Đồng nghiệp của Lê Công Định trước tin vui

Một số luật sư ở bên ngoài Việt Nam chia sẻ cảm nghĩ và
kỷ niệm giữa họ và Luật sư Lê Công Định vừa được trả
tự do hôm thứ Tư.

<strong>​​Luật sư Nguyễn Xuân Phước, Dallas, Texas, Hoa
Kỳ:</strong>

<div class="boxright300"><img
src="http://gdb.voanews.com/4FC6BC6B-F4A0-4C19-B2A7-B27F5674B157_w268.jpg"
/><div class="textholder">Luật sư Nguyễn Xuân Phước,
Texas.</div></div>
​​"Việc luật sư Lê Công Định được trả tự do sớm
hơn dự định là một tin vui, nhưng chúng ta thấy trong hoàn
cảnh hiện nay, có một số anh em vừa mới bị bắt và đã bị
trừng phạt rất nặng, thành ra đây là những tín hiệu rất
khó giải thích đối với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi là những người đã chia
sẻ với nhau về những suy nghĩ liên quan tới vấn đề thay
đổi hiến pháp từ cả năm, mười năm nay và sự việc luật
sư Lê Công Định bị bắt vì đã tham gia vấn đề soạn thảo
hiến pháp mới cách đây mấy năm thì điều này xảy ra cùng
lúc với thời điểm luật sư Định được thả ra, cùng với
thời điểm đóng góp dự thảo hiến pháp mới đang xảy ra
trong nước, thì tôi thấy có những điểm trùng hợp và rất
thích hợp với sự hiện diện của luật sư Lê Công Định
trong phong trào dân chủ hiện nay và có thể đóng góp quan
điểm của luật sư Định đối với vấn đề thay đổi
hiến pháp hiện nay.

Một lần nữa tôi xin chúc mừng luật sư Định."

<strong>Luật sư Trịnh Hội, Washington, DC, Hoa Kỳ:</strong>

"Thật sự Hội chẳng biết nói sao về cảm giác khi nghe tin
Định được thả ra là rất vui, hạnh phúc và ấm áp. Ấm áp
đến độ khi hôm qua khi nghe tin thì đang ăn trong nhà hàng,
bước ra ngoài quên luôn mặc áo lạnh, và sau đó vào lúc sáng
nay Hội đã ngồi và viết lại những kỷ niệm của Định.

Như thính giả của đài VOA đã biết, trước đây Hội cũng
đã viết một số bài về Định. Hội cũng mong trong lần
được trở về với gia đình lần này, đầu tiên mong anh
Định sớm được phục hồi sức khỏe tại vì anh cũng đã ở
trong tù hơn 4 năm, thứ hai mong anh được hạnh phúc bên mẹ khi
mẹ anh đã già rồi nhất là trong dịp Tết đến, thứ 3 mong
Định sẽ cố gắng sắp xếp thời gian liên lạc lại với các
anh em, bạn bè.

<div class="boxleft300"><img
src="http://gdb.voanews.com/00C6F839-FDD9-451D-B8F1-37104377AC54_w268.jpg"
/><div class="textholder">Luật sư Trịnh Hội.</div></div>
​​Hội vừa viết một bài blog ngắn, sẽ gửi đi liền cho
khán thính giả hiểu hơn về tâm tình của Hội về việc
Định vừa được thả ra. Dĩ nhiên, sự việc Định được
thả ra cũng chỉ là một niềm vui mừng trong một giới hạn
nào đó bởi vì thật sự Định đã sắp sửa mãn hạn rồi
mới được thả. Và Định vừa ra thì trước đó lại có Quân
bị nhốt vào tù, và cho đến bây giờ thì Quân vẫn không
được gặp gia đình và luật sư.

Trong tinh thần đó, Trịnh Hội rất mong quý khán thính giả vui
mừng cho Định nhưng vẫn nhớ về những người vẫn chưa
được ra khỏi tù."

<strong>Luật sư Vũ Đức Khanh, Ottawa, Ontario, Canada:</strong>

​​"Tôi rất vui mừng khi nhận được tin này, tôi xin chúc
mừng cho anh luật sư Lê Công Định được đoàn tụ với gia
đình trong dịp Tết cổ truyền mừng Xuân Quý Tỵ năm nay.

Tôi cũng chia vui với anh cùng với gia đình thân nhân của anh,
trong niềm vui chung của gia đình anh và của tất cả mọi
người.

Tôi quen biết với anh luật sư Lê Công Định trước đây là
qua Internet, chúng tôi có trao đổi rất là nhiều về các vấn
đề chung mà chúng tôi quan tâm đến Việt Nam. Kỷ niệm của
tôi với anh Định là lúc anh chuẩn bị trả lời đài BBC về
một số chương trình, những dự án thúc đẩy dân chủ ở
Việt Nam thì tôi được anh ấy nhắn gửi là hãy cố vững tin
rằng Việt Nam rồi sẽ có một ngày được dân chủ, và mong
muốn rằng tất cả các bạn bè ở trên thế giới cùng nhau
trở về Việt Nam để mà giúp đỡ và xây dựng một nước
Việt Nam dân chủ hơn.

<div class="boxright300"><img
src="http://gdb.voanews.com/09D4B3E7-218E-4F36-ADFE-7861FB66670A_w268_cx0_cy26_cw96.jpg"
/><div class="textholder">Luật sư Vũ Đức Khanh, Canada</div></div>
​​​​Cá nhân tôi đánh giá rất cao sự kiện luật sư Lê
Công Định được thả. Nếu chúng ta nhìn từ đầu tháng 1 năm
2013 cho tới nay thì chúng ta thấy rằng chính phủ Hà Nội đã
có một số động thái tạo niềm tin rằng chính phủ Việt Nam
đang đi trên bước đường tự do dân chủ hóa đất nước.

Cái thứ nhất là bản Hiến pháp năm 1992 mà nhà nước VN đã
đưa ra, tuy trên bản Hiến pháp đó có một số điểm vẫn còn
quy định rằng Đảng CSVN là Đảng lãnh đạo đất nước, tuy
nhiên sự phản ứng của một số trí thức và nhân sĩ tại Hà
Nội vào cuối tháng giêng vừa qua đã cho thấy rằng đã có
một lực lượng đối lập được hình thành và đã đưa ra
được một bản dự thảo Hiến pháp để thay thế bản dự
thảo Hiến pháp ngày 2 tháng 1 năm 2013 mà Đảng CSVN đã đưa
ra.

Thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân công dân Hoa Kỳ được
trả về Mỹ vào ngày 30/1/2013. Diễn biến này cho thấy Hà Nội
đang có những bước cải thiện nhân quyền đối với Hoa Kỳ
và đối với thế giới. Diễn biến thứ ba là chuyến đi của
ông Nguyễn Phú Trọng tới Âu Châu thì tôi cho rằng chính
quyền Hà Nội đang chuẩn bị sẵn sàng cho một sự chuyển
đổi tốt đẹp hơn cho Việt Nam.

Hy vọng rằng năm 2013 sẽ là năm bản lề cho sự thay đổi tự
do và nhân quyền ở Việt Nam, và tôi hy vọng rằng trong những
ngày sắp tới anh Lê Công Định sẽ đóng góp không nhỏ cho
tiến trình tự do dân chủ hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, bây giờ anh mới vừa ra khỏi trại giam chắc cũng
còn mệt, anh chắc cần có thời gian để lấy lại sức khỏe
và chung vui với gia đình.

Tôi hy vọng rằng sau những ngày Tết này chúng ta sẽ nghe luật
sư Lê Công Định trình bày về viễn kiến cũng như những quan
điểm của luật sư về vấn đề làm sao có thể đưa Việt Nam
đến gần hơn với tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền."

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130207/dong-nghiep-cua-le-cong-dinh-truoc-tin-vui),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét