GS. TS Hoàng Chí Bảo khẳng định: Vì Nhân Dân, chúng ta phải bảo vệ quyền lực của chúng ta!

<h2>'Vì dân nên phải hiến định điều 4'</h2>

GS.TS Hoàng Chí Bảo khẳng định Đảng với dân là thống
nhất, phủ nhận Đảng tức là phủ nhận vai trò của dân. Vì
dân mà phải bảo vệ Đảng, phải hiến định điều 4.

Chiều 7/3, báo Quân đội nhân dân tổ chức tọa đàm góp ý
kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với trọng
tâm là bàn về điều 4.

Một trong những mục tiêu của buổi tọa đàm là đưa ra những
quan điểm phản bác nhằm đấu tranh với những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị
trong việc lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước về
việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo sửa
đổi Hiến pháp.

<h2>Tồn tại hợp hiến, hợp pháp</h2>

Hầu hết đại biểu đều viện dẫn các luận cứ lịch sử
để khẳng định vai trò của Đảng. Việc hiến định điều 4
được cho là phù hợp ý chí nguyện vọng, khát vọng của nhân
dân.

GS.TS Hoàng Chí Bảo, ủy viên Hội đồng Lý luận TƯ giải
thích, mọi khác biệt về tư tưởng cũng nên coi là bình
thường trong tiến trình dân chủ hiện nay. Quan trọng là xuất
phát từ động cơ chính trị, động cơ đạo đức gì, vì xây
dựng, kiến tạo hay phá hoại.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/03/07/22/20130307221620_hien%20phap.jpg"
/></center>
<center><em>Ông Hoàng Chí Bảo: Điều 4 lần này đã hiến định
địa vị pháp lý của Đảng một cách rõ ràng, thuận lòng
dân</em></center>

Có hai nguyên nhân, theo ông Bảo, một là do không hiểu biết,
chưa đủ thông tin hoặc do nhận thức chưa đầy đủ nên đưa
ra những kiến nghị không chính xác. Nhưng cũng không loại trừ
sự phủ nhận một cách có ý thức.

Ông Bảo cho rằng, nếu Đảng thực sự vững mạnh, trong sạch
thì tự thân việc củng cố sức mạnh không cần phải bàn.
Song, trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng cũng đang đối mặt
với nhiều khó khăn thách thức thì lại mở ra cơ hội cho
những luồng tư tưởng xấu phủ nhận vai trò và hạ uy tín
của Đảng.

"Tuy nhiên, Đảng với nhân dân là thống nhất, với nhà
nước là thống nhất. Phủ nhận vai trò của Đảng tức là
phủ nhận vai trò của nhân dân, phủ nhận ý chí, nguyện vọng
của nhân dân, phương hại đến nền độc lập tự do của Tổ
quốc. Phương hại đến quyền sống, quyền tự do hạnh phúc
của nhân dân. Vì bảo vệ dân mà phải bảo vệ Đảng. Vì
bảo vệ dân mà phải hiến định nó", ông Bảo khẳng định.

Ông Hoàng Chí Bảo cũng đưa ra hàng loạt luận cứ mang tính
lịch sử về vai trò lãnh đạo tất yếu của Đảng. Theo đó,
việc tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng chính
là nhằm khẳng định tính chính đáng của Đảng về mặt
địa vị pháp lý, cũng là gắn trách nhiệm pháp lý chính trị
của Đảng với nhân dân và xã hội.

Không những thế, Đảng còn có đầy đủ phẩm chất đạo
đức xứng đáng cho lực lượng cầm quyền thông qua đánh giá
của nhân dân và lịch sử. "Sự tồn tại của Đảng là sự
tồn tại hợp hiến, hợp pháp", ông Bảo khẳng định.

"Điều 4 lần này đã hiến định địa vị pháp lý của
Đảng một cách rõ ràng, thuận lòng dân và phù hợp với xu
hướng phát triển của xã hội hiện đại", ông Bảo kết
luận.

Trung tướng, TS Nguyễn Tiến Bình, nguyên Chính ủy Học viện
Quốc phòng bổ sung, nguyên nhân của việc xuất hiện các
luồng tư tưởng kích động, chống đối cũng một phần do
những yếu kém và sai lầm của bộ máy cầm quyền. Đó là tệ
quan liêu, tham nhũng, xa dân, bộ máy lãnh đạo đang để nhóm
lợi ích chi phối… Tất cả gây rạn vỡ niềm tin trong dân
với đảng cầm quyền.

<h2>Không nên chỉ chịu trách nhiệm chính trị</h2>

Theo các đại biểu, cách tốt nhất để phản bác những luận
điệu xuyên tạc, bôi nhọ chính là Đảng phải đổi mới
phương thức lãnh đạo, phát huy dân chủ. Bởi chỉ có làm cho
Đảng mạnh, trong sạch mới là con đường bền vững.


<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2013/03/07/22/20130307221705_hien%20phap%201.jpg"
/></center>
<center><em>Theo các đại biểu, cách tốt nhất để phản bác
những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ chính là Đảng phải
đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy dân chủ</em></center>
Trung tướng Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị nhấn mạnh, Đảng phải thể hiện tính tiền phong trong
việc đưa đất nước phát triển. Thời gian tới, cần củng
cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, việc quản lý nhà
nước phải bằng pháp luật, kể cả Đảng cũng phải tuân theo
pháp luật.

"Tôi đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc: Đảng cầm quyền,
dân làm chủ. Mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Đảng lãnh đạo chính quyền là để củng cố quyền làm chủ
của dân, mọi quyền lực phải thuộc về dân. Trái với nguyên
tắc này thì Đảng sẽ thoái hóa, biến chất, đối lập với
dân, đứng trên dân còn đảng viên sẽ thành quan cách mạng,
vinh thân phì gia", ông Cư nhắc nhở.

Ông Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nhân quyền, Học
viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đề xuất,
cần nhất là phát huy dân chủ trong Đảng. Có nhiều cách để
hiện thực hóa nguyên tắc này.

Chẳng hạn, các cuộc bầu cử phải có số dư, Tổng bí thư
hay ủy viên Bộ Chính trị cũng đều phải có số dư.

Mặt khác, cần nâng cao vai trò của Ủy ban Kiểm tra TƯ, hiện
nay tương ứng với một ban đảng, nhưng muốn xử lý vấn đề
gì đều do Bộ Chính trị quyết định. Trong khi đó, ủy ban
này phải được kiểm tra từ cấp cao nhất cho đến các ủy
viên Bộ Chính trị. Cũng theo ông Thái, cần nâng cấp điều
lệ Đảng thành luật. Bởi Đảng cần phải chịu trách nhiệm
pháp lý về các quyết định của mình thay vì trách nhiệm
chính trị như lâu nay.

Một đề xuất khác, đó là hợp nhất chức danh bên chính
quyền với chức vụ trong Đảng.

Trung tướng, PGS.TS Nguyễn Tiến Bình, nguyên chính ủy Học
viện Quốc phòng bổ sung thêm, chính bản lĩnh, dũng khí và sự
gương mẫu của người đứng đầu có ý nghĩa ảnh hưởng
trực tiếp đến an nguy của đất nước.

"Vừa qua xuất hiện tình trạng nhiều người đứng đầu do
bản lĩnh kém và không gương mẫu, lại lạm dụng quyền lực
và thủ đoạn để làm giàu. Người dân suy giảm lòng tin với
Đảng… Trong khi đó, cốt lõi nhất phải là Đảng phải thực
sự vì dân", ông Bình nói.

<em><strong>Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng</strong></em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130309/vi-dan-nen-phai-hien-dinh-dieu-4),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét