Đào Tuấn - Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước)

<em><strong>Sự đồng thuận tuyệt đối trong việc tăng quyền
cho Chủ tịch nước tại QH hôm qua, không phải bởi để tránh
lãng phí, dù đó đang là một cái ghế to, đang được dùng
để "tượng trưng".</strong></em>

<div class="boxleft300"><img
src="http://daotuanddk.files.wordpress.com/2012/11/ghe2.png?w=300&h=281"
/></div>
Đương thời, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lần yêu
cầu Mặt trận mở cuộc vận động hỏa táng, để tiết kiệm
đất, và hát quốc ca, để giáo dục lòng yêu nước. Những
điều đó là cần thiết, nhưng dường như đó không phải là
việc xứng với tầm vóc của mấy chữ "nguyên thủ quốc
gia".

Đã từ rất lâu, trước dân chúng, chế định Chủ tịch
nước rất đơn giản chỉ là người đọc vài câu "gửi
đồng bào và chiến sĩ cả nước" mỗi đêm giao thừa, xuất
hiện trong những bản tin tiếp khách lễ tân; tới trao huân
chương, dự lễ khánh thành. Sang hơn tí nữa thì ký ban hành
luật. Và đó là một bộ luật đã được Chính phủ đệ
trình và Quốc hội thông qua.

Rất ít điểm nhấn, như việc Chủ tịch nước cưỡi tàu ra
Bạch Long Vĩ để khẳng định chủ quyền biển đảo. Hoặc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định quyết tâm chống
tham nhũng.

Đến ngay một công việc đã được quy định trong Hiến pháp,
rằng Chủ tịch nước có quyền dự các phiên họp của Chỉnh
phủ, thực ra, cũng chưa từng được thực hiện. Ngày hôm qua,
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo băn
khoăn vừa hỏi vừa tự trả lời: Trước đây quy định Chủ
tịch nước được quyền tham dự các buổi họp của Chính
phủ. Nhưng quy định này là chưa rõ ràng. Có một cái ghế
chủ tọa thì Thủ tướng ngồi rồi. Vậy thì Chủ tịch nước
ngồi ở đâu!?". Vấn đề mà ông Thảo nói, chắc chắn không
phải là vì "thiếu một cái ghế". Mà ở việc "kê thêm
ghế", và "chỗ đặt ghế".

Cái ghế Chủ tịch nước, trong Hiến pháp, là nguyên thủ
quốc gia, nhưng thực tế, lại rất "tượng trưng" - Đây là
từ mà ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh đã sử dụng. Theo bà
Khánh, chế định Chủ tịch nước chỉ có thực quyền trong
thời kỳ đầu khi Hiến pháp quy định Chủ tịch nước đồng
thời là người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên, "càng về
sau, chế định Chủ tịch nước, dù vị trí rất quan trọng
nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng". Sau khi nhắc đi nhắc
lại rằng: "Chúng ta phải thừa nhận thực tế như vậy",
sau khi ngập ngừng mất vài giây, bà Khánh sau đó đã quả
quyết dùng chữ "lãng phí": "Và điều đó là rất lãng
phí".
Ngày hôm qua, ĐBQH nào phát biểu liên quan đến chế định Chủ
tịch nước đều tán thành việc cần tăng quyền lực cho chức
danh này. Đây là một sự đồng thuận tuyệt đối hiếm thấy
tại Quốc hội.

Viện trưởng Đinh Xuân Thảo nói: Hiến pháp quy định rõ
những gì gắn với chức năng của Chủ tịch nước thì chế
định này có quyền yêu cầu triệu tập phiên họp Chính phủ.
Chủ tịch nước là Thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch
HĐ quốc phòng an ninh. Được phong quân hàm cấp tướng từ
thiếu tướng trở lên, chuẩn đô đốc hải quân trở lên.
Chủ tịch nước được quyền bãi bỏ văn bản của chính
phủ, Thủ tướng chính phủ. Chủ tịch nước có quyền đề
nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, người tự
nhận "nói thẳng quá nên giờ người ta không mời góp ý cho
Hiến pháp nữa" cũng để nghị: "Cần xem xét vai trò của
Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Quốc hội, đặc biệt
là đối với Chính phủ khi trong Hiếp pháp 1992, quy định về
mỗi quan hệ này là rất mờ nhạt".

Và bà Khánh đương nhiên đặc biệt tán đồng bởi theo bà:
"Tăng quyền cho Chủ tịch nước chính là việc tăng cường
kiểm soát quyền lực của nhau (các chế định khác)".

Nhưng rõ ràng, sự đồng thuận tuyệt đối tại QH hôm qua,
không phải bởi để tránh lãng phí.

Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một
"cái ghế", thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế
định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946,
theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là
người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và
trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
hủy bỏ cho Quốc hội. Huống chi, ở Việt Nam còn có chế
định "Đảng cộng sản" cũng được ghi trong Hiến pháp.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121107/dao-tuan-lang-phi-cai-ghe-chu-tich-nuoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét