Vì sao Mao Trạch Đông lại định lãnh hải là 12 hải lý?

<div class="boxleft300"><img
src="http://anhbasam.files.wordpress.com/2013/01/144.jpg?w=300&amp;h=190"
/></div>
<strong>Trích yếu</strong>: Mao Trạch Đông gật gù, ông chỉ vào
Bột Hải trên bản đồ, lớn giọng hỏi: <em>"Nếu định
được độ rộng lãnh hải là 12 hải lý, thì phía trong Bột
Hải có còn là hải phận quốc tế nữa không?" Nghê Vy ngẫm
ngợi một lát rồi trả lời: "Đường thủy Lão Thiết Sơn
rộng nhất trong Bột Hải cũng chưa đến 24 hải lý, như vậy
Bột Hải sẽ trở thành nội hải của Trung Quốc, chúng ta
được hưởng chủ quyền hoàn toàn". Mao Trạch Đông mìm
cười đứng lên tự nhủ: "Xem ra, vì an ninh và sự phồn vinh
của quốc gia, cần phải có một lãnh hải khá rộng".</em>

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, Mao Trạch Đông
đã tỏ ra nhạy bén khi ý thức được rằng phần lớn những
vấn đề mà nhà nước vấp phải sẽ tập trung ở biển.
Trước đây, Trung Quốc là nước nửa thuộc địa, vùng ven
biển trở thành đường biển của quân đế quốc, sông ngòi
trở thành "nội hồ" của các nước lớn. Giải phóng rồi,
người dân Trung Quốc được làm chủ, nhưng trên biển tàu
thuyền các nước vẫn đi lại ngông nghênh, tàu cá các nước
bắt cá bừa bãi trong vùng biển Trung Quốc, còn tàu cá Trung
Quốc thì liên tục bị bắt giữ ở các nước, không thể
hiện nổi chủ quyền biển của Trung Quốc là nằm ở đâu.


<strong>Lãnh hải 3 hải lý của chính phủ Quốc dân đảng là
vô dụng</strong>

Mao Trạch Đông tìm đọc lịch sử cận đại Trung Quốc,
chuyện trò với sĩ quan binh lính hải quân, tổng kết các kinh
nghiệm quân sự biển. Ông lưu ý đến một hiện tượng lạ.
Trong lịch sử Trung Quốc đã nhiều độ từng có những hạm
đội lớn mạnh, nhưng hải quân Trung Quốc lại chỉ quanh quẩn
ở vùng ven biển, hoặc náu lại trong cảng, luôn ở vào thế
bị động khi bị đánh. Còn tàu chiến của quân đế quốc thì
lại có thể xông thẳng vào vùng biển Trung Quốc. Đối mặt
với họng pháo của các nước, hải quân Trung Quốc không biết
trở tay ra sao, chỉ biết chờ đợi số phận bị đánh chìm.

Năm 1931, chính phủ Quốc dân đảng từng ban hành chế độ
lãnh hải 3 hải lý, nhưng chế độ lãnh hải này vô dụng, tàu
chiến các nước lớn tự do đi lại trên biển cả sông ngòi
của Trung Quốc nhằm phục vụ cho chính sách xâm lược của
mình. Sau khi Trung Quốc giải phóng, quân Mỹ ngang nhiên điều
hạm đội tới can thiệp vào công việc nội bộ của Trung
Quốc, sử dụng vũ lực ngăn cản ta giải phóng Đài Loan, lại
còn trắng trợn xâm phạm vùng biển chủ quyền của ta nhằm
kích động hành vi bạo lực.

Mao Trạch Đông cho rằng, người dân Trung Quốc đã đứng lên
rồi thì phải chấm dứt lịch sử có biển mà không biết
phòng giữ, muốn thế phải nắm lấy chủ quyền lãnh hải của
Trung Quốc. Song lãnh hải của Trung Quốc là ở đâu? Ông cảm
nhận được một cách mãnh liệt: Dựng nước xong mà đến
"nền nhà tường rào" của nước mình còn không rõ, khi tàu
chiến các nước vào tới tận cửa nhà giương oai diễu võ,
chúng ta mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng thì nói gì đến
chuyện bảo vệ chủ quyền lãnh hải!

Để giữ vững chủ quyền biển quốc gia, trước tiên phải
làm rõ "cổng thành biển" là ở đâu. Vấn đề lãnh hải
nhắc tới chương trình nghị sự cấp bách. Thế là Mao Trạch
Đông liền gọi điện cho Chu Ân Lai: "Vấn đề lãnh hải cực
kỳ quan trọng, nói Bộ ngoại giao hãy mời các chuyên gia về
luật biển tới để cùng nghiên cứu về vấn đề lãnh hải
của Trung Quốc".

<strong>Mao Trạch Đông tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề độ
sâu lãnh hải</strong>

Ngày 22.8.1958, theo sự sắp xếp của Chu Ân Lai, với danh nghĩa
Quốc vụ viện đã mời các luật gia nổi tiếng, các cố vấn
hàng đầu từng giữ chức công tố viên Trung Quốc tại Tòa án
quân sự Viễn Đông, công tố viên Trung Quốc Nghê Vy từng tham
gia xét xử tội phạm chiến tranh loại A của Nhật Bản và
trợ lý Bộ trưởng Bộ ngoại giao Kiều Quán Hoa từ Bắc kinh
tới nơi ở của Mao Trạch Đông tại Bắc Đới Hà để nghiên
cứu về vấn đề lãnh hải. Mao Trạch Đông nói với Nghê Vy:
"Gần đây tàu chiến các nước thường đến gây sự, hôm nay
muốn mời các nhà tư pháp tới để nghiên cứu vấn đề chủ
quyền lãnh hải".

Nghê Vy giới thiệu chi tiết về vị trí và vai trò của lãnh
hải, về phương pháp phân chia lãnh hải cùng chế độ lãnh
hải được áp dụng ở các nước trên thế giới. Tại Hội
nghị biên soạn luật quốc tế lần thứ nhất được tổ
chức vào năm 1930, trong số 40 quốc gia tới hội nghị, có 33
nước đề xuất các chủ trương của riêng mình, trong đó có
12 nước như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… giữ nguyên ý
kiến độ rộng lãnh hải 3 hải lý, đồng thời tuyên bố:
Đây là "tiêu chuẩn duy nhất về độ rộng lãnh hải của
các nước trên thế giới", 21 nước có chủ trương độ
rộng lãnh hải trên 3 hải lý. Vì thế, "trong lịch sử vẫn
chưa có một độ rộng lãnh hải thống nhất được công
nhận".

Chu Ân Lai đề xuất: "Hiện giờ cần giải quyết trước tiên
vấn đề độ rộng lãnh hải". Mao Trạch Đông nói: "Đúng
vậy, sao sự chênh lệch về độ rộng lãnh hải mà các nước
đã áp dụng lại lớn đến thế?". Nghê Vy trả lời: "Các
nước phát triển dựa vào thực lực kinh tế, quân sự trắng
trợn xâm phạm lãnh hải của các nước khác, cướp đoạt tài
nguyên biển, họ chủ trương độ rộng lãnh hải là 3 hải lý;
còn các nước đang phát triển để bảo vệ chủ quyền lãnh
hải và an ninh lãnh thổ của mình, phần nhiều đều chủ
trương độ rộng lãnh hải 12 hải lý, thậm chí còn nhiều
hơn". Nghê Vy đề nghị: "Phải hạn chế không để các
cường quốc quân sự hoạt động tự do về lãnh hải, lãnh
không, việc thiết lập độ rộng lãnh hải 12 hải lý là
tương đối phù hợp với tình hình thực tế của nước ta".

Mao Trạch Đông lắng nghe chăm chú rồi truy vấn: "Lãnh hải
mà rộng thì có ảnh hưởng gì đến tàu buôn qua lại
không?". Nghê Vy đáp: "Không, luật biển quy định, hoạt
động buôn bán bình thường của các tàu buôn có thể đi qua
lãnh hải vô tư". Mao Trạch Đông gật gù, ông chỉ vào Bột
Hải trên bản đồ, lớn giọng hỏi: "Nếu định được độ
rộng lãnh hải là 12 hải lý, thì phía trong Bột Hải có còn
là hải phận quốc tế nữa không?" Nghê Vy ngẫm ngợi một
lát rồi trả lời: "Đường thủy Lão Thiết Sơn rộng nhất
trong Bột Hải cũng chưa đến 24 hải lý, như vậy Bột Hải
sẽ trở thành nội hải của Trung Quốc, chúng ta được hưởng
chủ quyền hoàn toàn". Mao Trạch Đông mìm cười đứng lên
tự nhủ: "Xem ra, vì an ninh và sự phồn vinh của quốc gia,
cần phải có một lãnh hải khá rộng".

<strong>Độ rộng lãnh hải 12 hải lý được quốc tế chấp
thuận</strong>

Ngày 23.8.1958, Mao Trạch Đông ra lệnh cho hàng vạn khẩu pháo
nã đạn vào đảo Kim Môn. Chiều ngày 25.8, Mao Trạch Đông chủ
trì cuộc Hội nghị thường vụ Bộ chính trị ở Bắc Đới
Hà. Ngoài vấn đề pháo kích vào Kim Môn, hội nghị còn bàn
về vấn đề độ rộng lãnh hải. Mao Trạch Đông cho rằng,
đường bờ biển nước ta dài, trong lịch sử đã nhiều lần
bị xâm lược, để duy trì an ninh hàng hải và lợi ích kinh
tế, đồng thời xem xét đầy đủ đến những rủi ro có khả
năng gặp phải trên trường quốc tế, cần kiên định chủ
trương áp dụng lãnh hải có độ rộng hơn. Ông yêu cầu Bộ
ngoại giao, Bộ tổng tham mưu Quân giải phóng tiến hành nghiên
cứu sâu hơn, đề xuất các ý kiến về độ rộng lãnh hải,
soạn thảo các văn bản tương ứng, chờ Trung ương họp lại
để ra quyết định.

Ngày 1-2 tháng 9 cùng năm, Mao Trạch Đông lại triệu tập hội
nghị ở Bắc Đới Hà, cả Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Bành
Đức Hoài, Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành mới nhậm
chức và cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu Lô Anh
Phu, cùng Kiều Quán Hoa, các luật gia nổi tiếng như Lưu Trạch
Vinh và Chu Ngạnh Sinh… đều tham gia hội nghị. Lưu Trạch Vinh
đương nhậm chức ủy viên Ủy ban điều ước Bộ ngoại giao,
cố vấn Bộ ngoại giao, đại biểu Trung Quốc đầu tiên tham
gia Đại hội lần thứ nhất, lần thứ hai của Quốc tế cộng
sản, từng 3 lần gặp Lenin, trên căn cước của ông có dòng
bút phê của đích danh Lenin "Các cơ quan đoàn thể xô viết
hãy dành mọi sự giúp đỡ cho Lưu Trạch Vinh". Ông còn chủ
trì biên soạn bộ "Đại cương về luật biển" đầu tiên
của Trung Quốc. Giáo sư Chu Ngạnh Sinh đương nhậm chức hiệu
trưởng trường Đại học Vũ Hán kiêm ủy viên Ủy ban quân
chính Trung Nam, phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục.

Lôi Anh Phu tóm tắt báo cáo về quá trình luận chứng đường
lãnh hải và đề nghị áp dụng chế độ lãnh hải 12 hải lý,
Kiều Quán Hoa làm phần giải thích cho bản tin của Bộ ngoại
giao đang chờ công bố. Hai vị luật gia thuyết minh thêm về
các luật quốc tế, đặc biệt là "Các công ước La Hay",
họ đưa ra các chứng cứ kinh điển chủ trương tiếp tục
dùng chế độ lãnh hải 3 hải lý đã được chính quyền công
bố vào thời kỳ Dân quốc, cho rằng nếu tuyên bố 12 hải lý
thì rất có thể sẽ dẫn đến tranh chấp quốc tế, Mỹ, Anh
sẽ lên tiếng phản đối, xử lý không tốt sẽ đánh nhau. Mao
Trạch Đông suy nghĩ một lát, cuối cùng đưa ra lời tổng
kết: "Ý kiến của các ông rất hay, rất đáng quý, khiến
chúng tôi có thể suy nghĩ thêm từ một góc độ khác. Song,
nghiên cứu đi nghiên cứu lại, "Các công ước La Hay" không
phải là thánh chỉ, mà cũng không thể làm theo ý muốn của
các nước Mỹ, Anh… được, đường lãnh hải của chúng ta mà
mở rộng thêm một chút thì vẫn có lợi hơn. Xét đoán từ
các phương diện, đánh thì tạm thời chưa đánh được, chúng
ta không muốn đánh thì quân đế quốc lại nghĩ đến chuyện
đánh sao? Theo tôi là chưa chắc. Nhất định phải đánh, chúng
ta cũng chẳng sợ, đã từng đọ sức ở Triều Tiên rồi, song
nếu như vậy thì phải có sự chuẩn bị". Mao Trạch Đông
xuất phát từ các lợi ích kinh tế, an ninh của Trung Quốc,
đồng thời có xem xét đến tầm bắn hữu hiệu của hỏa pháo
hai bờ nước ta là trên 12 hải lý, cuối cùng đã xác định
áp dụng độ rộng lãnh hải 12 hải lý, đồng thời quyết
định công bố ngay với thế giới.

Này 4.9.1958, Trung Quốc công bố bản "Tuyên bố về lãnh hải
của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", ngay ở
Điều 1 đã tuyên bố: "Độ rộng lãnh hải của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý", "tất cả máy bay và
tàu thuyền quân dụng của các nước, nếu chưa được phép
của chính phủ Trung Quốc, đều không được đi vào lãnh hải
Trung Quốc cùng vùng trời trên đó", phần lớn các quốc gia
trên thế giới hiện nay đều áp dụng chế độ lãnh hải 12
hải lý. Nó chứng tỏ quyết sách ban đầu của chúng ta vừa
bảo vệ được chủ quyền quốc gia, lại vừa phù hợp với
trào lưu lịch sử quốc tế.

Nguồn: <a
title="毛泽东为何将领海定为12海里?不光出于国防考虑"
href="http://news.ifeng.com/history/zhongguoxiandaishi/detail_2012_09/15/17637388_0.shtml"
target="_blank">news.ifeng.com</a>

<strong>Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2013</strong>

[i] Bài viết trích từ "Trung Quốc hải dương báo"; nguyên
tiêu đề: "<strong>Mao Trạch Đông đích thân định độ rộng
lãnh hải 12 hải lý</strong>", tác giả: Lục Nho Đức.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130122/vi-sao-mao-trach-dong-lai-dinh-lanh-hai-la-12-hai-ly),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét