Dự thảo Hiến pháp: Quy định về quyền con người

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy
ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, ngày
2/1, toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được các
cơ quan thông tin đại chúng đăng tải.

Việc triển khai đợt lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm thể hiện rõ việc phát huy
quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân…
trong việc sửa đổi Hiến pháp. Đây là đợt sinh hoạt chính
trị-pháp lý quan trọng, rộng lớn trong nhân dân và cả hệ
thống chính trị.

Phóng viên TTXVN đã ghi lại ý kiến của cử tri về việc tổ
chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992.

Theo luật sư, thạc sỹ luật Hà Hoàng Hiệp (Đoàn Luật sư Hà
Nội), việc Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là hết sức cần thiết, góp
phần phát huy đầy đủ và sâu sắc hơn dân chủ xã hội chủ
nghĩa, bảo đảm việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi Hiến pháp thực sự là đợt sinh hoạt chính trị-pháp lý
quan trọng, rộng lớn trong nhân dân và cả hệ thống chính
trị.

Trong dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi lần này, luật sư
Hiệp đặc biệt quan tâm đến nhóm các quy định liên quan
đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.

<span class="underlined-text">Theo luật sư Hiệp, dự thảo Hiến
pháp sửa đổi lần này cần làm rõ nội dung quyền con người,
quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong
việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân; bổ sung một số quyền mới là kết quả của
quá trình đổi mới 25 năm qua ở Việt Nam, phù hợp với các
điều ước quốc tế về quyền con người mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. </span>

Theo luật sư Hiệp, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên đã ghi
nhận nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Tuy nhiên, quy
định của Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân có một số điểm chưa phù hợp như quy
định quá chung về quyền con người; chưa phân biệt rõ quyền
con người, quyền công dân; chưa xác định rõ trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, chưa thể hiện
được cụ thể mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Nêu quan điểm góp ý vào dự thảo, luật sư Hiệp đề nghị,
Hiến pháp sửa đổi lần này cần quy định một cách nhất
quán về về cách thức thể hiện trong lĩnh vực quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Cần làm rõ việc hạn chế quyền con người và quyền cơ bản
của công dân phải do Hiến pháp, luật quy định. Bên cạnh
đó, cần luật hóa một số quyền đã được ghi nhận trong
Hiến pháp như quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền biểu
quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân...

Ngoài ra, Hiến pháp 1992 sửa đổi cũng cần quy định rõ cơ
chế bảo đảm thực thi các quyền về chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa của công dân./.

(TTXVN)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20130102/du-thao-hien-phap-quy-dinh-ve-quyen-con-nguoi),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét