Trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ an
sinh xã hội tối thiểu phát biểu tại Quốc hội sáng nay, Bộ
trưởng Vương Đình Huệ đã dùng sai một chữ: Đó là chữ
"tăng".
Chắc phải gãi đầu gãi tai chán, Chính phủ và Bộ Tài chính
mới đành, bất đắc dĩ, quyết định tăng lương, dù mức
tăng chỉ 100 ngàn mỗi tháng, và cũng cho chỉ 7-8 triệu người,
tức là chỉ khoảng 1/3 số đối tượng đáng lẽ được tăng
lương theo lộ trình.
Cái khó này rất đáng được thông cảm, bởi theo phát biểu
của Bộ trưởng Vương Đình Huệ sáng nay tại Quốc hội, để
có khoản thu cho việc tăng 100 ngàn tiền lương này, CP đã
buộc phải tính đến việc giảm đầu tư công, để có khoảng
10 ngàn tỷ; phải tiết kiệm chi thường xuyên. Và thậm chí,
phát hành thêm trái phiếu khoảng 50-60 ngàn tỷ khác trong khi
đã "thống nhất không tăng thêm dự toán thu 2013".
9 tháng của năm 2012 đã lần đầu tiên chứng kiến 1 kỷ lục:
28 tỉnh thành, trong đó có những trọng điểm thu, đã không
đạt dự toán thu. Ngân sách rỗng là một thực tế. Và Bộ
trưởng Bộ Tài chính, hay Thủ tướng không thể móc tiền túi
cho việc tăng lương.
<center><img
src="http://daotuanddk.files.wordpress.com/2012/10/hue.jpg?w=425" /></center>
Nhưng trong tất cả những ngôn từ dành cho việc đảm ảo thứ
an sinh xã hội tối thiểu này, Bộ trưởng Huệ đã dùng sai
một chữ: Đó là chữ tăng.
Thực tế, 100 ngàn tăng thêm mỗi tháng cho 7-8 triệu đối
tượng này không thể gọi là tăng, bởi cứ tình đúng như dự
báo của Chính phủ, lạm phát 2013 sẽ vào khoảng 8%, chưa nói
đến tăng giá tâm lý, có thể nói, khoản bèo bọt gọi là
"tăng" này thực ra không đủ bù trượt giá. Huống chi nhu
cầu sinh hoạt tối thiểu, dùng được để tính lương tối
thiểu hiện nay vẫn đang được tính toán trên cơ sở giỏ
hàng hóa của năm 1985, tức là gần 30 năm trước.
Vụ trưởng Vụ Tiền lương- Bộ Nội vụ, ông Đoàn Cường,
có lần đã nói đầy lạc quan về Đề án Cải cách tiền
lương giai đoạn 2013-2020, rằng: Tinh thần là sẽ cải cách
lương để công chức có thể sống được bằng lương. Nhưng
với 100 ngàn an ủi này, Đề án đã khởi đầu với sự tồi
tệ đến không thể tồi tệ hơn.
Sáng nay, có đại biểu QH đã nói về kỳ vọng vào việc tăng
lương, như một "biện pháp kích cầu". Có đại biểu còn
lạc quan đề xuất "CP cần giải quyết căn cơ trong việc
tăng lương lần này". Nhưng kích cầu, tháo gỡ hàng tồn sao
được khi việc "tăng lương" không đủ bù cho tăng giá.
Nhưng giải quyết căn cơ sao được khi 7-8 triệu người được
tăng lương, trong khi hơn 80 triệu dân còn lại phải chịu tăng
giá, (có khi lại khởi đầu từ việc 7-8 triệu người được
tăng lương). Và lạc quan sao được khi một vị Phó chủ nhiệm
Ủy ban các vấn đề xã hội của QH có lần đã bình luận:
Mỗi lần cải cách (tiền lương) là một lần chắp vá.
Còn một con số nữa đáng để nói. Đó là có tới 22 triệu
người, tức là ¼ dân số "hưởng lương". Nhiều đến vô
lý, nhất là đối với những người phải đóng thuế nhưng
không có lương. Tất nhiên, tất cả những vô lý này bắt
nguồn từ một con số vô lý "cơ bản" khác: Sau 4 năm thực
hiện NĐ 132 về tinh giản biên chế, 54.220 người đã được
tinh giản. Tuy nhiên, sau "tinh giản", biên chế bộ máy hành
chính nhà nước tăng thêm 25%. Cụ thể hơn, nếu đầu những
năm 2000, tổng biên chế công chức hành chính của cả nước
chỉ trên dưới 200 ngàn người thì sau "tinh giản", đã lên
tới 260 ngàn.
Nhớ tại phiên họp của Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Huệ đã có
câu nói bất hủ về nguồn tiền tăng lương đang khó đến
mức: "trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm
tiền". Chuyện này bảo là nói đùa cũng đúng mà bảo Bộ
trưởng nói thật cũng không sai.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://danluan.org/tin-tuc/20121031/dao-tuan-bo-truong-hue-da-dung-sai-mot-chu),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét