Eileen Pennington - Cơ hội mới cho phụ nữ Miến Điện

<em><strong>Nữ quyền cần phải được ưu tiên hàng đầu khi
Miến Điện hướng tới một nền dân chủ thực
sự.</strong></em>

Trong chuyến đi gần đây tới Miến Điện (hay còn gọi là
Myanmar), với tư cách là một quan sát viên của đoàn đại
biểu Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tôi
tiếp xúc với khá nhiều quan chức chính phủ hàng đầu, các
nhà hoạt động, và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự để
nói về những thay đổi đang diễn ra trong nước và triển
vọng cho một quá trình chuyển đổi thuận lợi sang nền dân
chủ.

<div class="boxleft220"><img
src="http://phiatruoc.info/wp-content/uploads/2012/10/burma-women.jpg" /><div
class="textholder">Nguồn ảnh: Bộ Ngoại giao</div></div>
Mặc dù có sự cam kết chắc chắn từ tất cả các bên, nhưng
số các nhà cải cách có ảnh hưởng vào cuộc vẫn còn khá ít
ở Miến Điện, do đó chương trình cải cách vẫn còn rất mong
manh và phải đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Chẳng
hạn như việc các quan chức quân đội hiện nay trong chính phủ
cam kết chuyển đất nước dần dần sang thể chế dân sự,
nhưng điều này được hình thành với cam kết phải duy trì
sự hòa bình và ổn định. Trong khi đó, hiến pháp hiện nay cho
phép Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc gia của các tướng cấp
cao tái thiết lập quân luật bất cứ lúc nào. Phe đối lập
dân chủ dường như không thay đổi hiện thực này bởi vì
việc sửa đổi hiến pháp yêu cầu 75% sự ủng hộ từ quốc
hội và 25% số ghế được dành riêng cho quân đội.

Lịch sử quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ trên toàn
cầu và khu vực cho thấy rằng hòa bình và ổn định lâu dài
chỉ đạt được bằng cách dàn xếp ổn thỏa về mặt chính
trị với các dân tộc thiểu số, thành phần chiếm gần một
nửa dân số của Miến Điện. Tuy nhiên, những người có ảnh
hưởng ở Miến Điện đang thiết lập một con đường mới
dung hòa hơn với những nhóm người này bằng việc duy trì các
điều khoản ngưng bắn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
chứ không phải bằng giải pháp chính trị.

Trong một môi trường đầy biến động như hiện nay, rất khó
để tiên đoán vai trò của phụ nữ có thể và sẽ làm được
gì trong việc xây dựng tương lai Miến Điện. Nhìn chung, dữ
liệu đáng tin cậy ít ỏi về thân phận và địa vị của
phụ nữ ở Miến Điện gây rất nhiều khó khăn để có thể
đưa ra các kết luận cuối cùng, và điều này thực sự cũng
nhấn mạnh rằng Miến Điện vẫn đang trong giai đoạn đầu
tiên của quá trình phát triển, tiến đến một nền dân chủ
hứa hẹn sẽ có trách nhiệm và minh bạch hơn.

Trong thực tế thì hiện nay đã có một số phụ nữ nổi bật
trong vai trò lãnh đạo. Đa số các nữ bác sĩ, y tá, và giáo
viên mang đến các hình ảnh với vai trò mạnh mẽ cho các em
gái và phụ nữ trẻ khi xem xét nghề nghiệp tương lai và
đồng thời có khả năng làm tăng tỷ lệ nữ giới tham gia vào
lực lượng lao động.

Nhiều người tôi gặp trong chuyến đi vừa qua khẳng định
rằng phụ nữ đã đóng vai trò mạnh mẽ trong việc ra quyết
định, mặc dù điều này thường được giữ kín. Tuy nhiên,
dù bà Aung San Suu Kyi nổi bật với vai trò là người lãnh đạo
của phe đối lập dân chủ và là một thành viên mới của
quốc hội, nhưng phụ nữ vẫn chiếm thiểu số trong quốc hội
cũng như trong các vị trí quản lý ở lĩnh vực kinh doanh. Cũng
có những phụ nữ thành công trong lĩnh vực kinh doanh, và một
số còn làm việc trong cái gọi là lĩnh vực "phi truyền
thống" như xây dựng, nhưng họ thường được trả lương
thấp hơn nam giới, thậm chí cả khi khối lượng công việc
như nhau.

Trong khi đó, phụ nữ tiếp tục là đối tượng của vấn đề
lạm dụng nhân quyền, bao gồm nạn buôn người và bạo lực
tình dục, đặc biệt là ở các khu vực chịu ảnh hưởng bởi
xung đột. Trong số những thách thức mà Miến Điện sẽ phải
đối mặt trên con đường phát triển là đảm bảo phụ nữ
từ khắp các lĩnh vực như chính trị, địa lý, và sắc tộc
có vai trò mạnh mẽ trong việc định hình tương lai của đất
nước và đảm bảo các lợi ích cải cách được phân bổ cho
tất cả mọi người. Tôi trở về và có cảm giác rằng phụ
nữ luôn sẵn sàng đối mặt với thách thức này.

Tổng thống Thein Sein gần đây đã khẳng định cam kết mở
rộng tập hợp các tiếng nói trong nội các của ông, giới
thiệu một nữ bộ trưởng đầu tiên, Tiến sĩ Myat Myat Ohn
Khin, Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ, và Tái định cư
vào đầu tháng Chín vừa qua. Đây là một điều đáng khen
ngợi, và hy vọng sẽ là bước đầu trong hàng loạt các bước
tiếp theo nhằm đề cao vai trò quan trọng của nữ giới trong
việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng, hòa bình và
bền vững lâu dài.

<em>Eileen Pennington là Phó Giám đốc Quỹ châu Á của Chương
trình Trao quyền cho Phụ nữ (Women's Empowerment Program) ở
Washington, D.C. Bài báo này được đăng lần đầu tiên trên blog
của Quỹ châu Á. Các quan điểm và ý kiến được trình bày
ở blog là của cá nhân các tác giả, chứ không đại diện cho
Quỹ châu Á.</em>

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20121028/eileen-pennington-co-hoi-moi-cho-phu-nu-mien-dien),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét