</a>, đều biết
rằng ông là một chiến sĩ đấu tranh âm thầm để bảo vệ
nền tự do đích thực. Ông đã cứu nền văn minh châu Âu không
bị lạc lối vào chuyên chế. Ông đã viết cuốn "Đường
về Nô Lệ", một cuốn sách có tiếng vang lớn ở Mỹ và
châu Âu để cảnh báo nạn thâu tóm kinh tế của nhà nước.
Ông đã thành lập hội Mont Pelerin ở châu Âu, giúp thành lập
một câu lạc bộ tự do kinh tế ở Anh, giao lưu với trường
phái kinh tế tự do ở Mỹ. Chính tư tưởng của ông đã tạo
nền tảng hiểu biết về tự do kinh tế cho phương Tây và giúp
họ thay đổi đường lối kinh tế bao cấp sau thế chiến 2. Hai
chính trị gia huyền thoại là bà đầm thép Margaret Thatcher -
thủ tướng nước Anh - đã bẻ lái con tàu kinh tế nước Anh
để đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội Fabian, và tổng thống
nước Mỹ Ronald Reagan đã tìm lại nền kinh tế tự do đích
thực cho nước Mỹ cũng là nhờ hấp thu tư tưởng của Hayek.
Hayek có vai trò lớn đến mức nhiều người cho rằng thế kỷ
20 là thế kỷ của ông. (<em>Tham khảo sách Friedrich Hayek - Cuộc
đời và sự nghiệp</em>)
Việt Nam chúng ta học được gì từ vấn đề này? Rõ ràng tư
tưởng là nền tảng của xã hội, tư tưởng đúng thì xã hội
phát triển, tư tưởng sai thì xã hội lẩn quẩn, bế tắc.
Để có thể kiến tạo nền dân chủ vững chắc, chúng ta cần
có nền kinh tế tự do. Để có nền kinh tế tự do thì dân
chúng phải hiểu biết rõ về nó. Nếu chúng ta chỉ đấu tranh
để hướng đến tự do chính trị thôi thì không đủ (Ấn
Độ có trên 50 năm chính trị tự do, nhưng nền kinh tế theo
chủ thuyết xã hội Fabian nên bế tắc, lẩn quẩn). Tôi rất lo
lắng khi biết rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ lại cổ xúy
cho mô hình doanh nghiệp nhà nước, vì họ cho rằng nó phụng
sự xã hội mà không có lòng tham lợi nhuận để bóc lột,
vấn đề là cần quan chức có tâm, có đạo đức tốt điều
hành. Hay khi hỏi 100 người dân thì có đến quá nửa nghĩ xấu
về doanh nghiệp tư nhân và có thiện cảm với doanh nghiệp nhà
nước. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta thành lập một
viện tự do kinh tế (qui mô học thuật) để truyền bá hiểu
biết về kinh tế thị trường, về hệ thống giá, về lợi
nhuận, cung cầu, về quản lý nhà nước trong nền kinh tế tự
do,… Tôi cho rằng đây là vấn đề khai trí vững chắc như
Fukuzawa Yukichi đã làm với nước Nhật. Suy cho cùng một đất
nước chỉ giàu khi kinh tế mạnh. Kinh tế đúng thì mọi điều
còn lại phải đúng theo. Tất cả mọi thiết chế quyền lực
chính trị cũng nhằm mục đích là để việc làm ăn thuận
lợị.
<span class="underlined-text">Hugo Chavez cho ta bài học về vấn đề
liên minh quốc tế.</span> Khi ông thực hiện các biện pháp kinh
tế phi thị trường như quốc hữu hóa, kiểm soát giá cả,…
làm cho các nước có nền kinh tế tự do như Mỹ, Châu Âu,
Nhật,… không thể làm ăn và cũng không thể làm bạn được.
Tất yếu Venezuale phải làm bạn với các nước có nền kinh
tế phi thị trường và nền chính trị mất dân chủ như:
Triều Tiên, Cuba, Libi (thời Gaddaffi), Iran, Trung Quốc,… Trong
cuộc sống, con người kết bạn với nhau cũng là nhằm để
làm ăn tốt hơn, trên thế giới các quốc gia liên minh với nhau
cũng vì quyền lợi. Khi lợi ích khác nhau, không hợp tác
được thì hết là bạn của nhau. Đây cũng là lý do vì sao các
nước có nền chính trị phi dân chủ, nền kinh tế phi thị
trường thường là đồng minh của nhau. Ngoài ra để có sự
ủng hộ của dân chúng, lãnh đạo những nước này thường
lên gân chống Mỹ nhất, họ khai thác những cái gì xấu xa từ
xã hội Mỹ, từ nền kinh tế tự do để cho rằng đường mình
đi là văn minh, là hiện đại, là tất yếu của nhân loại.
Mặt khác để lời lên án có tính tuyên truyền cao, họ ra sức
bưng bít thông tin, cấm đoán mạng internet. Đây cũng là bài
học cho Việt Nam, nếu chúng ta không tăng cường cải cách kinh
tế tự do, chính trị dân chủ thì chúng ta sẽ đứng trong nhóm
bạn có thuộc tính còn lại của thế giới và đói nghèo là
tất yếu.
Sức mạnh của Hugo Chavez dựa trên nguồn dầu dồi dào của
đất nước, bằng cách bán dầu giá rẻ hay viện trợ cho các
nước nghèo, chính quyền chuyên chế như Cuba, ông đã chinh
phục được họ, ông nhận được từ họ sự tung hô (Rõ ràng
anh có tiền, anh ban phát kinh tế thì anh chinh phục được khối
người). Và ông là một bài học cho thực trạng vung vãi lợi
ích quốc gia để mua đồng minh ở các nhà lãnh đạo, điều
này rất dễ xảy ra nếu quyền lực không được kiểm soát
hoặc lãnh tụ thâu tóm cả hai quyền lực chính trị và kinh
tế. Khi quốc dân không kiểm soát được quyền lực nguyên
thủ thì họ hoàn toàn có thể vung vít quyền lợi đất nước
để mua chuột đồng minh. Việc này giải thích tại sao các vị
tổng bí thư nước ta có thể mang vài ngàn tấn gạo cho tặng
đồng minh mà không cần sự biểu quyết của quốc hội, trong
khi bao con em chúng ta còn phải bẫy chuột để ăn vì đói.
Đồng bào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An còn nạn đói hoàng hành.
<span class="underlined-text">Hugo để lại cho ta bài học về vai
trò đích thực của người lãnh đạo.</span> Người lãnh đạo
muốn đi vào hàng vĩ nhân của dân tộc như Washington phải là
người kiến tạo ra xã hội vận hành trên những nguyên lý
đúng. Dù chưa hoàn hảo nhưng nó vẫn vận hành tốt khi họ
chết để hướng đến xã hội văn minh chứ không phải là
người dùng uy tín, ảnh hưởng, đạo đức của mình để vận
hành xã hội, để rồi khi mình chết đi để lại một xã hội
bợ rạc, lộn xộn và mất phương hướng. Một nhà lãnh đạo
giỏi là phải thiết lập được một thiết chế dân chủ bền
vững để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi mình qua đời
chứ không phải là sự tung hô đương thời.
Đám đông, nhân dân có thể bị lừa dối, bị làm mờ mắt
trong các lợi lộc trước mắt. Tuy nhiên theo thời gian, chỉ có
lãnh đạo nào đem lại sự thịnh vượng, sự phát triển đích
thực cho dân tộc mới được ngưỡng mộ, kính trọng. Các
chiêu thức tuyên truyền, các hình thức "công bằng" màu mè
rồi cũng đi vào sọt rác của lịch sử. Một đất nước
không bao giờ có phúc nếu chỉ có ngày càng "công bằng"
trong nghèo khó hơn và dân chủ mất dần.
Làm chính trị không chỉ lòng nhiệt tình, trái tim quả cảm,
yêu thương người nghèo. Điều đó là chưa đủ, nó còn đòi
hỏi sự hiểu biết thấu đáo vấn đề như một nhà khoa học.
Như nhà khoa học phải hiểu các thuộc tính của vật chất,
nhà chính trị phải hiểu xã hội, phải biết các thuộc tính
của con người; phải hiểu kinh tế thị trường và các thuộc
tính của nó. Nếu thiếu hiểu biết hai lĩnh vực trên mà
nhiệt tình thì cuối cùng chỉ có phá hoại.
Hiện nay người có lòng nhiệt tình ái quốc và có hiểu biết
căn bản các qui luật của xã hội, của nền kinh tế không
phải là nhiều. Một người trong số đó là doanh nhân Trần
Huỳnh Duy Thức, anh đã cảnh báo khủng hoảng kinh tế cách
đây 5-6 năm khi mà xã hội đang thời kỳ hoàng kim. Anh không
phải cảnh báo mò mẫn, các bài viết của anh có tính logic
của qui luật dẫn đến sự tất yếu. Đáng tiếc là đất
nước ta không sử dụng được người tài như anh. Nghiệt ngã
hơn nữa là anh và bạn hữu (anh Long, anh Định) phải ngoài tù
vì những cảnh báo của mình. Để có thể dẫn dắt xã hội
tiến lên, chúng ta rất cần những người am hiểu xã hội, am
hiểu kinh tế, do vậy việc vận động, kêu gọi trả tự do cho
anh Thức lúc này là rất quan trọng.
<span class="underlined-text">Hugo Chavez để lại cho ta một bài học
để trả lời câu hỏi "thế nào là một nền chính trị
thực, thế nào là một nền chính trị mị dân".</span> Chính
trị thực tuy nó không đẹp, không lý tưởng bằng chính trị
mị dân nhưng nó mang lại điều tốt đẹp cho quốc dân trong
tương lai, nó hướng đến công bằng, dân chủ gần với hiện
thực cuộc sống. Chính trị mị dân rất đẹp, làm say lòng
người vì lý tưởng, vì lời hứa nhưng về lâu dài nó lại
hại nước, hại dân.
Trong nền chính trị mị dân, chính trị gia hay dùng truyền
thông nhấn mạnh thành tích ngắn hạn để đánh bóng tên
tuổi, chạy theo bề nổi hơn là thực chất. Và trong nền chính
trị mị dân, chính trị gia hay hướng đến bênh vực đối
tượng nghèo khó bất chất qui luật kinh tế để dành sự ủng
hộ cử tri (vì số này đông) hơn là có giải pháp thấu đáo
cho cả xã hội. (Thái Lan là một bài học khi nước này mất
hàng tỷ đôla trợ giá gạo cho nông dân, làm rối loạn nền
sản xuất lúa gạo trong tương lai).
<span class="underlined-text">Venezuela cho ta bài học đáng suy ngầm
về sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông
thôn</span>
Venezuela là một quốc gia có sự mất cân bằng nghiêm trọng
giữa thành thị và nông thôn. Với sự đầu tư của chính phủ
tập trung vào các đô thị, làm nơi đây phát triển, có công
ăn việc làm nên đã thu hút dân nông thôn đồ về đô thị.
Đô thị có hạ tầng dịch vụ về giáo dục, y tế, đường
xá tốt hơn hẳn nông thôn nên có mức sống cao hơn, ai cũng
muốn về đây để sống. Với nguồn tiền do chính phủ chi thì
những quan chức ở gần thủ đô tạo mối quan hệ tốt hơn
nên được đầu tư nhiều hơn. Và nguồn tiền đầu tư từ
chính phủ thì ít tính đến yếu tố thu hồi vốn, do vậy nó
được chi ở nơi có khả năng lên dự án hợp lòng lãnh đạo
nhất, bất chất chi phí là bao nhiêu và hiệu quả kinh tế như
thế nào. Ngoài Venezuela, ở các nước có sự chi phối đầu tư
từ tiền chính phủ đều có sự mất căn bằng giống như
vậy, điển hình là Trung Quốc, Việt Nam,…Đặc biệt một
quốc gia nghèo như Triều Tiên có cũng thủ đô Bình Nhưỡng
với nhà cao tầng, công viên, tàu điện ngầm,… rất hiện
đại nhưng phần còn lại của đất nước gần như không có
gì.
Hàng ngày, thấy hàng triệu người ở hai thành lớn là Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh vật vã giữa lòng đường trong giờ
cao điểm để nhích từng xí một, nhiều em nhỏ vẻ mặt bơ
phờ mệt mỏi trong cái nắng, cái bụi hoặc trong cơn mưa, tôi
tự nghĩ, tại sao cuộc sống con người nơi đây khổ thế?
Tại sao họ lại bám vào cái thành phố để sống trong cảnh
khổ thế này? Và tôi biết họ phải bám vào nơi đây để
sống vì về quê không có việc gì để làm. Mặc khác ở TP
thì được nhà nước đầu tư những công trình phúc lợi như
bệnh viện, công viên, trường học,… tốt hơn nông thôn nên
khi đau yếu, học hành cũng tiện lợi hơn, do vậy dân thích
sống ở đây hơn. Tắc đường buộc chính phủ phải đầu tư
nhiều tiền để mở đường, để xây cầu. Một lượng tiền
rất lớn đổ vào công trình hạ tầng, có những đoạn
đường dài chỉ gần <a
href="http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-doan-duong-dat-nhat-hanh-tinh-88141.htm">1
km tiêu tốn gần ngàn tỷ đồng</a>. Chính điều này làm cho
cạn kiệt nguồn vốn đầu tư nơi khác, mặc kháclàm cho Hà
Nội có công ăn việc làm thu hút dân tỉnh lẻ lên. Chưa nói
là nhiều công trình chưa cần thiết nhưng do gần trung ương
nên dễ dàng được duyệt, như câu chuyện sửa sang vỉa hè
(vỉa hè thành phố thì nay sửa, mai thay mới trong khi một cây
cầu cho con em ở vùng xa thì không xây). Dân bị hút lên thành
phố để sống, để tìm việc làm lại gây tắt đường, nhà
nước lại phải đầu tư. Cái vòng tròn lẩn quẩn này làm cho
các đô thị lớn phình ra và chật cứng, trong khi các nơi khác
thì không có cơ sở làm ăn, nguồn tiền không có để đầu tư
và lợi thế kinh tế nhờ số đông không thể hình thành ở
nông thôn. Rõ ràng nếu tư bản di chuyển tự do trong tay tư
nhân thì sẽ không đầu tư một lượng tiền lớn vào những
nơi như vậy, dòng tiền sẽ phân tán, đi về những nơi có
khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Đồng ý rằng, nước nào công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đều xảy ra quá trình đô thị hóa, bị nạn mất cân bằng
giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên để đến mức quá lớn
như ở nước ta còn có nguyên nhân là dòng tiền do nhà nước
kiểm soát. Nhà nước đã điều một dòng tiền cực lớn trong
xã hội bất chấp hiệu quả đồng vốn và kéo theo nhiều hệ
quả.
Quyền lực chính trị tác động đến kinh tế làm cho nó hoạt
động bất chấp qui luật thị trường sẽ tạo ra nhiều hệ
quả to lớn cho xã hội. Khi xưa quyền lực chính trị kết hợp
với tem phiếu (kinh tế bao cấp) đã đẩy hàng triệu người
dân phải rời bỏ thành phố để đi đến nông thôn, vùng sâu,
vùng sa theo chương trình kinh tế mới (nếu không đi thì nhà
nước không cấp phiếu gạo, đói thì phải đi), hoặc bất
chấp sóng dữ để vượt biên. Ngày nay quyền lực chính trị
kết hợp với nguồn tiền ngân sách nhà nước đã làm cho các
đô thị phình to trong chật chội, tắt đường kinh niên; trong
khi nông thôn thì xác xơ.
Rõ ràng trong nền kinh tế XHCN với đặc điểm là sự đầu tư
lớn từ nhà nước và một tỷ trọng lớn doanh nghiệp quốc
doanh không chỉ gây ra hậu họa "lợi ích nhóm", tham nhũng,
bè phái, chính trị mất dân chủ mà còn là nguyên nhân gây ra
sự mất căn bằng nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn.
Điều này là mệt mỏi cho tất cả chúng ta.
<h2>Kết thúc:</h2>
Tôi viết bài này một phần để tưởng nhớ đến ông Hugo
Chavez như một con người giàu nhiệt huyết muốn đất nước
Venezuela công bằng và giàu có nhưng ông đã thất bại và để
lại di sản nặng nề cho đất nước là kinh tế yếu kém, tệ
tham nhũng và lợi ích nhóm khổng lồ thao túng quốc gia; và
đồng thời cũng là lời nhắn gửi đến tất cả những
người lãnh đạo là hãy hiểu cuộc sống, hãy hiểu kinh tế
để có thể mang lại điều tốt đẹp cho nhân dân, cho đất
nước, lòng nhiệt huyết không là chưa đủ.
Và lời cuối cùng tôi muốn nhắn gửi đến tất cả chúng ta
là "kinh tế tự do là cái nền cho mọi sự tốt đẹp, kinh
tế nhà nước là cái gốc mọi sự tồi bại trong xã hội".
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130312/nguyen-van-thanh-hien-tuong-hugo-chavez-va-bai-hoc-cho-viet-nam-2),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét