Sử gia Dương Trung Quốc nói về ‘Bên Thắng Cuộc’

<div class="boxleft200"><img
src="http://anhbasam.files.wordpress.com/2013/01/237.jpg?w=249&h=184"
/>></div>

<strong>Sử gia Dương Trung Quốc nhận xét cuốn 'Bên Thắng
Cuộc' của nhà báo Huy Đức có những đóng góp về mặt
phương pháp và tư liệu, khắc phục được hạn chế của sử
học chính thống ở Việt Nam và đóng vai trò như một 'cú
hích' để những ai quan tâm có thể nghiên cứu lịch sử
đương đại của đất nước một cách 'nghiêm túc' và
'thiện chí' hơn.</strong>

Trong khi 'đánh giá cao' cuốn sách, ông Quốc, người đang
nắm giữ chức vụ Tổng thư Ký hội Sử học Việt Nam nhấn
mạnh không nên 'tuyệt đối hóa' những gì được cho là
'sự thực lịch sử' trong cuốn sách.

Theo ông đây mới chỉ là tác phẩm của 'một tác giả' về
một vấn đề được nhiều người quan tâm.

<strong>Dương Trung Quốc</strong>: Thực ra tôi có được bản
thảo của anh Đức trước khi anh ấy công bố trên mạng không
lâu. Và có lẽ nhận xét của tôi, trước hết, tôi không lấy
làm ngạc nhiên về hiệu ứng của cuốn sách ấy đối với
đông đảo công chúng, không chỉ vì anh sử dụng công cụ hết
sức lợi hại tức là xuất bản trên mạng, khiến cho rất
nhiều người có thể tiếp cận được rất nhanh. Tôi nghĩ là
nếu cuốn sách này in theo cách truyền thống là in sách thì
chắc là nó không được như thế này. Nhưng quan trọng hơn
chính là nội dung của nó. Mà trước khi nói đến nội dung thì
phải nói đến cách viết của anh ấy.

Anh ấy là một nhà báo, ai cũng biết là một nhà báo lâu năm
của nhiều tờ báo lớn, và rất có ý thức trong cái việc mà
thu thập tư liệu. Cho nên tôi nghĩ chắc anh cũng có ý tưởng
từ lâu rồi. Vì thế mà, cái cách viết của anh ấy nó đã
khắc phục được một trong những nhược điểm của rất
nhiều các công trình sử học, nhất là ở trong nước Việt
Nam, là nó có bóng dáng con người.

Sử học chính thống Việt Nam thường tiếp cận cái nguyên lý
nhiều hơn, đề cập những cái nguyên lý lớn, quy luật nhiều
hơn là nói đến số phận, thân phận cái con người ở trong
… mà chúng tôi hay gọi là <em>"vô nhân xưng"</em>. Thì đấy
là một cái gây hấp dẫn về phương pháp, cách làm này thì
cũng không phải là thật mới đối với thiên hạ. Ở Việt Nam
thì tôi nhớ đến Đặng Phong thì cũng là cái người khai thác
cái phương pháp này trên cơ sở sử dụng rất nhiều nguồn tư
liệu khác nhau trong đó có nguồn tư liệu sống. Nhưng anh chỉ
đề cập chủ yếu tới cái lịch sử kinh tế thì như thế
cũng ít va chạm cái vấn đề tế nhị hay nhạy cảm như ở
Việt Nam hay nói.

Thế nhưng mà đối với anh Huy Đức thì rõ ràng là anh ấy
biết khai thác cây bút nhà báo. Chúng tôi cũng biết cũng có
quan điểm cho rằng cái lịch sử đương đại, lịch sử còn
đang tác động với những người nhân chứng còn sống hoặc
hậu duệ của họ hoặc những hệ lụy xã hội còn tồn tại
thì thường thuộc về báo chí chứ không phải là các nhà sử
học kinh điển. Vì thế tôi nghĩ đấy là cái thế mạnh của
anh Huy Đức thể hiện trong cuốn sách của mình. Cái thứ hai
là những vấn đề anh nêu lên thì thực ra vấn đề nó động
chạm đến rất nhiều con người, thậm chí hàng triệu con
người. Thế nhưng mà cái dòng văn sử học chính thống Việt
Nam thường né tránh ít đề cập tới hoặc vì nhạy cảm hoặc
vì không muốn hoặc phức tạp v.v… Cho nên nó cũng là một
cái hạn chế của cái dòng sử học chính thống.

Vì thế khi anh đáp ứng được một cái nhu cầu đề cập tới
những vấn đề lịch sử cũng chưa xa lắm mà nó tác động
đến rất nhiều con người, rất nhiều gia đình. Thí dụ như
những vấn đề về di tản, vấn đề về truyền nhân, vấn
đề về nạn kiều, những vấn đề liên quan đến ví dụ như
chính sách cải tạo, chính sách kinh tế v.v… Thì phải nói
đây là cái mảng không phải là tò mò nữa mà người ta cảm
thấy hết sức là thiết thực vì họ có thể nhìn thấy bóng
dáng của mình trong tất cả những cái biến cố có sự kiện
ấy. Và nó tạo nên cái sự hấp dẫn.

Cho nên tôi cũng thấy phản ứng có hai chiều, chiều khen cũng
có mà chiều chê cũng có. Mà phổ biến của chiều chê là gì,
là tính phiến diện. Tính phiến diện, tôi nghĩ rất là đương
nhiên thôi bởi vì là một vấn đề lớn như thế không thể
nào mà dùng những cái nhân chứng cụ thể mà có thể khái
quát được ngay trong một tác phẩm đầu tiên như vậy. Và vì
thế tôi nghe không những chỉ trên báo chí ở trong nước thì
nói rằng đây là một cuốn sách mà đề cập những vấn đề
nhìn nhận rất là phiến diện. Và ngay cả một số nhân chứng
lịch sử mà can dự ở đây đứng ở góc độ phía bên kia
cũng nói rằng là … cũng chưa nói hết được những điều
cần nói.

Trong khi đó giới viết sử ở hải ngoại, ta cứ tạm gọi theo
cách nói về địa lý như thế thì do nhiều hoàn cảnh chính
trị khác nhau thì thường viết có vẻ cực đoan hơn. Cho nên
là cái cách viết phần nào đó giữ được một cái khách quan,
tất nhiên khách quan là hết sức tương đối thôi. Và cũng cố
gắng gửi gắm vào đó một cái thiện chí nào đó, nhưng mà
chia sẻ được sự thông cảm được tất cả là rất khó.

Nhưng dẫu sao cái hiệu ứng quan trọng nhất đối với chúng
tôi khi đọc cái này, nhất là những người làm nghề như
chúng tôi là lịch sử là một cái hiện thực, không thể che
đậy được, nó có thể bị quên lãng lúc này hoặc là bị ít
quan tâm đến nhưng chắc chắn là nó vẫn tồn tại trong ký
ức, trong cái trải nghiệm của rất nhiều con người. Và nếu
chúng ta không có một ý thức dám nhìn thẳng vào sự thật
để nhìn nhận nó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó,
phân tích để rút ra những bài học tốt, bài học không tốt,
bài học xấu thì chúng ta luôn luôn có nợ với lịch sử. Và
lịch sử thường nó sẽ xuất hiện vào những khúc quanh. Chúng
ta nhìn thấy những biến động chính trị lớn trên thế giới
có sự kiện nào mà không gắn với vấn đề lịch sử đâu.
Vì thế nó cũng đánh thức những người có trách nhiệm là
nên nhìn vào những vấn đề rất là phức tạp, rất là phong
phú của cái lịch sử Việt Nam hiện đại trải qua thời gian
chưa dài nhưng phải nói còn bề bộn những công việc mà còn
chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo.

Tôi lấy thí dụ thôi, năm nay là 60 năm cải cách ruộng đất.
Thực ra cải cách ruộng đất nếu anh dám nhìn thẳng vào nó
một cái chủ trương như thế là nó phù hợp với nhu cầu của
đại đa số người Việt Nam là nông dân, cái khẩu hiệu
"ruộng đất cho dân cày" thì tôi cho rằng tự thân nó nếu
không phải là một khẩu hiệu cao cả thì nó cũng chả có tội
tình gì. Nhưng cái cách triển khai v.v… nó có thể tạo ra
những hiệu ứng ngược lại cái mục tiêu tốt đẹp ấy. Thế
nếu đã dám nhìn thẳng vào đó, ta phân tích nó là vì sao và
chia sẻ được, xoa dịu được phần nào cái nỗi đau của
những người trong cuộc mà chịu thiệt thòi và chia sẻ được
những quan điểm nhận thức để thấy cái biện chứng của
cuộc sống nó là như thế và đồng thời chấp nhận những
cái sai lầm để mà sửa chữa. Tôi cho nó sẽ giảm nhẹ rất
nhiều nếu như chúng ta chỉ nghĩ rằng là cứ cất giấu chỗ
nào đó thì chắc chắn một ngày nào đó nó sẽ bộc lộ ra mà
người ta lại không thể chủ động để có thể nhận thức
nó được.

Vì thế mà cái cuốn sách của anh Huy Đức thì tôi nghĩ rằng
là cũng là một cái điều nhắc nhở và làm sao cho chúng ta dám
giữ được một cái quan điểm, dũng cảm là nhìn thẳng vào
sự thật. Và nếu mục tiêu chúng ta mong muốn là những điều
tốt đẹp thì chỉ có bao giờ giải quyết được hóa giải
quá khứ thì chúng ta mới có thể hướng tới một cái mục
tiêu tốt đẹp như ta mong muốn được mà thôi.

<strong>PV</strong>: <em>Theo ông thì những cái sự thực lịch sử
đó, mà tác giả đã đề cập trong hai phần cuốn sách của
mình đó, thì có cái gì mới đối với giới sử học Việt
Nam, nhất là ở trong nước hay không ạ?</em>

<strong>Dương Trung Quốc</strong>: Tôi muốn nói là với số
đông, chứ với giới sử học thì chắc anh em làm lịch sử
thì trên lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì họ đều cũng tiếp
cận cả. Nhất là số đông bởi vì với sử học ngoài công
việc nghiên cứu còn công việc truyền bá nữa, vấn đề là in
ấn xuất bản nữa. Cho nên mới thì không hẳn là mới, cái
phương pháp thì có thể mới một chút, còn cái tư liệu thì
tôi thấy cũng không có gì mới cả. Ít nhất là cá nhân tôi.
Nhưng với nhiều số đông thì nó là mới mà nhất là với các
bạn trẻ vì các bạn chưa bao giờ có cơ hội tiếp cận với
những vấn đề đó, ngay cả những khái niệm mà bạn nói là
"sự thật" ý thì chúng ta cố gắng tiếp cận thôi, những
cái vấn đề mà anh Đức nêu lên là anh tiếp cận với cái
đó, cố gắng tiếp cận, đưa ra những cái bằng chứng, đưa
ra cách phân tích để có thể thuyết phục hoặc chia sẻ
được với mọi người chứ tôi không nghĩ rằng là cuốn sách
của anh là nói sự thật. Cái mục tiêu muốn tìm ra sự thật
thì tôi cho là điều đó có thể có, có thể thấy được,
thế nhưng mà bảo đấy là sự thật thì chưa hẳn, nó mới là
một cuốn sách thôi. Cuốn sách của một người viết thôi,
về những vấn đề nhiều người quan tâm. Còn chính vì thế
mà tôi còn muốn nhân cái cơ hội này như cú hích ý để mọi
người cùng quan tâm nghiên cứu với sự nghiêm túc, với thiện
chí đối với tương lai thì tôi nghĩ rằng là cái lịch sử nó
sẽ sáng tỏ, sáng tỏ hơn. Chứ còn cuốn sách này tôi nghĩ nó
chỉ là một cái khởi đầu mà tôi cũng đánh giá là cao.

<strong>PV</strong>: <em>Thưa ông, có cái chi tiết nào đối với
riêng ông mà nó nổi bật cái độ chính xác của nó mà đặt
ra vấn đề phải bàn lại cái độ tin cậy của nó, của cái
sử liệu, của cái chi tiết cần phải bàn lại bởi vì có
thể theo ông là nó chưa được chính xác, chưa được chân xác
thưa ông?</em>

<strong>Dương Trung Quốc</strong>: Tôi nghĩ rằng là những vấn
đề anh đề cập đến rất là nhạy cảm cho nên cái việc
tiếp cận với một cách tương đối toàn diện về những
nguồn tư liệu chắc không đơn giản, còn khó khăn là đằng
khác. Cho nên tôi không nghĩ rằng đây, những điều anh ý nói
dựa trên một cái nghiên cứu toàn diện, nhưng mà anh khơi ra,
nêu ra được vấn đề mà tôi cho đã là quý. Còn đi vào cụ
thể thì tôi muốn nói thí dụ thế này một trong những cái
mảng mà anh Huy Đức sử dụng nhiều nhất mà cũng gây ấn
tượng nhất, có hiệu ứng nhất là những cái hồi ức hoặc
là những cái phỏng vấn. Như chúng ta biết rằng cái việc
chúng ta sử dụng những lời phỏng vấn rất là phức tạp. Và
không ai biết rằng … đầu tiên sẽ đặt câu hỏi đơn giản
thôi là có cuộc phỏng vấn đấy thật không? Cái thứ hai, cái
phỏng vấn đấy người ta có đồng ý cho công bố không? Thậm
chí công bố như thế có đúng không? Và không những là những
người còn sống mà những người hậu duệ của những người
đã mất họ vẫn có bản quyền đối với cái đó. Cái đó là
một cái phải hết sức thận trọng trong sử dụng. Nó có thể
gây hiệu ứng rất là mạnh đối với người đọc nhưng mà
nó cũng đòi hỏi một sự thẩm định.

Tôi rất là tin cậy anh Huy Đức với tư cách anh là một nhà
báo mà tôi quen biết nhưng mà khi đã đưa vào một cuốn sách
mang tính chất lịch sử như cuốn sách này thì cái sự thận
trọng về việc sử dụng tư liệu tôi cho là hết sức quan
trọng, nhất là bản quyền đối với những cái lời trả lời
phỏng vấn ấy. Tôi nghĩ ngay ở Việt Nam thôi, ai phỏng vấn
tôi sau đó theo đúng luật là anh phải ghi chép như thế nào
chuyển lại cho tôi đọc, tôi đồng ý thì mới được công
bố. Đấy là nguyên tắc thôi, còn trong thực tế có những
mối quan hệ tin cậy lẫn nhau thì chắc không phải đi qua khâu
ấy nhưng về nguyên tắc thì phải là như thế. Cho nên là tôi
nghĩ rằng đây chúng ta cố gắng ghi nhận những nỗ lực của
anh Huy Đức thôi, nhưng đừng tuyệt đối hóa đó là sự
thật. Mà quan trọng là làm cho mọi người quan tâm đến nó và
tiếp cận nó một cách rất là nghiêm túc và cùng với thời
gian tôi nghĩ là chúng ta sẽ tiếp cận gần nhất cái sự thật
mà chúng ta mong muốn không phải là với ý thức phê phán quá
khứ mà quan trọng nhất là tìm ra bài học tốt cho hiện tại
và tương lai.

Nguồn: <a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/01/130124_duongtrungquoc_winnerside.shtml">BBC
tiếng Việt</a>

Phần gỡ tiếng: Blog Ba Sàm

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130126/su-gia-duong-trung-quoc-noi-ve-ben-thang-cuoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét