"chất xúc tác"</h2>
Theo GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, trong sáng chế máy phát
điện chạy bằng nước, điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh
Khê đã tìm ra được một chất dẫn có cấu trúc nano, khi
phản ứng với nước tạo ra hydrogen để đi qua bình nhiên
liệu và tạo ra điện
Ngày 9-3, tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, nhiều nhà
quản lý, nhà khoa học đã cùng làm rõ các vấn đề liên quan
đến sáng chế máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn
Chánh Khê gây tranh cãi gần đây.
<h2>Cần thiết phải công bố về mặt khoa học</h2>
Chủ trì hội thảo là GS-Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Hội thảo
còn có sự tham gia của ông Vương Đức Tuấn, Phó Vụ trưởng
Cơ quan đại diện phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS - TS
Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM; ông
Phạm Chánh Trực, nguyên trưởng ban quản lý Khu Công nghệ cao
TPHCM; GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cùng các nhà khoa học về vật
lý, hóa học của ĐH Quốc gia TPHCM và các nhà quản lý, nhà
khoa học trong và ngoài nước.
<center><img
src="http://nld.vcmedia.vn/ldRiJZu45SPtwvaiFMeTUt4yJXTMrt/Image/2012/03/09/1maydien_e946c.jpg"
/></center>
<center><em>Các nhà khoa học chứng kiến việc thực nghiệm máy
phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh
Khê</em></center>
PGS-TS Lê Hoài Quốc cho biết mục đích tổ chức hội thảo khoa
học này là để TS Nguyễn Chánh Khê cùng các nhà khoa học tranh
luận nhằm làm sáng tỏ về công trình nghiên cứu máy phát
điện chạy bằng nước.
Tại hội thảo, TS Nguyễn Chánh Khê đã trình bày cụ thể
trước cử tọa cách thức hoạt động, đặc biệt là "chất
xúc tác" sử dụng cho chiếc máy phát điện chạy bằng nước
do ông nghiên cứu. GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng hóa chất
để trộn vào nước như TS Nguyễn Chánh Khê trình bày là một
hóa chất cực kỳ quan trọng, một phát hiện mới, nếu có
thực sự như vậy. Theo GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng, cần làm rõ
hơn về "chất xúc tác" này.
TS Nguyễn Chánh Khê cho biết đây là một sáng chế mang tính
chất bí mật về công nghệ, do đó không thể công bố cụ
thể về mặt khoa học. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng tuy
về mặt sáng chế, TS Nguyễn Chánh Khê được quyền bảo mật
nhưng cũng cần thiết phải công bố về mặt khoa học để các
nhà khoa học cũng như dư luận được rõ.
<h2>Phải nghiên cứu sâu hơn</h2>
Sau buổi hội thảo, các nhà khoa học, nhà quản lý cùng TS
Nguyễn Chánh Khê đã xuống phòng thí nghiệm để tham quan, tìm
hiểu trực tiếp máy phát điện chạy bằng nước. Trước sự
có mặt của các nhà quản lý, nhà khoa học, TS Nguyễn Chánh
Khê đã đổ chất hóa học vào bình chứa nước. Sau một lúc
thực hiện phản ứng, chiếc máy phát điện đã thắp sáng
được một bóng đèn trong phòng.
Các nhà khoa học đã đặt nhiều câu hỏi xoay quanh chiếc máy
phát điện chạy bằng nước, đồng thời thực nghiệm ngắt
nguồn hydrogen cung cấp cho bình pin nhiên liệu, lập tức bóng
đèn tắt ngay, chứng tỏ "chất xúc tác" tách được hydrogen
ra khỏi nước để đi qua bình pin nhiên liệu tạo ra dòng
điện. Các kết quả trong buổi thực nghiệm cho thấy máy phát
điện chạy bằng nước hoạt động đúng như những gì TS
Nguyễn Chánh Khê công bố.
GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho rằng về mặt công nghệ, đây là
một phát minh đột phá. Tuy nhiên, về mặt khoa học, khám phá
này cần phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Hóa chất
sử dụng trong chiếc máy phát điện của TS Nguyễn Chánh Khê
thực chất là một nguồn nhiên liệu mới, bởi một hóa chất
có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước và tạo ra được dòng
điện thì nó cần có nguồn năng lượng rất lớn để thực
hiện phản ứng. Hiện nay, chưa có loại hóa chất nào có khả
năng cung cấp nguồn năng lượng lớn như vậy.
Kết luận hội thảo, GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nhận xét
bản chất khoa học của công trình nghiên cứu này là phương
pháp tạo ra hydrogen từ nước. Đây không thể gọi là làm ra
một máy phát điện chạy bằng nước. Trong sáng chế này,
điểm cốt yếu là TS Nguyễn Chánh Khê đã tìm ra được một
chất dẫn có cấu trúc nano. Chất dẫn này khi phản ứng với
nước đã tạo ra hydrogen, sau đó hydrogen đi qua bình nhiên liệu
để tạo ra điện. Đây chính là điểm mới trong nghiên cứu
này.
<h2>Có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội</h2>
GS - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cho biết nếu sáng chế này trở
thành hiện thực, nó sẽ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế
- xã hội, là tài sản quan trọng của quốc gia. GS - Viện sĩ
Nguyễn Văn Hiệu đề nghị cung cấp thêm kinh phí cho nghiên
cứu này để làm rõ, chính xác và phát triển cụ thể hơn.
Theo ông Hiệu, có thể làm một máy phát điện mẫu chạy thử
tại Khu Công nghệ cao TPHCM để tiếp tục thực nghiệm và
kiểm tra tính chính xác.
Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG
<center>* * *</center>
<h2>Bài 2: Tôi tham gia hội thảo khoa học về phát minh máy phát
điện chạy bằng nước</h2>
<em>Nguyễn Đăng Hưng tường thuật</em>
Nguyên tôi đã có dịp gặp TS Nguyễn Chánh Khê trước Tết
Nhâm Thìn một tuần và đã có yêu cầu tác giả gởi cho tôi
tài liệu đã công bố để tôi nghiên cứu hiểu rõ thêm về
phát minh máy phát điện chạy bằng nước đang gây chấn động
lớn trong giới khoa học trong và ngoài nước. Thấy tôi còn
nhiều thắc mắc sau khi nhận được hai sơ đồ minh họa TS Khê
bảo tôi qua điện thoại là chưa có công bố khoa học quốc
tế vì muốn bảo toàn sáng chế và cho tôi biết sẽ tổ chức
một sêmina riêng cho sáng chế của mình.
Sáng hôm nay 9/3/2012, tôi lên khu công nghệ cao TP.HCM
(SHTP), tham gia hội thảo khoa học về phát minh máy phát điện
chạy bằng nước của tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, phó giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu và triển khai kiêm trưởng phòng thí
nghiệm công nghệ nano (trực thuộc SHTP).
Tôi chuẩn bị đi đúng giờ, đến đúng lúc. Ban tổ
chức hỏi giấy mời và chỉ có ai có giấy mời mới được
lấy thang máy lên lầu tham gia. Một đoàn nhà báo khá hùng hậu
không được bước vào phòng hội thảo.
Tôi cùng GS.TSKH Nguyễn Sinh Huy (ĐH Bách Khoa) phải ngồi chờ.
Cũng nhờ ban tổ chức biết tôi qua các hoạt động liên quan
đến Khu Công Nghệ Cao Tp Hồ Chí Minh, cuối cùng tôi cũng
được mời lên lầu tham gia. Họ còn bố trí cho tôi ngồi phía
trước, không xa diễn đàn.
<center><img
src="http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/sam_14211-300x225.jpg"
/></center>
<center><em>Ban thẩm định</em></center>
Buổi hội thảo bắt đầu khá đúng giờ. Ban tổ chức mời
các vị trong ban thẫm định do GS.VS Nguyễn Văn Hiệu chủ trì
bao gồm TS Hồ Nhân, GSTS Nguyễn Thị Phương Thoa (ĐH Khoa học
Tự nhiên), TS Nguyễn Đức Hùng, TS Lê Hoài Quốc, trưởng ban
quản lý Khu công nghệ cao.
Trong cử tọa có mặt ông Phạm Chánh Trực (Năm Nghị) nhà sáng
lập ra Khu công nghệ cao Tp HCM và GS.TSKH Nguyển Ngọc Trân
nguyên Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước..
TS Nguyễn Chánh Khê vào cuộc trình bày phát minh của mình, với
nhiều hình ảnh minh họa.
Nói chung TS Khê không nói nhiều điều mới so với những công
bố trên báo chí gần đây mà chúng ta đã đọc được. Tuy
tôi đã chuyển trực tiếp gởi cho tác giả bài phản biện xúc
tích, đầy đủ của TS Giáp Văn Dương, trong bài thuyết trình
TS Khê vẫn không trả lời gì về những ghi vấn đã nêu ra.
Đây là điều thất vọng thứ nhất của tôi. Điều thất
vọng thứ hai là TS Khê bỏ ra rất nhiều thì giờ (gần 2/3) và
dùng nhiều hình ảnh minh họa giải thích nguyên tắc vận hành
của pin nhiên liệu dùng hydrogen, cái mà giới thức giả đã
quen thuộc vì loại pin này đã được phổ biến trên thương
mại. TS Khê cũng kê khai nhiều áp dụng thiết thực của phát
minh của mình như chế tạo nước sạch từ nước bẩn hay
nước biển, tạo điện sạch cho vùng cao vùng sâu, cho biển
đảo không có nguồn nước ngọt.
Bài thuyết trình chấm dứt sau gần một tiếng đồng hồ và
ban chủ tọa mời cử tọa tham gia phần thảo luận.
Tôi là người đầu tiên đưa tay và nhận được micro. Tôi nêu
rõ tầm quan trọng của sáng chế, nó có thể đảo lộn cục
diện năng lượng của thế giới. Bỡi vậy việc thẩm định
nghiêm túc là tối cần thiết.
Trước tiên tôi yêu cầu TS Khê phân biệt là trong sáng chế có
hai vấn đề. Vấn đề khoa học và vấn đề công nghệ. Công
nghệ có bí quyết và việc giữ kín bí mật công nghệ là
việc tự nhiên và tôi sẽ không tò mò tìm hiểu ở đây. Cái
mà tôi mong TS Khê giải thích cùng cử tọa là khía cạnh khoa
học của sáng chế. Khía cạnh khoa học luôn luôn phải công
khai minh bạch đối với công chúng đặc biệt các chuyên gia.
Câu hỏi của tôi thuộc về phạm trù này và tôi mong mỏi TS
Khê sẽ trả lời tôi trên tinh thần khoa học.
Tôi cũng thành thật tỏ bày nỗi thất vọng của tôi là TS
không giải thích phần quan trọng nhất của phát minh, việc
tách nguyên tử hydrogen H2 ra khỏi phân từ nước H2O (xem sơ
đồ 1, chú ý phần đóng khung màu gạch):
<center><img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ngchkhe2.jpg" width="600"
height="335" alt="ngchkhe2.jpg" /></center>
Và tôi đi thẳng vào câu hỏi:
- Chất có can dự việc tách H2 từ nước là chất gì,
chất xúc tác có ghi trên biểu đồ hay chất khử. Phải minh
bạch là chất xúc tác sẽ giữ nguyên trạng sau phản ứng và
chất khử ngươc lại sẽ tham gia phản ứng phân tử và sẽ
có biến đổi.
TS Khê khẳn định: đó là chất xúc tác.
Tôi phản đối ngay:
- Nếu quả như thế thì ở đây nguyên lý cơ bản của
khoa học, nguyên lý bảo toàn năng lương bị vi phạm. Lấy ở
đâu ra năng lượng 285.83 kJ/phân tử nước để có phản ứng
hóa học:
2H<sub>2</sub>O + 2×285.83kJ → 2H<sub>2</sub> + O<sub>2</sub>
Sau mấy phút dằng co qua lại, TS Khê đã phải công nhận đây
là một "tạp chất" có tham dự vào phản ứng phân tử.
Đây là minh định đầu tiên triệt tiêu một phần tính lạ
lùng khó hiều của sáng chế.
Cử tọa tập trung thảo luận khá lâu chung quanh vấn đề này:
TS Nguyễn Bách Phúc của Viện HASCON, GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn,
GSTS Nguyễn Sinh Huy, GSTS Đặng Lương Mô. Trên bàn chủ tọa can
thiệp mạnh mẽ và đanh thép đến từ GSTS Nguyễn Thị Phương
Thoa. Nhà khoa học này bảo: Như vậy công bố máy điện chạy
bằng nước là không chính xác bởi vì chính "tạp chất"
này là nhiên liệu làm phát sinh H<sub>2</sub> từ nước.
Khi hỏi đến quá trình phản ứng của "tạp chất", nhất
là số lượng năng lượng phát sinh từ phản ứng này TS Khê
bảo chưa có thì giờ nghiên cứu và mong cử tọa thông cảm cho
ông. Có người bảo khoa học phải nghiêm túc và việc tình
cảm không thể đặt ở đây.
Các thức giả có mặt cũng nêu rõ là nên làm rõ vai trò của
"tạp chất", đây là hướng nghiên cứu trong tương lai, làm
rõ trước khi công bố khoa học.
Nhiều góp ý của cử tọa đặc biệt của các nhà kinh doanh
năng lượng mà nội dung tôi không nhớ hết.
<center><img
src="http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/sam_1419-300x225.jpg"
/></center>
<center><em>TS Giáp Văn Dương đang ngồi chờ tại
Singapore</em></center>
Tôi nhác thấy trên màn ảnh TS Giáp Văn Dương đang ngồi
chờ tại Singapore mà chưa phát biểu được lời nào. Nối kết
"video conference" từ xa thất bại…
Hơn ba tiếng đồng hồ đã trôi qua, đã đến giờ kết thúc.
Ban tổ chức mời GSVS Nguyễn Văn Hiệu lên đoc kết luận. Tôi
nhớ ba điều xin tóm tắt ở đây:
1. GS.VS Hiệu khen ngợi TS Khê đã có cống hiến công nghệ quan
trọng có thể làm giàu cho đất nước.
2. GSVS Hiệu mong mỏi Khu công nghệ cao Tp HCM tiếp tục tăng
cường ủng hộ TS Khê trong tương lai trong công tác hoàn thiện
sáng chế này.
3. GSVS Hiệu khuyên TS Khê và khu công nghệ cao chỉ lấy bằng
sang chế tại Việt Nam, không nên làm tại Mỹ hay nước ngoài
vì nên cảnh giác bảo tồn bí mật công nghệ cho nước ta.
TS Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao tiếp
lời sẽ yếu cầu TS chế ra một máy tương tự nhưng qui mô
hơn sử dụng lâu bền tại chính khu công nghệ cao để minh
định một cách thiết thực giá trị của sáng chế.
Cử tọa dành thời gian còn lại để đi thăm phòng thí nghiệm
của khu công nghệ cao nơi có đặt hai máy phát điện chạy
bằng nước đang vận hành.
Phải nói tôi đến buổi hội thảo với rất nhiều câu hỏi
trong đầu, tôi ra khỏi buổi hội thảo những câu hỏi này
càng thêm độ ấm ức vì chẳng có câu hỏi nào được tác
giả sáng chể có câu trả lời thỏa đáng. Cái "tạp chất"
có khả năng tách hydrogen ra khỏi nước đã càng trở thành
một chất bí hiểm ly kỳ bội phần.
<center><img
src="http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/sam_1431-300x225.jpg"
/></center>
<center><em>Bình (trái) chứa "tạp chất" và nước đang sủi
bột</em></center>
Tôi nhìn tác dụng của chất ấy vào nước với hydrogen
nổi lên sủi bột như nước đang sôi với biết bao câu hỏi
mà chưa có giải thích ! Tôi thử đưa tay sờ vào bình chứa.
Bình có nhiệt độ nóng khoản 50-60 độ C.
Như vậy năng lượng phát sinh chẳng những đủ cho
phản ứng phân ly của nước mà còn dư ra có thể đun nóng
bình chứa! Như vậy từ bao lâu nay tại sao không nghĩ đến
việc đo đạc sự thay của khối lượng "tạp chất" ấy
trong quá trình phát ra điện? Và tôi cũng giật mình khi thấy
bóng điện tắt ngay khi công tác viên của TS Khê bẻ cong ống
dẫn không cho hydrogen chạy vào bình phát điện chạy bằng pin
nhiên liệu. Tại sao đèn tắt nhanh như vậy, như trực tiếp
bật lên rồi tắt đi qua "contact" điện, thời gian trễ gần
như không có?
Tôi ra về với bao nỗi ngổn ngang. Có một cái gì lạ lùng
chưa có câu giải thích! Tôi tự bảo mình đâu phải chuyên gia
ngành này. Đành chờ vậy… Bí mật mà…
Nguyễn Đăng Hưng
9/3/2012
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11950), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét