<div class="boxright300"><img
src="http://quechoainfo.files.wordpress.com/2012/11/ap_20110823080104630.jpg?w=251&h=300"
/></div>
Mình không biết bác Hai Kim, chẳng biết bác làm gì, ở đâu.
Trước đây mình nhầm bác với giáo sư canh nông Hoàng Kim
đồng hương với mình, hóa ra không phải. Từ khi biết đọc
đến giờ mình chưa thấy ai bênh vực người nông dân bền bỉ
và quả cảm như bác Hai Kim. Có thể nói đây là cây bút viết
về nông dân trung thực nhất, chí tình nhất. Từ năm 2007 đến
giờ bác Hai Kim liên tục viết hàng trăm bài vì lợi ích
người nông dân, tất cả các bài bác viết đều chí lí, nói
có sách mách có chứng. Có điều bác viết dài quá, cư dân
mạng người ta vừa lướt mạng vừa làm việc, bài dài qua
thường được bỏ qua hoặc lướt qua. Hơn nữa viết cho mấy
ông chóp bu đọc lại càng phải ngắn, kêu điều gì thì kêu
một điều thôi, đừng có nóng ruột điều gì cũng kêu người
ta nghe ù tai, chán rồi bỏ.
Hơn nữa, nói như mấy bác BVN (<a
href="http://www.boxitvn.net/bai/42438">tại đây</a>): "<em>Ông Hai Kim
đã nói được nhiều điều rất chí lý, nhưng có một điều
hình như ông chưa kịp nghĩ: bà Thủ tướng Thái Lan đưa ra
những chính sách làm cho nông dân Thái mát mặt vì về cơ bản
bà ấy sống trên một đất nước có pháp luật từ lâu đời
và nền pháp luật ấy bảo vệ quyền lợi cơ bản của người
dân. Nhìn mặt bà Thủ tướng Thái còn thấy bà là người có
học, thấm nhuần sâu sắc được tình người. Trong khi ở
ViệtNam, muốn có điều đó, xin ông hãy… nhắm mắt tưởng
tượng ra một giấc mơ đẹp.</em>"
Đúng là như vậy. Lần này bác Hai Kim có bài Đừng nhân danh
những điều tốt đẹp để bần cùng hoá nông dân (<a
href="http://www.boxitvn.net/bai/42438">tại đây</a>), trong đó bác
nêu 7 cái "đừng" rất chi là chí lí: 1.1) Đừng nhân danh
chủ nghĩa xã hội để tước đoạt quyền sở hữu ruộng
đất của nông dân. 2) Đừng nhân danh công nghiệp hoá, thành
thị hoá, an ninh quốc phòng để tước đoạt quyền sở hữu
ruộng đất của nông dân. 3) Đừng nhân danh chống lạm phát
và an ninh lương thực để khống chế giá lúa gạo của nông
dân. 4) Đừng nhân danh quyền lợi của nông dân mà mua lúa tạm
trữ, để ăn cướp lợi nhuận của nông dân. 5) Đừng nhân
danh an ninh lương thực để khống chế giá đền bù rẻ mạt
cho nông dân. 6) Đừng nhân danh ổn định chính trị để chiếm
Hội Nông dân của nông dân. 7) Đừng dùng thuyết vị lợi mà
gây hại cho nông dân.
Chỉ cần thực hiện được 1 cái "đừng" thì nông dân ta
đã sung sướng lắm rồi, nói chi đến 7 "đừng". Nhưng 7
cái "đừng" đó là vô vọng, bởi vì có một cái KHÔNG nó
vô hiệu hóa 7 cái "đừng" kia. Minh xin diễn đạt bằng con
toán như ri:
Đẳng thức mơ ước: (Của dân + Do dân + Vì dân) : 7 ĐỪNG =
Ấm no hạnh phúc...> 7 ĐỪNG : ( Của dân + Do dân + Vì dân) =
Hạnh phúc ấm no.
Trên thực tế đang diễn ra đẳng thức này: KHÔNG x (Của dân +
Do dân + Vì dân) = Không có gì… > Không có gì : 7 ĐỪNG = không
có gì... > 7 ĐỪNG: Không có gì = Vô vọng.
Rất có thể đẳng thức cuối Nhà nước sẽ dành cho bác Hai
Kim và những ai thuộc trường phái Hai Kim là như ri: HAI KIM x 7
ĐỪNG = Điều 88
Bác Hai Kim ơi, rứa đo rứa đo!
Nguyễn Quang Lập
____________________________________
<h2>'Khiếu nại đất đai nhiều do cán bộ vô cảm' - chứ không
phải do thế lực thù địch???</h2>
Trong 7 năm, có hơn 1,2 triệu đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong
đó liên quan đến đất đai chiếm gần 70% với tỷ lệ đúng
cao. Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy trách
nhiệm cho người đứng đầu khi xảy ra vi phạm.
Sáng nay, Quốc hội nghe báo cáo giám sát việc thực hiện chính
sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân với các quyết định hành chính về đất đai. Theo Thanh tra
Chính phủ từ 2003 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước
các cấp đã tiếp nhận và xử lý trên 1,2 triệu đơn thư
khiếu nại, tố cáo trong đó số liên quan đến đất đai
chiếm gần 70%. Số vụ khiếu nại đúng chiếm xấp xỉ 20%, có
đúng có sai chiếm 28%; số vụ tố cáo đúng chiếm 16,2%, có
đúng có sai chiếm 29,6%.
"Qua đó có thể thấy việc khiếu nại, tố cáo của công dân
là có cơ sở, việc ra quyết định hành chính về đất đai
của các cấp chính quyền còn nhiều thiếu sót", ông Giàu nói
và cho rằng, nguyên nhân đầu tiên của thực trạng này là sự
bất cập của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai
ở nhiều mặt như văn bản luật thay đổi nhiều, không sát
thực tế. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giá
đất có sự chênh lệch lớn giữa giá nhà nước bồi thường
và giá do nhà đầu tư thỏa thuận với dân... Các quyết định
hành chính được ban hành còn nhiều hạn chế, sai sót.
"Ngoài ra, còn có sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành
pháp luật về đất đai; sự thiếu gương mẫu, sa sút về
phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức",
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nhìn nhận.
<center><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e2/95/Ong-Giau-01.jpg"
/></center>
<center><em>Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu. Ảnh:
TTXVN.</em></center>
Trong quản lý đất đai, nội dung khiếu nại, tố cáo đối
với các quyết định hành chính chủ yếu tập trung ở 3 nội
dung, gồm khiếu nại các quyết định hành chính về thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm 70%; khiếu
nại các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 20%; khiếu nại
các quyết định hành chính về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chiếm 10%. Từ 2005 đến tháng 6/2009, cả
nước có hơn 3.800 đoàn khiếu nại, tố cáo đông người. Năm
2010 có trên 3.200 đoàn, năm 2011 có gần 4.200 đoàn. Trên 70% số
vụ là khiếu nại, còn lại là tố cáo hoặc vừa khiếu nại,
vừa tố cáo.
Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều
xảy ra các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, trong đó có
một số vụ đông người nhiều lần kéo đến Trụ sở tiếp
công dân, các cơ quan ở Trung ương với thái độ rất gay gắt.
Các đoàn khiếu nại, tố cáo đông người ngày càng tăng về
số lượng. Đây là vấn đề phức tạp nếu không được
giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội.
Trước những con số được nêu trong báo cáo giám sát, đại
biểu Hồ Thị Thủy khẳng định, để dẫn đến thực trạng
này có nguyên nhân là "thái độ vô cảm, bàng quan với bức
xúc của dân" của cán bộ hoặc "cố tình bao che vì lợi ích
dòng họ, lợi ích nhóm"; việc bồi thường còn để xảy ra sai
sót, thiếu công khai, minh bạch; cán bộ cố tình làm sai để
sách nhiễu.... "Một số người lợi dụng chính sách của nhà
nước để bao chiếm đất, kiếm lợi bất chính. Các vấn đề
xã hội nảy sinh sau thu hồi đất chưa được chú ý", bà Thủy
nói.
Để giải quyết, theo bà khi sửa luật đất đai cần thống
nhất quy định thu hồi phải do nhà nước thực hiện, kết
hợp với các chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ tái định
cư.... "Cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu xảy ra vi
phạm, tăng đối thoại với dân, tăng hòa giải cơ sở", nữ
đại biểu này nêu giải pháp.
<center><img
src="http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/e2/95/Dai-bieu-Kim-Be.jpg"
/></center>
<center><em>Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé. Ảnh: TTXVN.</em></center>
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nhấn mạnh đến sự bất cập
trong việc ban hành văn bản pháp luật. Nữ đại biểu này dùng
từ "ma trận" trong các văn bản hướng dẫn thi hành khiến đơn
thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nhiều. "Tôi
kiến nghị sớm ban hành luật đất đai sửa đổi, trong đó,
những vấn đề cụ thể phải ghi rõ trong luật để hạn chế
sự quá tải văn bản dưới luật", bà Kim Bé nói.
Dẫn lại việc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thu hồi lại
đất một số dự án chậm triển khai để trả lại cho dân là
"đúng, hợp lòng dân", đại biểu Bé cho rằng, Nhà nước cần
quan tâm tới khiếu nại chính đáng của người dân dân vì
chỉ khi người dân yên tâm thì đất nước mới phát triển
được.
Cũng trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã nêu nhiều
bất cập trong chính sách, pháp luật về đất đai. Theo đại
biểu Nguyễn Ngọc Phương "chưa có lĩnh vực nào mà văn bản
nhiều, nhanh lỗi mốt" như lĩnh vực này. Còn đại biểu Ngô
Văn Hùng thì đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo tổng kết
kỹ hơn về việc thi hành chính sách đất đai cũng như quyền
khiếu nại tố cáo của người dân trong những năm qua. Ông cho
rằng, tuy rất cấp bách nhưng việc thông qua Luật đất đai
sửa đổi cần thận trọng, dù phải thông qua tại 3 kỳ họp.
Nghiên cứu nhiều báo cáo giám sát về lĩnh vực này của các
năm trước, đại biểu Hà Công Long cho biết, thực trạng phức
tạp của khiếu nại đông người đã từng được cảnh báo
từ năm 2008. Tính "phức tạp" của vấn đề được ông nêu
bằng dẫn chứng, từ khi khai mạc kỳ họp đến nay (hơn 2
tuần) đã có gần 50 đoàn đông người kéo đến cơ quan tiếp
dân, Văn phòng Quốc hội.
Dẫn ra một đơn thư được gửi tới đại biểu Quốc hội
kỳ này về một vụ việc 10 năm chưa được giải quyết, theo
đại biểu này, cần làm thế nào để đem lại quyền lợi cho
người dân. Bằng việc giám sát tối cao của Quốc hội tại
phiên họp, cần có giải pháp để sớm khắc phục những yếu
kém, thiếu sót được nêu trong báo cáo giám sát.
"Ban Dân nguyện từng kiến nghị sửa Nghị định 181, báo cáo
này vẫn nêu lại, chưa sửa. Đây là việc cụ thể thì ai
chịu trách nhiệm, chẳng nhẽ cứ nói đi nói lại mãi?", ông
Long nói.
<div class="special_quote">Liên quan tới 528 vụ việc khiếu nại,
tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, tính đến 15/10/2012,
các Bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra, rà soát được
486/528 vụ (đạt 92%), với kết quả cụ thể như sau: số vụ
thống nhất với địa phương dự kiến chấm dứt khiếu nại
hoặc chấm dứt thụ lý, giải quyết là 282 vụ việc (chiếm
58%); số vụ yêu cầu địa phương giải quyết, giải quyết
lại hoặc xem xét hỗ trợ cho người dân là 131 vụ việc
(chiếm 27%); số vụ việc thống nhất xin ý kiến của Thủ
tướng Chính phủ là 41 vụ việc (chiếm 8,4%); số vụ việc
các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang phối hợp giải quyết
là 32 vụ việc (chiếm 6,6%).</div>
Nguyễn Hưng
<a
href="http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/khieu-nai-dat-dai-nhieu-do-can-bo-vo-cam/">Theo
VnExpress</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121107/nguyen-quang-lap-7-dung-va-1-khong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét