Hồng Ngọc - 'Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực'

<div class="boxright320"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/19/120119090313_doan_van_vuon_304x171_thp_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Ông Đoàn Văn Vươn bị bắt giữ từ
tháng 01/2012 và có thể bị xử với tội danh "mưu
sát"</div></div>

Ở nơi mà công lý không được thiết lập thì bạo lực tất
yếu nảy sinh, như là bản năng sinh tồn của con người được
kéo dài từ thời động vật hoang dã.

Thế giới hoang dã được thiết lập trật tự dựa trên sức
mạnh của bạo lực, một phần của cuộc cạnh tranh sinh tồn.

Trong cùng một loài, do đặc điểm tương tự nhau về nhu cầu
thức ăn, nơi cư trú, và bạn tình khiến chúng phải cạnh tranh
nhau, vì nguồn lực là hữu hạn.

Không có trọng tài phân xử, không có nguyên tắc cho cuộc
chơi, chúng chỉ có thể tự phân xử bằng trận chiến, mà kẻ
chiến thắng sẽ có được điều mình muốn, và kẻ thất bại
chấp nhận những quyền lợi thấp hơn. Nhưng không có sự tiêu
diệt giữa đồng loại.

Loài người tiến hóa hơn tất cả các sinh vật khác trên trái
đất về nhu cầu và trí tuệ. Trận chiến giữa con người
với nhau có thêm vũ khí, có tính tổ chức, thậm chí cả danh
nghĩa cho cuộc chiến. Vì thế nó tàn khốc hơn tất cả mọi
cuộc chiến của các sinh vật khác.

Nhu cầu của các sinh vật khác là hữu hạn. Nó chỉ cần ăn no
đủ, có một chỗ trú thích hợp, và có đủ bạn tình để
đáp ứng nhu cầu giao phối – truyền giống hữu hạn.

Nhu cầu của con người thì vô hạn, không chỉ ăn no mà còn
muốn ăn của ngon vật lạ. Không chỉ có chỗ ở, mà còn muốn
biệt thự, lâu đài ở khắp nơi. Không chỉ đủ bạn tình
để giao phối mà còn để chiếm hữu, thậm chí là hàng ngàn
cung tần mỹ nữ!

Nhu cầu vô hạn thì bạo lực cũng vô hạn. Không chỉ dừng
lại ở phân xử thắng thua để giải quyết nhu cầu trước
mắt, cuộc chiến bạo lực của con người bị đẩy đến mức
tiêu diệt lẫn nhau.

<h2>'Hậu quả thiếu công lý'</h2>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>"Dù ai cũng biết gia
đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản
kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng
gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như
thủ phạm"<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div></div>

Mới đây thôi, thế kỷ 20 đã chứng kiến vô vàn cuộc chiến
tranh. Chỉ hai cuộc Thế chiến, và hai cuộc "cách mạng"
của hai nước lớn mà bản chất là thanh trừng kiểu tiêu
diệt nhau đã khiến hàng trăm triệu người chết.

Thế chiến I là nguyên nhân của Thế chiến II chỉ sau hai thập
kỷ, bởi đòi hỏi bồi thường chiến tranh của bên thắng
cuộc đã làm kiệt quệ bên thua cuộc, khơi dậy chủ nghĩa sô
vanh và khát vọng trả thù của bên thua cuộc.

Kết thúc Thế chiến II, nước Mỹ - buộc phải tham chiến vì
bị tấn công - là một đại biểu của bên chiến thắng đã
không đòi bồi thường chiến tranh từ những kẻ thất bại,
thậm chí còn rót tiền vào công cuộc Tái thiết châu Âu và
Nhật Bản. Hận thù giữa họ chấm dứt, và hòa bình giữa họ
sau gần 7 thập kỷ vẫn được duy trì một cách chắc chắn.

Sự khác biệt về hậu quả giữa hai cuộc Thế chiến cho thấy
rằng, sử dụng bạo lực để chà đạp và cưỡng đoạt thì
sẽ bị đáp trả bởi bạo lực, và vòng xoáy ấy không bao
giờ chấm dứt. Nhưng sử dụng bạo lực để vãn hồi trật
tự, vì tự do, hòa bình và thịnh vượng chung thì bạo lực
thậm chí được ca ngợi, vì đó chính là bảo vệ công lý.

Công lý chính là thứ khiến con người vượt lên trên động
vật, nó giúp con người giải quyết tranh chấp mà không cần
dùng đến bạo lực như động vật.

Công lý là giá trị chung cho hòa bình và thịnh vượng trong
lòng các dân tộc văn minh. Và nó đang trên đường trở thành
giá trị chung giữa các dân tộc, để con người thoát khỏi
việc tự hủy diệt mang tính loài.

Thiếu công lý thì hòa bình chỉ là tạm thời, và thịnh
vượng chung chỉ là giấc mơ.

<h2>Vụ Đoàn Văn Vươn</h2>

<div class="boxright320"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/09/120109104222_hai_phong_police_304x171_nld.com.vn.jpg"
/><div class="textholder">Công an, quân đội và chính quyền Hải
phòng trong vụ cưỡng chế đất đai đối với gia đình ông
Vươn</div></div>

Mọi nhà nước thế tục đều tuyên bố rằng mình nắm quyền
là vì công lý, vì lợi ích của nhân dân. Nhưng thực tế không
đơn giản như thế.

Nhà nước trong hình thức tổ chức của nó là hệ thống các
thể chế: quốc hội xây dựng luật và duyệt định hướng
chính sách; chính quyền là cơ quan công quyền thực thi chính
sách; tòa án được ủy quyền để bảo vệ luật pháp và công
lý. Mối quan hệ giữa chúng với nhau được định hình trong
hiến pháp.

Nhưng trong trong tính hiện thực của nó, nhà nước nằm trong
tay các cá nhân đang nắm quyền: tổng thống Mỹ lúc này là
Obama, vị Chánh án Tòa án tối cao Mỹ đương nhiệm là John
Roberts…

Khi các thể chế đủ mạnh và đối trọng, kiểm soát lẫn
nhau, vai trò của cá nhân là thứ yếu, và nhà nước cai trị
bằng luật pháp. Luật pháp chính là hiện thân của công lý ở
thời điểm đó. Nếu có điều nào đó bị coi là bất công,
sẽ có quy trình cho việc sửa chữa để luật pháp đến gần
hơn với công lý.

Khi các thể chế yếu hoặc được đặt sai lệch, như cơ quan
công lý đặt dưới cơ quan công quyền, và cơ quan công quyền
lại bị dẫn dắt bởi cá nhân lãnh đạo, đó là lúc luật
pháp chỉ để trang trí. Vì cơ quan công lý không còn bảo vệ
công lý nữa, mà phải bảo vệ cơ quan công quyền, và cơ quan
công quyền thì phải bảo vệ cá nhân nắm quyền. Công lý bị
đánh mất, còn cá nhân lãnh đạo thì tha hồ trục lợi.

Vì nhu cầu của con người là vô hạn, nên sự trục lợi cũng
vô hạn. Mà đã vượt qua giới hạn thông thường thì không
tránh khỏi việc sử dụng bạo lực, nhân danh quyền lực nhà
nước. Và hệ quả là sự phản kháng bằng bạo lực cũng khó
tránh khỏi của kẻ bị tước đoạt một cách bất công.

<h2>'Nạn nhân hay tội phạm?'</h2>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>"Nếu phiên tòa xử gia
đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức
để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít
ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp, và bạo lực
ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng
hơn"<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div></div>

Vụ Tiên Lãng là một ví dụ, khi chính quyền huyện Tiên Lãng,
Hải Phòng đã không hành xử vì công lý trong vụ cưỡng chế
đất với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Gác lại việc chế
độ sở hữu đất đai ở Việt Nam đã gần với công lý hay
chưa, thì việc thu hồi đất đã là trái với công lý.

Nó không chỉ trái với luật pháp hiện hành – như kết luận
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – mà còn tước đoạt niềm
tin của dân chúng với nhà nước khi chính quyền Tiên Lãng lật
lọng với lời hứa - đã được ghi vào biên bản hòa giải
của Tòa án nhân dân Hải Phòng - về việc cho gia đình ông
Vươn tiếp tục thuê đất nếu rút đơn, để rồi tổ chức
cưỡng chế đất, thậm chí phá hoại tài sản công dân bằng
bạo lực sau khi ông Vươn rút đơn.

Khi tổ chức đại diện cho công lý chà đạp lên công lý là
lúc con người ta quay về với ứng xử bản năng của loài
vật: dùng bạo lực đáp trả bạo lực. Dù ai cũng biết gia
đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản
kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng
gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như
thủ phạm. Trong ngôn ngữ pháp lý, tình huống của gia đình
ông Vươn được gọi là "phạm tội trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh", khi bị đối xử một cách bất
công có hệ thống và không lối thoát.

Tìm cách sửa chữa những bất công, với việc xét xử gia
đình ông Vươn một cách công bằng, và sửa chữa những khiếm
khuyết về thể chế đã dẫn đường cho sai phạm của chính
quyền huyện Tiên Lãng là cách để nhà nước giành lại niềm
tin từ dân chúng rằng mình bảo vệ công lý và sẽ theo đuổi
công lý. Vì chỉ có công lý mới chấm dứt được vòng xoáy
của bạo lực.

Trái lại, nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây
được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù
những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở
Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi
khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn.

<em>Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác
giả, hiện là nhà báo tự do, sinh sống ở Sài Gòn, từng làm
việc tại báo Thể thao & Văn hóa và Báo điện tử
Vietnamnet.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130325/hong-ngoc-doan-van-vuon-tu-cong-ly-den-bao-luc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét