[video:http://www.youtube.com/watch?v=JTZd2l8qBOw]
http://www.youtube.com/watch?v=JTZd2l8qBOw
Gia đình cá hề Marlin - Coral đang sống vui vẻ trong tổ ấm
mới tại Great Barrier Reef chờ đợi những đứa con chào đời,
bỗng nhiên trùng dương dậy sóng, lão cá nhồng hung dữ từ
đâu xông tới tấn công, đánh Marlin ngất xỉu. Khi tỉnh dậy
Marlin đau đớn vì Coral và tất cả trứng cá đã bị lão
nhồng nuốt hết, chỉ còn sót lại một trái trứng chính là
cậu bé Nemo. Tuy có tên gọi là cá hề, nhưng ai cũng biết
Marlin không thích đùa, hay cáu kỉnh. Tánh nết khó chịu của
Marlin khiến hàng xóm láng giềng phải kiêng dè, sợ hãi. Nhưng
họ rất cảm phục sự chăm sóc chu đáo, lòng yêu thương của
Marlin dành cho Nemo, đứa con duy nhất của anh. Họ biết ông bố
cá hề có ba vạch trắng trên người này, sẵn sàng làm bất
cứ điều gì kể cả việc hy sinh mạng sống, để bảo vệ con
trai.
<div class="boxright300"><img src="http://danluan.org/files/u23/nemo1.jpg"
/></div>
Trẻ em vốn tinh nghịch, vô tư, không sợ nguy hiểm. Cho dẫu
ông bố Marlin hết lời căn dặn, nghiêm nghị cảnh báo, nhưng
ngày đầu tiên đi học cũng là ngày Nemo bị thất lạc. Dù
rất sợ những bất trắc có trong sóng nước, ông bố Marlin
cương quyết bắt đầu cuộc hành trình vượt biển tìm con.
Cùng đi với Marlin là cô bạn Dory - một nàng cá Regak Tang đãng
trí - nhưng lạc quan tự tin một cách lạ thường. Cô Dory biết
bày tiệc chiêu đãi đàn cá mập, biết làm vui lòng các cụ
rùa, biết cách ứng đối mỗi khi trùng dương sóng động, và
điều quan trọng nhất là Dory tin rằng Marlin sẽ tìm được
Nemo. Chuyến đi vô cùng gian nan đưa Marlin từ bờ này sang bến
khác, đồng thời cũng là dịp để anh chứng kiến thế giới
đại dương mênh mông, bao la, sinh động lạ thường.
Chú cá hề Coral, nhân vật chính của câu chuyện phiêu lưu kỳ
thú dưới đáy biển, thích mạo hiểm nhưng ngây ngô non nớt,
lại có cái vây yếu ớt. Marlin nghĩ: Là giòng giống cá mà
<em>"yếu vây"</em> rất dễ trở thành mồi ngon cho đàn cá
mập, cũng như rất dễ bị mắc lưỡi câu. Ôngbố Marlin gọi
đó là <em>"chiếc vây may mắn"</em> để làm giảm bớt sự
khiếm khuyết của con trai, và sự lo lắng của chính mình.
Nhưng dù đã được gọi là chiếc vây may mắn, chú bé Coral
cũng phải chịu cảnh dọc đường gió bụi, lang thang từ nơi
này sang nơi khác, gặp gỡ những người tốt cũng như phải
đương đầu với những kẻ xấu.
<center><img src="http://danluan.org/files/u23/nemo2.jpg" width="400"
height="300" alt="nemo2.jpg" /></center>
Phát hành năm 2003, bộ phim hoạt hình bi hài kịch <em>"Finding
Nemo – Đi Tìm Nemo,"</em> dài 100 phút được thực hiện với
ngân sách $94 triệu mỹ kim, có tổng doanh thu trên toàn thế
giới là $890.620.397 mỹ kim, đứng thứ năm trong danh sách phim
hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại. Phim do đạo diễn
lừng danh Andrew Stanton thực hiện. Tác phẩm tuyệt vời này
được trao tặng hơn 30 giải thưởng, trong đó có giải Oscar
danh giá năm 2003 dành cho Phim Hoạt Hình Hay Nhất, đồng thời
lại nhận thêm ba giải đề cử của Viện Hàn Lâm Điện Ảnh
Mỹ theo hạng mục Kịch Bản Hay Nhất, Nhạc Phim Hay Nhất, Âm
Thanh Hoàn Hảo Nhất. Ngày 14-09-2012, hành trình gian khổ đi tìm
con của ông bố Marlin và cuộc phiêu lưu vừa vui nhộn vừa nguy
hiểm của Nemo trở lại màn bạc, dưới công nghệ 3-D (three
dimensions). Những hình ảnh được xây dựng sống động như
thật, với sự trợ giúp của các phần mền đồ họa vi tính,
đã làm cho điều kỳ diệu trong <em>"Finding Nemo"</em> càng
thêm kỳ diệu, điều đáng sợ càng thêm đáng sợ.
Khoác lên mình Nemo chiếc áo mới 3-D không dễ dàng, vì khung
cảnh dưới nước của <em>"Đi Tìm Nemo"</em> cần thời gian
nghiên cứu, thử nghiệm gay go, để có thể đạt được hiệu
quả như các nhà làm phim mong muốn. Andrew Stanton và Lee Unkrich -
người điều hành hệ thống lập thể (hiệu ứng ba chiều) -
cùng đạo diễn <em>"Finding Nemo"</em> bằng công nghệ 3-D cho
biết: Họ không đơn thuần chuyển phiên bản 2-D thành 3-D, họ
đã làm lại <em>"Đi Tìm Nemo"</em> bằng 3-D. Cũng giống như ánh
sáng, màu sắc, hay chất liệu, 3-D là công cụ đắc lực giúp
nội dung của bộ phim thêm phần hấp dẫn, đặc biệt. Kết
quả cho thấy <em>"Finding Nemo"</em> vẫn là phim ăn khách, vẫn thu
hút khán giả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi.
<center><img src="http://danluan.org/files/u23/nemo3.jpg" width="400"
height="250" alt="nemo3.jpg" /></center>
Dĩ nhiên kịch bản hay, hình ảnh đẹp, âm thanh hoàn hảo,
hiệu ứng 3-D thật như sự thật là thế mạnh giúp <em>"Finding
Nemo"</em> thành công. Ngoài ra, cũng phải kể đến sự nhập vai
của các tài tử khi lồng tiếng, đặc biệt là tài tử nhi
đồng Alexander Gould. Khi lồng tiếng cho Nemo, Gould chỉ mới 9
tuổi. Nhưng điểm cốt lõi để <em>"Đi Tìm Nemo"</em> được
khán giả yêu thích chính là tình cha con của Marlin và Nemo, tình
bạn thiết giữa Dory và Marlin. Sự cuống cuồng, sợ hãi của
Marlin lúc Nemo bị lạc vào thế giới đầy nguy hiểm và cạm
bẫy, cũng chính là nỗi lo lắng muôn đời của những người
làm cha mẹ. Marlin bất chấp gian nan khốn khó đi tìm Nemo, hệt
như những ông bố và những bà mẹ ngày nay không ngại hy sinh
thân mình, để bảo vệ cho các con được bình an hạnh phúc.
Dory chẳng quản đường xa, nhiệt thành đi theo Marlin để cùng
chia sẻ khó khăn, trong lúc tìm trẻ lạc.
Tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ Âu qua Á, bất cứ thời
đại nào nghĩa tình vẫn là điều được trân trọng.
<em>"Finding Nemo"</em> làm cảm động lòng người, vì diễn trình
trên màn bạc thông điệp tuyệt vời về tình cha của Marlin,
và về tình bạn thiết giữa Dory và Marlin.
<strong>Hoàng Nhất Phương</strong>
6:16am Thứ Tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
<center><img src="http://danluan.org/files/u23/nemo4.jpg" width="400"
height="250" alt="nemo4.jpg" /></center>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/tin-tuc/20120922/hoang-nhat-phuong-finding-nemo-di-tim-nemo),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét