Trong thảo luận của Mặt trận Tổ quốc Việt nam về Dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nhiều người đề xuất <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109835/thoi-diem-chin-muoi-xay-dung-luat-ve-dang.html">xây
dựng luật về Đảng</a>, hoặc <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109512/can-co-luat-ve-dang.html">cần
có luật về Đảng</a>. Cũng có nhiều người đề xuất nên <a
href="http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/535800/dang-lanh-dao-phai-di-doi-voi-chiu-trach-nhiem.html">luật
hóa</a> sự lãnh đạo của Đảng. Còn trong 29 báo cáo gồm 256
trang của các học giả tại Hội thảo ngày 22-2-2013 do Tạp Chí
Nghiên cứu Lập pháp (thuộc Quốc hội) và Pháp luật và Phát
triển (của Hội Luật gia Việt Nam) không có ai đề cập đến
luật về Đảng cả. Lưu ý chữ "Đảng" người ta dùng ở
đây là chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam, còn chữ "đảng"
để chỉ đảng nói chung.
Trừ một vài nước lạc hậu, hiến pháp của hầu hết các
nước không có quy định về một đảng cụ thể nào cả. Có
những hiến pháp quy định về đảng, thí dụ Điều 8 Hiến
pháp Hàn Quốc 1987 quy định:
<blockquote>(1) Việc thành lập các đảng chính trị là tự do,
và hệ thống đa đảng được đảm bảo.
(2) Các chính đảng sẽ có các mục tiêu, tổ chức và hoạt
động dân chủ, và sẽ có những sắp xếp tổ chức cần
thiết để nhân dân tham gia hình thành nguyện vọng chính trị.
(3) Các chính đảng được bảo hộ của Nhà nước như quy
định bởi luật và có thể được hỗ trợ bởi Nhà nước
theo quy định của luật.
(4) Nếu mục đích hoặc các hoạt động của một chính
đảng trái với trật tự dân chủ cơ bản, Chính phủ có thể
đề xuất việc giải thể nó ra Tòa án Hiến pháp, và chính
đảng có thể bị giải thể theo quyết định của Tòa án
Hiến pháp.</blockquote>
Dẫu có quy định về đảng chính trị hay không trong hiến
pháp, hầu hết các nước đều có quy định (có thể dưới
dạng 1 luật riêng hay như một phần của luật về hội) về
việc thành lập đảng chính trị, việc đăng ký, việc quản
lý tài sản đảng (kế toán, kiểm toán, báo cáo thuế,…), về
khả năng hỗ trợ từ ngân sách cho đảng, việc hợp nhất,
giải thể đảng, vân vân. Đảng chính trị có tư cách pháp
nhân và có thể hoạt động hợp pháp sau khi đã đăng ký.
Hoạt động của một đảng không có đăng ký là bất hợp
pháp. Nếu có quy định về đảng trong hiến pháp, thì luật
sẽ quy định chi tiết các nguyên tắc đó của hiến pháp (thí
dụ 4 điểm nêu trong Điều 8 của Hiến pháp Hàn Quốc).
Như thế có thể thấy cần có luật (riêng hay như một phần
của luật khác) về đảng chính trị trong hệ thống luật
pháp mỗi nước, dù hiến pháp có nói về đảng hay không.
Ở nước ta chưa có luật về hội, chưa có luật về đảng.
Chắc chắn là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa được đăng ký
ở bất cứ đâu và như thế người ta có thể hỏi liệu
Đảng Cộng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? Đảng
Cộng sản Việt Nam chưa có tư cách pháp nhân và việc này là
không tốt cho Đảng. Đấy là một điều mà Đảng Cộng sản
Việt Nam nên bổ khuyết sau 83 năm hoạt động, vì có tư cách
pháp nhân sẽ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động một
cách hiệu quả hơn, minh bạch hơn và tránh được việc bị cho
là Đảng hoạt động ngoài pháp luật. Hoạt động trong một
khung khổ pháp luật rạch ròi giúp Đảng Cộng sản Việt nam
giải quyết được rất nhiều vấn đề nội bộ của mình như
dân chủ trong đảng, ngăn không để các đảng viên tham nhũng,
lộng quyền, thoái hóa, suy thoái,… mà giờ đây chính các vị
lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam phải coi là quốc nạn,
hoặc gây tổn hại cho sự sống còn của Đảng,… vân vân.
Tất nhiên nếu có luật về đảng và Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp lý đó sẽ không chỉ tốt
cho bản thân Đảng Cộng sản Việt nam mà còn rất tốt cho sự
phát triển của đất nước.
Như thế một luật về đảng chính trị là rất cần cho Việt
Nam và cho cả Đảng Cộng sản Việt Nam nữa. Nói cách khác,
rất cần có một luật về đảng.
Nhưng không cần có luật về Đảng, càng không cần có luật
về sự lãnh đạo của Đảng.
Sự lãnh đạo của một đảng là công việc riêng của đảng
ấy. Sự tồn tại của các đảng chính trị là một nhân tố
rất cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển của mỗi
đất nước. Các đảng chính trị tạo điều kiện để người
dân tham gia hình thành nguyện vọng chính trị. Đảng chính trị
không nắm quyền là đảng đối lập hợp pháp và tạo ra sự
cạnh tranh bằng sự lãnh đạo của mình (mà chủ yếu qua các
chính sách và phong cách của các lãnh đạo đảng), chống sự
lạm quyền, tham nhũng của những người đương quyền. Cơ chế
chính trị ấy giúp giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội,
giúp xã hội tiết kiệm chi phí so với nếu không có cạnh
tranh. Nói cách khác hoạt động của các đảng chính trị là
cần cho sự vận hành của xã hội, chúng cung cấp cho xã hội
các dịch vụ hữu ích. Chính vì thế nhân dân phải đóng góp
để hỗ trợ chúng, thí dụ qua việc Nhà nước phải bảo vệ
chúng, hỗ trợ chúng (có thể bằng trụ sở, hay bằng tiền
từ ngân sách nhà nước tức là bằng tiền của dân). Chính vì
thế cần một luật về đảng hay luật về hội.
Cũng có thể có các luật về một thực thể duy nhất, như về
Ngân hàng trung ương chẳng hạn. Nhưng luật về một đảng duy
nhất là chưa từng có trên thế giới. Chúng ta không nên quá
kiêu ngạo để "sáng tạo" ra cái mà trong hàng chục ngàn
năm các dân tộc khác chưa dám thử nghiệm. Hãy học những kinh
nghiệm, những tinh hoa của loài người và đừng phiêu lưu
"sáng tạo" để có thể phải gánh chịu những rủi ro khôn
lường. Nước Việt Nam đã quá khổ đau trong suốt quá trình
lịch sử của mình và vẫn là một trong những nước nghèo
nhất thế giới vì thế rất không nên mạo hiểm.
Nguyễn Quang A
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130306/nguyen-quang-a-luat-ve-dang-hay-luat-ve-dang),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét