Nhà kinh tế Paul Blustein nhận định bài học rút ra là cách
thức tuyên bố phá sản; phải làm sao để mọi sự diễn ra có
trật tự, không đột ngột, để tránh gây sốc và thảm họa.
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a
href="http://phapluattp.vn/20120609115748212p0c1014/tranh-di-vay-de-cuu-no-xau-cua-dnnn.htm">Tránh
đi vay để cứu nợ xấu của DNNN</a></li>
</ul></div>
"Phá sản", "vỡ nợ", "bị phát mại, tịch biên gia
sản" là những từ ngữ luôn có khả năng làm người nghe
giật mình. Nói đến nợ quốc gia, người dân cũng thường lo
sợ rằng những khoản nợ khổng lồ sẽ khiến nền kinh tế
đổ vỡ và con cháu chúng ta sẽ phải nai lưng trả nợ cho cha
ông. Tuy nhiên, thực chất vấn đề nợ quốc gia không hoàn
toàn như số đông vẫn nghĩ. Với riêng Việt Nam, rủi ro nằm
ở một chỗ khác…
Nợ quốc gia, hay còn gọi là nợ công, là các khoản nợ của
chính quyền, tồn tại dưới hình thức các chứng khoán mà
chính quyền phát hành và đang nợ. Tính đến cuối năm 2011,
nợ công của Việt Nam đã lên tới 58,7% GDP.
Khi Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính)
công bố con số nợ công, nhiều người băn khoăn không hiểu
tỉ lệ 58,7% và 31,1% GDP trên đây là ít hay nhiều, liệu có
khả năng các thế hệ tương lai của Việt Nam phải "è cổ
gánh nợ" hay không và quan trọng nhất là: Sẽ ra sao khi một
quốc gia phá sản? Thắc mắc càng trở nên đáng lo ngại khi
đặt trong bối cảnh Hy Lạp vừa trải qua khủng hoảng nợ
công, làm cả châu Âu phải dốc sức ứng cứu.
<h2>Quốc gia vỡ nợ thì làm sao?</h2>
Sử dụng tỉ lệ nợ công tính trên GDP là một trong những
biện pháp chủ yếu để đánh giá nợ của một quốc gia.
Chẳng hạn, một trong các tiêu chuẩn của EU để được gia
nhập đồng euro là nợ của một quốc gia không được vượt
quá 60% GDP của nước đó.
<center><img
src="http://phapluattp.vcmedia.vn/zmFXaMf02iyYngijCf8krGuUCNG8J4/Image/2012/06/10-6/4chot_1a2db.jpg"
/></center>
<center><em>Biếm họa về khủng hoảng nợ công Hy Lạp trên tờ
The Guardian: Bảo quản giá bán lẻ các khối đá của đền
Parthenon.</em></center>
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh
tế và Chính sách (VEPR), cũng có những trường hợp tỉ lệ
nợ công tính trên GDP không phải là vấn đề, mà quan trọng
là khả năng trả nợ của quốc gia như thế nào. Ví dụ, nợ
công của Nhật Bản lên tới 200% GDP, thuộc hàng cao nhất trong
những nước phát triển nhưng do kinh tế tăng trưởng ổn
định (dù không cao), vẫn đảm bảo thu được thuế, cho nên
không ở tình trạng báo động về nợ công. Song cùng thời gian
đó, ở châu Âu lại xảy ra khủng hoảng nợ công khiến nhiều
nước lao đao, với tỉ lệ nợ công của Hy Lạp năm ngoái là
160% GDP, Ý 120% GDP, Hungary 76,1% GDP. Lý do là tốc độ tăng
trưởng kinh tế của họ thấp, thậm chí âm.
Bên cạnh đó, cơ cấu nợ cũng là một yếu tố để xem xét,
chẳng hạn nếu có một cơ cấu trong đó nợ dài hạn được
rải đều ra các năm, thì quốc gia có thể cân đối được
các hoạt động vay nợ mới để trả nợ cũ, do đó không
chịu sức ép của nợ nần.
Khi một quốc gia lâm vào tình trạng phá sản, nghĩa là họ
không còn thanh toán được các khoản tín dụng nước ngoài
hoặc không có ngoại tệ để chi trả cho nhập khẩu. Điều ít
người biết là, theo nhà kinh tế học Ken Rogoff của ĐH Harvard,
việc các nước bị vỡ nợ không phải là bất thường:
"Nhiều nước đã phá sản mà thậm chí họ không biết;
chuyện ấy thậm chí không được ghi lại trong sách lịch sử
của họ. Nhiều nước phá sản ít nhất vài lần". Hậu quả
của vỡ nợ là quốc gia đó không còn khả năng nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ cần thiết, thậm chí thiết yếu; nạn
tháo vốn bùng nổ; và nhất là trong một thời gian dài sẽ
không nước nào dám cho họ vay mượn nữa. Đây là chuyện đã
xảy ra với Argentina năm 2001, khi Tổng thống Adolfo Rodríguez Saá
tuyên bố ngừng thanh toán nợ, tập trung vào "nghĩa vụ trong
nước của nhà nước đối với dân chúng". Hậu quả là nền
kinh tế sụp đổ, biểu tình bạo loạn càng tồi tệ hơn, ngân
hàng phải đóng cửa để ngăn chặn tháo vốn. Ác mộng kéo
dài khoảng vài năm, cho đến khi vì đồng peso mất giá mà giá
hàng hóa của Argentina lại thành ra rẻ trên thị trường quốc
tế, xuất khẩu gia tăng và ngoại tệ lại đổ về, các nước
khác lại tiếp tục cho vay. Nhà kinh tế Paul Blustein nhận định
bài học rút ra là cách thức tuyên bố phá sản; phải làm sao
để mọi sự diễn ra có trật tự, không đột ngột, để
tránh gây sốc và thảm họa.
<h2>Nợ công của Việt Nam: Rủi ro lại nằm ở… DNNN</h2>
Như trên đã phân tích, đặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh
tế thấp và doanh nghiệp phá sản hàng loạt dẫn đến thất
thu thuế, tình trạng nợ công của Việt Nam hiện nay không
phải là lành mạnh. Điều may mắn là xét về cấu trúc, các
khoản nợ phần lớn là vay ưu đãi trong thời hạn dài với
lãi suất thấp, cho nên hiện tại chưa có nguy cơ xảy ra cuộc
khủng hoảng nợ công nào.
Tuy nhiên, một điều cũng ít người biết là về lâu về dài,
khối DNNN mới là mối đe dọa đối với nợ công. Rủi ro nằm
ở những khoản vay mượn nước ngoài của DNNN, do Nhà nước
đứng ra bảo lãnh (chính là "nợ chủ quyền" - "sovereign
debt") và trong tương lai sẽ được Nhà nước hỗ trợ chi
trả bằng tiền ngân sách. Sự hỗ trợ sẽ diễn ra dưới các
hình thức khoanh nợ, giãn nợ (còn được gọi một cách kỹ
thuật là "tái cấu trúc nợ", chuyển từ vay ngắn hạn
thành vay dài hạn), thậm chí xóa nợ. Trong một bài báo trên
Thời báo Kinh tế Việt Nam, tháng 9 năm ngoái, ông Nguyễn Quang
Dũng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), đã
cho biết: "Nợ của các tập đoàn, tổng công ty… chiếm
khoảng 75%-80% tổng dư nợ của VDB. Tình hình như hiện nay có
rất nhiều đồng chí lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có
văn bản gửi cho tôi đề nghị lùi nợ, giãn nợ". Tính đến
tháng 9-2011, tổng nợ của khối DNNN được Chính phủ bảo
lãnh chiếm khoảng 17,5% dư nợ của DNNN. Khó mà khẳng định
được tỉ lệ này là cao hay thấp nhưng với chất lượng
điều hành và hoạt động kinh doanh ở các tập đoàn Nhà
nước, cũng như xét những bê bối Vinashin, Vinalines… vừa qua,
thì khả năng Nhà nước phải thâm hụt ngân sách vì nợ công
là một rủi ro hoàn toàn có thể thành hiện thực.
<div class="special_quote"><h2>Rủi ro gia tăng về nghĩa vụ nợ dự
phòng</h2>
Nợ công của Việt Nam vẫn đang ở mức bền vững, song mọi
người ngày càng nhận thức rõ được rằng nghĩa vụ nợ dự
phòng có thể là một mối nguy lớn. Tổng số nợ nước ngoài
do chính phủ đi vay và được Chính phủ bảo lãnh tăng gần 50%
kể từ năm 2008 (21,8 tỉ hoặc 21% GDP) cho đến cuối năm 2010
(32,5 tỉ hoặc 32,7% GDP) do Chính phủ áp dụng gói kích thích
tài khóa. Mặc dù vay nợ của Chính phủ từ các nhà đầu tư
nước ngoài tăng từ khoảng 3 tỉ USD trong năm 2008 lên 5,4 tỉ
USD năm 2010, song 80% nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính
phủ bảo lãnh vẫn là nợ dài hạn và nợ ưu đãi từ các
nguồn viện trợ chính thức. Nợ công trong nước tăng từ
khoảng 18% GDP trong giai đoạn 2006-2008 lên khoảng 21,5% GDP trong
năm 2010, nguyên nhân cũng là do gói kích thích tài khóa.
Mặc dù mức nợ hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát, song những
rủi ro về nghĩa vụ nợ tiềm ẩn từ các DNNN và khu vực tài
chính là không nhỏ. Những nghĩa vụ nợ tiềm ẩn không được
phản ánh trong số liệu thống kê về nợ của Chính phủ và
nợ được Chính phủ bảo lãnh là một nguồn gốc bất trắc
đáng kể.
Chính phủ sẽ phải tìm cách để cân bằng một cách hợp lý
giữa hai mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn và
xây dựng một nền kinh tế hiệu quả và năng suất cao trong
dài hạn. Chính phủ quan niệm rằng phần lớn các tập đoàn
kinh tế nhà nước đều hứa sẽ cắt giảm chi phí thông qua
cải thiện hiệu quả hoạt động. Nếu như DN không có khả
năng làm ăn có lãi hay tự mình đứng vững được thì Chính
phủ lại phải bù đắp cho họ thông qua ngân sách.
Tuy nhiên, dư địa tài khóa cho những biện pháp kiểu trợ cấp
như thế này không còn nhiều!
Nguồn: <em>Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tháng
6-2012</em></div>
ĐOAN TRANG
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121031/doan-trang-no-cong-viet-nam-nguon-rui-ro-nam-o-doanh-nghiep-nha-nuoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét