<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a
href="http://world.time.com/2012/09/17/china-island-dispute-spurs-anti-japan-protests/">China:
Island Dispute Spurs Anti-Japan Protests</a></li>
<li><a
href="http://www.huffingtonpost.com/2012/09/17/china-protests-photos_n_1891138.html?utm_hp_ref=world#slide=1533222">China
Protests: Photos Of Anti-Japan Demonstrations Cause Stir Online
(PHOTOS)</a></li>
</ul></div>
<em><strong>Những cuộc biểu tình chống Nhật Bản chẳng đòi
lại được đảo cho chúng ta, mà chỉ làm rõ một điều:
Người dân là con rối của Đảng Cộng sản Trung
Quốc.</strong></em>
<div class="boxright320"><img
src="http://anhbasam.files.wordpress.com/2012/09/h123.jpg?w=300&h=192"
/></div>
THƯỢNG HẢI – Từ thập niên 1970, tôi đã được biết rằng
nhân dân Trung Quốc là nhân dân tự do và dân chủ nhất thế
giới. Mỗi năm tôi đi học tiểu học ở Thượng Hải, các
thầy cô giáo đều nhắc đi nhắc lại điều này trong giờ
đạo đức và chính trị. Sách giáo khoa – giả vờ giả vịt
ngây thơ – hỏi chúng tôi rằng liệu tự do và dân chủ ở
các nước tư bản có thật là cái mà họ tự nhận không? Sau
đó là có đủ kiểu logic và các ví dụ không hề nêu nguồn
trích dẫn, nhưng do tôi luôn luôn ngồi đếm thầm trong những
giờ học đó, thay vì tập trung nghe giảng, cho nên việc chính
quyền làm về căn bản là vô ích đối với tôi. Ở trường
trung học và lên đại học, tôi khó bị tẩy não một cách kỳ
lạ.
Nhưng ngay cả như thế, thì trong những năm đại học, tôi vẫn
ghét Nhật Bản. Tôi cảm thấy người Nhật đã giết hại quá
nhiều đồng bào tôi, đa số nạn nhân đều là dân thường,
và cuối cùng Nhật đầu hàng thì vẫn là chưa đủ. Chỉ sau
khi học tiếng Nhật và đọc thêm các tài liệu lịch sử, tôi
mới dần hiểu ra bộ mặt thật của lịch sử: Khi quân đội
Nhật xâm lược Trung Quốc vào năm 1931, Mao Trạch Đông – hồi
ấy vẫn còn là du kích – đã quay đầu tháo chạy. Tưởng
Giới Thạch – vị tống thống trên danh nghĩa của Trung Hoa lúc
đó đã trụ lại để chiến đấu trong thành phố Trùng Khánh
thời chiến, còn Đảng Cộng sản của Mao trốn lên phía bắc
để lập căn cứ chống Nhật ở tỉnh Thiểm Tây (Shaanxi), Cam
Túc (Gansu), và Ninh Hạ (Ningxia), nơi chẳng có một lính Nhật
nào.
Thanh niên ngày nay lại lặp lại những chuyện tôi đã trải qua
hồi mới lớn, nhưng, không như thế hệ tôi – những người
mà lòng căm ghét Nhật Bản chỉ dừng ở mức độ lời nói –
thế hệ này đã xuống đường biểu tình.
Mặc dù hiến pháp Trung Hoa cho phép dân biểu tình, nhưng chính
quyền vẫn cấm biểu tình trong những trường hợp đặc biệt.
Bất cứ ai biết sử Trung Quốc đều hiểu rằng khi luật Trung
Quốc quy định một điều gì đó thì có thể là nó có ý nói
ngược lại. Ví dụ, luật Trung Quốc bảo rằng mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật, nhưng trên thực tế, Hồ
Cẩm Đào và các đồng chí của ông ta bình đẳng hơn tất cả
những người khác.
Vì vậy, thanh niên Trung Quốc ngày nay nên cảm ơn chính quyền
Nhật Bản, bởi vì nếu Nhật Bản chưa mua quần đảo Điếu
Ngư, thì chính quyền Trung Quốc sẽ chẳng mở mạng một chút
nào để cho phép họ xuống đường như tuần trước. Những
người biểu tình hò hét các khẩu hiệu đơn điệu, nhàm chán,
chẳng hạn như đòi Nhật Bản cút khỏi quần đảo Điếu Ngư;
công an mặc thường phục trà trộn với người biểu tình, trao
đổi với nhau một cách hết sức căng thẳng qua tai nghe.
Người biểu tình thậm chí còn vác ảnh Mao Trạch Đông – đã
chết từ năm 1976, và tôi thì ước giá như ông ta chết sớm
hơn thế.
Nhiều người biểu tình trẻ tuổi tỏ ra cực kỳ phấn khích.
Hàng thập kỷ qua, các chương trình tivi về cuộc kháng chiến
chống Nhật 1931-1945 bóp méo mọi sự thật lịch sử và biến
người Nhật thành một sắc dân ngu đần, hung hãn, tàn bạo,
một giống gián cần bị tiêu diệt. Thật buồn cười là, các
diễn viên Trung Quốc vào vai ác quỷ Nhật Bản đều chỉ nói
tiếng Trung Quốc, khúm núm một cách trơ trẽn, mọi cử chỉ
của họ chẳng khác gì các quan chức tham nhũng có mặt trên
khắp đất nước Trung Hoa ngày nay.
Giờ đây, chính quyền Trung Quốc cảm thấy chỉ bôi nhọ kẻ
thù qua tivi thì chưa đủ, và đã đến lúc cho phép thanh niên
biểu tình – một cơ hội mà thanh niên rất hoan nghênh, bởi
vì như thế là thông qua các hành động yêu nước của mình,
họ có thể chứng tỏ là họ có giá trị trên cái cõi đời
này. Nhiều người trong số họ bình thường có địa vị rất
khiêm tốn, thu nhập thấp, lê lết vật lộn sống ở các thành
phố đắt đỏ. Họ không mua nổi nhà, không có gia đình, không
nuôi được con, không chăm sóc nổi bố mẹ, và chẳng ai quan
tâm chú ý đến họ. Nhưng giờ đây, những con rối bị chà
đạp đó cuối cùng đã có thể nhảy vào trung tâm của sân
khấu chính trị, thế nên họ rất sẵn sàng để cho người ta
giật dây họ.
Tuy nhiên, nền giáo dục tẩy não của chính quyền Trung Quốc
tinh vi hơn thế nhiều. Để một chế độ đỏ có thể tồn
tại lâu đến thế, để theo kịp với phương Tây về sự
thừa thãi của chủ nghĩa tư bản, họ cần phải vượt trội
so với mô hình Xô Viết thô bạo. Và chắc chắn là, sau những
vụ đập phá, đốt phá, cỗ máy tuyên truyền sẽ tung ra khẩu
hiệu "yêu nước có lý trí": Vẫn là những
định-hướng-theo-đảng cũ kỹ đó, nhưng bây giờ là một
thời đại khác rồi và đảng cần kín đáo hơn, có nghĩa là
họ phải nhấn mạnh cái từ đang là mốt thời thượng: "có
lý trí". Đảng Cộng sản và Bộ Tuyên truyền của họ luôn
luôn theo kịp thời đại.
Trong cái xã hội toàn trị một cách tinh vi này, "yêu nước
có lý trí" nghĩa là phải tôn trọng các quy tắc mà chế độ
toàn trị đề ra. Kiểu lý trí đó, và kiểu yêu nước đó,
cũng sẽ tương tự như của Joseph Goebbels mà thôi. Tuy nhiên,
những thanh niên yêu nước bị tẩy não ở Trung Hoa lục địa
không hiểu điều đó. Người Hong Kong – những người biểu
tình phản đối "nền giáo dục yêu nước" do chính quyền
lục địa áp đặt lên họ – mới thật hiểu biểu tình:
Không giống như ở lục địa, các cuộc biểu tình ở Hong Kong
thực sự là tự phát và không được sự hậu thuẫn của
chính phủ. Thảo nào mà các hãng tin sở tại không hề đưa tin
về chúng.
Thật lạ, trên các blog, một số lượng đáng ngạc nhiên các
trí thức nổi tiếng Trung Hoa lại nhiệt liệt ủng hộ khẩu
hiệu yêu nước có lý trí. Lúc đầu, tôi thấy như thế là
hỏng rồi, nhưng về sau tôi hiểu ra: Khi họ ngồi học các
giờ đạo đức ở trường tiểu học, hẳn họ đã không có
cái thú như tôi là đếm đến những số thật lớn.
Nguồn: <a
href="http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/09/21/china_s_brainwashed_youth?page=full">Foreign
Policy</a>
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20120923/qi-ge-the-he-thanh-nien-trung-quoc-bi-tay-nao),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét