Birgit Grundmann - Tính bền vững của bộ Luật Cơ Bản trước những thay đổi của thời cuộc (1)

<blockquote>Bài phát biểu "Tính bền vững của bộ Luật Cơ Bản
trước những thay đổi của thời cuộc" của Thứ trưởng Bộ
Tư Pháp, tiến sỹ Birgit Grundmann, tại trung tâm Pháp Luật Đức
trường đại học luật Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 2102 ở Hà
Nội.</blockquote>


Kính thưa ngài Trưởng Khoa,

Thưa quý vị,

Rất cám ơn cho lời mời của trường Đại học Luật Hà Nội.
Đây là vinh dự và niềm vui lớn lao cho tôi khi được phát
biểu với quý vị, tại trung tâm Pháp Luật Đức của trường.

„Never change a winning team" [<em>đừng bao giờ thay người khi
đội mình đang thắng</em>] - mối quan hệ giữa người Đức
với hiến pháp của mình - tức bộ luật cơ bản - có thể
diễn tả bằng câu châm ngôn có xuất xứ trong lĩnh vực thể
thao này một cách khá tốt theo ý của tôi. Vì từ hơn sáu
thập niên qua, từ khi bắt đầu có hiệu lực cho đến nay, bộ
Luật Cơ Bản đã có nhiều sửa đổi nho nhỏ, nhưng rất ít
các thay đổi lớn. Mặc cho nhiều thay đổi về thời cuộc,
kể từ khi thành lập CHLB Đức.

Ngay cả sự Thống nhất nước Đức - CHDC Đức sát nhập vào
CHLB Đức năm 1990 - cũng không dẫn đến một cải cách lớn lao
nào. Thậm chí thống nhất chẳng hề làm cho Hiến Pháp của
chúng tôi mất đi tên gọi mang tính tạm thời "Luật Cơ Bản".
Vì nếu gọi là "Hiến pháp", có nghĩa là xác nhận sự chia
đôi nước Đức, điều chúng tôi không muốn.

Thưa quý vị,

Đối diện với những thay đổi nhiều mặt về xã hội, chính
trị, kinh tế và các mối tương quan trong cuộc sống bộ "Luật
Cơ Bản" đã làm cho ta ngạc nhiên về tính bền vững của
nó. Những nguyên dẫn đến tính bền vững này, trong bối cảnh
đang có một cuộc thảo luận về thay đổi Hiến Pháp ở Việt
Nam là điều đáng làm cho quý vị ở đây quan tâm.

Để hiểu được sự thành công của "Luật Cơ Bản", ta hãy
nhìn vào sự ra đời của nó: năm 1948 - tức là ba năm sau khi
kết thúc Thế chiến thứ hai - việc soạn thảo hiến pháp cho
nhà nước phần Tây nước Đức được bắt đầu.

Một giải pháp cho toàn nước Đức, tức cho cả phần Đông
đang dưới sự kiểm soát của Liên Xô, vào năm 1948 là không
tưởng, nước Đức bị chia đôi về chính trị là thực tế.
Tây Đức nằm dưới sự kiểm soát của USA, Anh và Pháp. Đông
Đức dưới sự chiếm đóng của Liên Xô.

Sự hình thành của bộ Luật Cơ Bản trải qua nhiều giai
đoạn: Trước hết một hội nghị soạn thảo một dự án
Hiến Pháp tương lai cho Tây Đức, dựa theo truyền thống của
một nhà nước liên bang, bao gồm một chính quyền Trung Ương
với các thành viên là Tiểu Bang có chính quyền, cơ quan lập
pháp và tòa án riêng.

Vài tháng sau khi công việc sơ bộ quan trọng của hội nghị
lập hiến hoàn tất, nó được đưa ra thảo luận trong hội
đồng nghị viện, bao gồm các đại diện từ các nghị viện
tiểu bang thuộc vùng chiếm đóng phía Tây. Ngày 23 Tháng 5 năm
1949 Luật Cơ Bản được ban hành, và nước Cộng hòa Liên bang
Đức chính thức ra đời.

Công việc soạn thảo luật cơ bản chịu ảnh hưởng trực
tiếp và dấu ấn của hai kinh nghiệm lịch sử: Nền cộng hòa
Weimar và nền chuyên chính quốc xã.

Nhà nước dân chủ Đức đầu tiên tồn tại trong khoảng thời
gian từ 1918 đến 1933. Vì Hiến pháp của nó được soạn thảo
và thông qua tại Weimar, thời kỳ này cũng được gọi là nền
cộng hòa Weimar. Hiến pháp đế chế của Weimar bộc lộ một
số điểm yếu trong thực tại, ví dụ vị trí có nhiều quyền
lực của tổng thống đế chế, đã dẫn đến việc thâu tóm
quyền lực của Hitler sau này, hoặc quyền phán quyết hạn chế
của tòa bảo hiến.

Gây dấu ấn đậm hơn bài học từ nền cộng hòa Weimar khi
soạn thảo luật cơ bản là kinh nghiệm của 12 năm dưới nền
thống trị bạo lực của chế độ quốc xã. Dưới ấn tượng
của hàng triệu người chết vì khủng bố và chiến tranh thì
quyền cơ bản cần phải được khẳng định mạnh mẽ, để
những chuyện như thế không thể xảy ra một lần nữa.

Hiến pháp Weimar quả thật cũng có một danh mục khá đầy đủ
về quyền cơ bản, nhưng nó chỉ được xem như là một chương
trình có kết cấu rời rạc. Cái mà ngày nay người ta thường
gọi là "soft law" [<em>luật mềm</em>].

Ngược lại các quyền căn bản của Luật Cơ Bản được đặt
lên đầu bộ luật và trao cho các công dân được quyền khiếu
kiện nhà nước. Bởi vậy điều 1, khoản 3 của Luật Cơ Bản
ghi rõ: "<em>Các quyền cơ bản sau đây có giá trị áp dụng
trực tiếp và ràng buộc quyền hạn của các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp</em>".

Để thực thi được các quyền căn bản được ghi trong danh
mục của Luật Cơ Bản, một tòa án hiến pháp độc lập
được tạo ra. Cơ quan này, tòa án hiến pháp liên bang, bản
thân nó cũng được ghi rõ trong bộ Luật Cơ Bản. Đây là một
tòa án độc lập về nhân sự và ngân sách, chịu trách nhiệm
diễn giải về Luật Cơ Bản và thậm chí có thể phán quyết
các điều luật nào không hợp lệ.

Thưa quý vị,

Những bài học được rút ra trong quá trình lập hiến chắc
chắn đã góp phần làm bộ Luật Cơ Bản, cho đến hôm nay, bị
thay đổi rất ít. Những thay đổi - như việc tái thành lập
quân đội Tây Đức vào năm 1952 và quy định mới trong trường
hợp khẩn cấp trong những năm 60 - là những ngoại lệ. Gần
như không có các yêu cầu đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc
bộ Luật Cơ Bản một cách then chốt.

Điều này thậm chí đúng cho cả giai đoạn sau khi thống nhất
đất nước năm 1990. Vào thời điểm đó đã có một ủy ban
hiếp pháp đồng nhất (hỗn hợp) được thành lập, có nhiệm
vụ tìm hiểu khả năng cải thiện bộ Luật Cơ Bản.

Có 2 khuyến nghị của ủy ban này được chấp nhận: Bảo vệ
môi trường là mục tiêu của quốc gia và điều 3, điều quy
định (quyền) nam nữ bình đẳng được bổ sung, ghi rõ: "Nữ
giới bình đẳng với Nam giới". Nhà nước thúc đẩy việc
thực thi quyền bình đẳng Nam Nữ, gây tác động nhằm xóa bỏ
các thua thiệt (của phụ nữ) hiện còn tồn tại."

Tiếp theo là quá trình phát triển để hội nhập vào châu Âu
đã đưa đến những thay đổi trong bộ Luật Cơ Bản. Một ví
dụ là điểm 16 GG, hạn chế việc cấm dẫn độ một công dân
Đức sang một quốc gia khác (trong khối EU).

Những thay đổi hiến pháp gần đây nhất chứa đựng các từ
khóa "cải cách chính sách liên bang I" và" giảm nợ". Trước
tiên là thay đổi lại sự phân bố thẩm quyền, trách nhiệm
giữa liên bang và tiểu bang. Đặc biệt, quyền lập pháp bị
thay đổi đôi chút, làm giảm bớt các trường hợp cần có
đồng thuận giữa Thượng viện và đại diện tiểu bang ở
cấp liên bang cho một điều luật.

Tiếp theo năm 2009 đã ban hành cái gọi là "giảm nợ" tìm cách
giảm thiểu nợ quốc gia đang tăng lên và để bảo đảm tính
ổn định lâu dài của kinh tế Đức. Ở đây những khả năng
của liên bang và tiểu bang thông qua các khoản vay để tài trợ
cho ngân sách của mình bị giới hạn một cách đáng kể. Và
như vậy nước Đức đã có thể phản ứng nhanh chóng trước
những thách thức của cuộc khủng hoảng tài chính và nợ toàn
cầu.

Song song với những điểm thay đổi nêu trên, những phán quyết
của Tòa Bảo Hiến Liên bang rất quan trọng cho Hiến Pháp của
chúng tôi được tiếp tục phát triển. Những phán quyết này
đã đạt được nhiều quan tâm, ưng thuận của công chúng trong
nhiều trường hợp. Là nền tảng cho thành công và chấp thuận
cao độ của dân chúng với bộ Luật Cơ Bản.

Để hiểu được ý nghĩa của Tòa Bảo Hiến liên bang đối
với thực trạng hiến pháp Đức, việc xem xét 4 loại thủ
tục pháp lý quan trọng nhất của Tòa là rất có ích, những
cái mà tôi muốn giới thiệu ngắn gọn với quý vị ở đây.
Đó là:

- Thủ tục giải quyết tranh chấp (quyền hạn, trách nhiệm)
giữa các cơ quan công quyền,

- Thủ tục kiểm định việc vi hiến một cách trừu tượng và
cụ thể, cũng như là

- Thủ tục giải quyết khiếu kiện vi hiến (của cá nhân).

Nhiệm vụ tiêu biểu của Tòa Bảo Hiến là giải quyết các
tranh chấp giữa các cơ quan công quyền. Trong đó cơ quan hiến
định và các cơ quan khác được trang bị quyền hạn riêng
thông qua Luật Cơ Bản (tham gia) tranh chấp với nhau về quyền
hạn và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp. Tòa án sẽ hành
động như là "trọng tài" giữa các cơ quan công quyền, nếu
như một cơ quan khiếu nại về một cơ quan khác đã vi phạm
"luật chơi" được ghi trong hiến pháp.

Trường hợp sau đây minh họa cụ thể: Các đại biểu của
Hạ nghị viện Đức có quyền đặt câu hỏi, nhằm phục vụ
cho chức năng giám sát của quốc hội đối với chính phủ.
Nếu như chính phủ liên bang trả lời câu hỏi của đại biểu
không đầy đủ, thì đại biểu này có thể đưa vấn đề ra
trước Tòa Bảo Hiến liên bang đòi tòa xác định việc chính
phủ vi hiến, vi phạm luật, như thế vị đại biểu này đã
thực thi quyền của mình.

(còn tiếp)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130310/birgit-grundmann-tinh-ben-vung-cua-bo-luat-co-ban-truoc-nhung-thay-doi-cua-thoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét