chức kiểm điểm cựu Chủ tịch Tập đoàn EVN Đào Văn Hưng.
Công ty EVNTelecom phá sản làm CBCNV phải lưu lạc tha phương
chính do sai lầm của Ông Đào Văn Hưng trong việc bổ nhiệm
cán bộ lãnh đạo Tập đoàn EVN phụ trách công tác viễn
thông, bao che sai trái của vợ là Trưởng phòng Tổ chức Công
ty EVNTelecom nhưng có quyền to hơn Giám đốc Công ty EVNTelecom,
bổ nhiệm sai lãnh đạo phụ trách công tác viễn thông tại
các Tổng công ty Điện lực và lôi kéo các Tổng công ty Điện
lực, Tổng công ty Truyền tải tham gia vào kinh doanh lĩnh vực
viễn thông.
Công ty EVNTelecom với đội ngũ nhân viên hơn 2000 người, trong
đó gần 50% là con cháu của các vị lãnh đạo EVN. Ngoài ra,
EVNTelecom ký hợp đồng ngắn hạn với gần 500 nhân viên làm
các công việc như xử lý các lỗi outdoor, sửa chữa thiết bị
đầu cuối, cộng tác viên phát triển thuê bao nhưng làm thì ít
còn chơi thì nhiều. CBCNV EVNTelecom chỉ làm các công việc trực
tổng đài, xử lý thiết bị truyền dẫn đường trục trong
nước và Quốc tế, chăm sóc khách hàng từ xa, lập phương án
kinh doanh và tổng hợp báo cáo. Tất cả các công việc phát
triển thuê bao, chăm sóc thuê bao, thu cước, sửa chữa thiết
bị đầu cuối, vận hành hệ thống viễn thông nội tỉnh,
chạy máy phát trạm BTS khi mất điện lưới đã được giao cho
Điện lực. Đối với công việc xử lý sự cố cáp quang trên
đường dây 500 KV, 220 KV được giao cho các Công ty Truyền tải
điện.
Tại Công ty EVNTelecom các vị trí chủ chốt đều là con cháu
các vị lãnh đạo Tập đoàn EVN nắm giữ. Công ty EVNTelecom là
sân sau của các vị lãnh đạo Tập đoàn EVN, lãnh đạo Tập
đoàn EVN xây nhà cho EVNTelecom thuê chỉ vài năm là thu hồi
vốn, trong đó Chủ tịch Đào Văn Hưng cũng có vài ngôi nhà cho
thuê dạng này.
Nhà mạng khác như VietNammobile với doanh thu 10.000 tỷ/năm nhưng
chỉ có hơn 2.000 nhân viên, trong khi đó doanh thu viễn thông
của năm 2010 của Tập đoàn EVN là 2.800 tỷ, nhưng doanh thu
viễn thông công cộng chỉ là 2.000 tỷ và doanh thu còn lại là
doanh thu cho thuê cột điện treo cáp viễn thông. Chủ tịch Đào
Văn Hưng đã từng báo cáo với Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông "Tập đoàn EVN đã xây dựng được hạ tầng
viễn thông cực mạnh chỉ đứng thứ 3 sau Tập đoàn VNPT, Tập
đoàn Viettel. Tài sản viễn thông Tập đoàn EVN gồm hơn 40.000
km cáp quang, hơn 6.000 trạm thu phát sóng, 5 cổng kết nối Quốc
tế với 4,6 triệu thuê bao và đem lại công ăn việc làm cho
13.000 người".
Cán bộ chủ chốt tại EVNTelecom cũng là con ông cháu cha, cán
bộ lãnh đạo viễn thông tại Điện lực cũng là con ông cháu
cha thế thì làm sao viễn thông của Tập đoàn EVN lại không
phá sản. Ai cũng bảo viễn thông của Tập đoàn EVN "làm để
ăn chứ không phải làm ăn".
Thực đúng như vậy, tài sản viễn thông của Tập đoàn EVN
chỉ còn là xác. Trước khi mất chức Chủ tịch Đào Văn Hưng
tuyên bố Tập đoàn EVN có 4,6 triệu thuê bao viễn thông. Tuy
nhiên khi tiếp nhận Công ty EVNTelecom thì lãnh đạo Tập đoàn
Viettel thông báo nhà mạng EVNTelecom có 1 triệu thuê bao, trong
đó 70% là điện thoại cố định không dây và Tập đoàn
Viettel phải chi hơn 300 tỷ để chuyển khách hàng EVN sang mạng
Viettel, sau 31/3/2012 khách hàng EVN không chuyển đổi qua mạng
Viettel sẽ bị ngưng dịch vụ và hợp đồng trước đây khách
hàng ký với Điện lực đã huỷ bỏ, đồng thời Tập đoàn
Viettel không truy thu cước dịch vụ từ tháng 12/2011 đến khi
cắt dịch vụ.
Tập đoàn Viettel sau khi tiếp nhận EVNTelecom thì toàn bộ mạng
của EVNTelecom gần như vứt bỏ và Tập đoàn Viettel chuyển
nhân viên EVNTelecom qua các đơn vị của Viettel. Nhân viên
EVNTelecom chủ yếu tập trung tại 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà
Nẵng, Hồ Chí Minh. Tuy nhân viên EVNTelecom đã được Tập đoàn
Viettel bố trí vào các vị trí đi thu ngân, chạy máy phát
điện các trạm BTS khi mất điện lưới nhưng vẫn không đủ
chổ và nhiều nhân viên EVNTelecom bị điều đi các tỉnh.
Lãnh đạo EVNTelecom vừa là con ông cháu cha của các vị lãnh
đạo Tập đoàn EVN nên có thể xin qua lại các đơn vị thuộc
EVN. Bên cạnh đó các vị lãnh đạo này cũng đã vơ vét
được khá nhiều nên có thể nghỉ việc và gửi số tiền đã
vơ vét vào ngân hàng lấy tiền lãi để ăn cũng được. Tội
nghiệp nhất là nhân viên chân chính EVNTelecom phải tiến thoái
lưỡng nan.
Nhân viên viễn thông tại Điện lực nếu là con ông cháu cha
có máu mặt thì được chuyển qua các phòng ban làm công việc
văn phòng, còn con ông cháu cha yếu thế hơn thì tạm thời đi
huyện làm công việc thu ngân.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì hạ tầng cáp quang của
Tập đoàn EVN có giá trị 1 tỷ đô. Tuy nhiên hạ tầng cáp
quang của EVN không có giá trị đối với Tập đoàn Viettel. Các
tuyến cáp quang của Tập đoàn EVN có các điểm kết cuối là
các trạm 500KV, 220 KV, 110KV, trụ sở Điện lực và muốn vào
cá vị trí này để xử lý khi có sự cố xảy ra phải có văn
bản đồng ý của đơn vị quản lý, đồng thời các thủ tục
an toàn khi vào trạm cũng rườm rà. Trước đây khi EVNTelecom
còn trực thuộc Tập đoàn EVN, tài sản viễn thông còn trực
thuộc Tập đoàn EVN nhưng các đơn vị trong Tập đoàn EVN muốn
vào phòng máy hoặc trụ sở phải có văn đồng ý của đơn
vị sở tại mới được vào phòng máy, đồng thời kèm theo
thủ tục an toàn khi vào phòng máy. Do vậy khi sự cố xảy ra
vài ngày sau mới xử lý được.
Hệ thống cáp quang Tập đoàn Viettel gồm có 3 đường trục
Bắc – Nam, trục thứ nhất đi dọc theo hành lang đường sắt,
trục thứ hai được treo trên cột tín hiệu đường sắt và
trục thứ ba được treo trên cột điện 22KV. Trục Bắc-Nam
thứ ba được treo trên cột điện của Điện lực đã được
Tập đoàn Viettel đầu tư cột để tách cáp ra khỏi cột
điện của Điện lực để chủ động trong công tác vận hành.
Bên cạnh đó, hệ thống cáp quang nội tỉnh của Tập đoàn
Viettel đã được kết nối mạch vòng, tất cả các trạm thu
phát sóng đã được kết nối mạch vòng. Do vậy Tập đoàn
Viettel tiếp nhận hạ tầng cáp quang của Tập đoàn EVN không
biết sử dụng vào việc gì.
Nhân viên Viettel tại một số tỉnh phản ánh nhân viên Điện
lực đầu cơ đất cho Điện lực thuê vị trí lắp đặt cột
anten và nhà trạm, có nhiều vị trí tuy ở nông thôn nhưng
đất thuê quá nhỏ nên chỉ lắp đặt được cột anten cao 20m.
Theo quy định của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh ở
thành phố cột anten tối thiểu có chiều cao 30m (nhà mạng
thường lắp đặt cột anten có chiều cao 36m), ở nông thôn
cột anten tối chiểu có chiều cao 42m. Tuy nhiên nhiều Điện
lực vẫn qua mặt được Sở Thông tin và Truyền thông khi cấp
phép dẫn đến cột anten chỉ có chiều cao 20m. Bên cạnh đó
đất do nhân viên Điện lực đầu tư có diện tích nhỏ nhưng
giá thuê cao gấp 3 lần giá thị trường. Do vậy Tập đoàn
Viettel tiếp nhận các tài sản này phải tốn tiền huỷ bỏ
hợp đồng thuê mặt bằng lắp đặt cột anten và nhà trạm,
tiền tháo dỡ cột anten và nhà trạm, tiền hoàn trả mặt
bằng.
Tập đoàn Viettel khi làm di động vốn liếng chỉ có vài chục
triệu đô chỉ đủ đầu tư 150 trạm còn lại là mua thiết
bị trả chậm, trong khi đó Tập đoàn EVN cấp cho EVNTelecom hàng
trăm triệu đô. Ngoài ra, EVNTelecom được thừa hưởng các
tuyến cáp quang trên đường dây 500KV, 220KV, 110KV đầu tư cùng
dự án điện. Bên cạnh đó Tập đoàn EVN cấp vốn cho các
Tổng công ty Điện lực cả tỉ đô đầu tư vào viễn thông
dưới dạng Tập đoàn EVN đầu tư vào các Tổng công ty Điện
lực.
Sai lầm ở đây của lãnh đạo Tập đoàn EVN là các Tổng công
ty Điện lực xưa nay đồng vốn đều dựa vào Tập đoàn EVN
và khi được cấp vốn thì cố nhồi nhét cho hết vốn được
cấp mà không cần hiệu quả đầu tư. Làm càng to thì tiền tư
vấn, tiền giám sát, tiền thi công càng nhiều và được thối
lại càng lớn. Nếu như chỉ mình EVNTelecom làm viễn thông thì
nhân viên EVNTelecom không ỷ lại dựa vào Tập đoàn EVN và có
thể EVNTelecom sẽ trở thành Viettel thứ hai. Nếu như một mình
EVNTelecom làm viễn thông thì EVNTelecom phá sản sẽ thiệt hại
ít hơn tiền của Nhà nước, tiền thuế của nhân dân.
Do vậy Chủ tịch Đào Văn Hưng ra đưa ra nhiều quyết định
sai dẫn đến thiệt hại rất lớn. Cựu Bộ trưởng Bộ Năng
Lượng Vũ Ngọc Hải có những quyết định sai đã làm thiệt
hại của Nhà nước hơn 3 tỷ nhưng phải ngồi tù 4 năm, thế
thì Chủ tịch Đào Văn Hưng đã làm thiệt hại của Nhà nước
hơn chục ngàn tỷ thì đáng lý ra phải ngồi tù bao nhiêu năm.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11911), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét