một số nhà báo quan tâm, nhưng những lo ngại về vụ bắt nhà
báo Hoàng Khương có thể ảnh hưởng đến nỗ lực làm báo
điều tra và nghiệp vụ nhập vai trên Blog anh Nguyễn Vạn Phú
mới đây buộc mình quyết định công bố bài viết. Hy vọng
những trao đổi này có thể giải đáp một phần thắc mắc
về nghiệp vụ trong vụ Hoàng Khương và để vụ này không gây
hệ lụy tiêu cực đến báo chí điều tra ở Việt Nam. Thay vào
đó, rút ra một số kinh nghiệm "xương máu". Những ví dụ trong
bài cũng cho thấy công an ở đâu cũng là tổ chức có nhiều
quyền lực, rất dễ dẫn đến lạm dụng gây hậu quả lớn
về xã hội. Vì vậy, ở đâu công an cũng cần được giám sát
chặt chẽ để tránh sự lạm dụng quyền lực này. </em>
<h2>Cảnh sát bí mật</h2>
Năm 2003, bộ phim tài liệu của hãng BBC "Cảnh sát bí mật"
phát hình cảnh sát Anh đội mũ trùm đầu theo dấu hiệu của
Ku Klux Klan, tổ chức phân biệt chủng tộc khét tiếng của
Mỹ. Những cảnh sát này thường xuyên dùng những từ như
"mọi đen" hay "Paki" miệt thị với người Trung Ấn. Bộ
phim gây sốc toàn nước Anh khi đưa ra sự thật về tình trạng
phân biệt chủng tộc trong giới cảnh sát.
Phóng viên 28 tuổi Mark Daly của BBC đã gia nhập lực lượng
cảnh sát ở Manchester 9 tháng và bí mật quay phim tại trung tâm
huấn luyện ở Cheshire.
Mark Daly bị bắt vào tháng 8-2003 sau khi cảnh sát nhận được
mật báo về một nhà báo đóng giả lọt vào lực lượng cảnh
sát. Cảnh sát điều tra anh vì tội làm hỏng quân phục do
giấu camera và làm phí phạm tiền công quỹ đào tạo anh thành
cảnh sát.
Hãng BBC bị chỉ trích vì dùng thủ pháp nhập vai. Nhưng ban
biên tập bảo vệ cách họ làm vì cho rằng đó là cách duy
nhất có thể thu thập được chứng cớ.
Năm sĩ quan cảnh sát Anh từ chức và bảy cảnh sát bị đình
chỉ. Thủ tướng Anh Tony Blair nói bất cứ ai, kể cả cảnh
sát, cũng phải sốc khi chứng kiến những cảnh trong bộ phim.
Mark Daly được tại ngoại sau đó. Viện công tố quyết định
rằng không có đủ chứng cớ để đưa anh ra tòa.
Mark Daly được nhận giải Nhà báo trẻ của năm 2004 cho loạt
điều tra này.
Sau khi bị bắt, Mark Daly nói trên tờ The Guardian: "Đề tài vô
cùng quan trọng và tôi nghĩ BBC hoàn toàn đủ lý do để thực
hiện bài điều tra. Tôi biết là tôi có sự ủng hộ tối đa
của BBC và họ sẽ đứng sau tôi. Cảnh sát Manchester luôn nói
rằng họ cởi mở và đáng tin cậy. Vì thế, họ nên chào đón
cuộc điều tra này."
<h2>Nghiệp vụ nhập vai</h2>
Nhập vai để viết điều tra là thủ pháp báo chí phổ biến
ở Anh, nhưng không phổ biến ở Mỹ và nhiều nước khác vì
thường bị coi là không đạo đức. Các hãng tin lớn hầu như
hoàn toàn không cho phép phóng viên nhập vai. Nhà báo của các
hãng tin thường được quy định phải nói rõ vai trò nhà báo
trước khi phỏng vấn. Trừ những trường hợp đặc biệt, ví
dụ ở các nước chiến tranh hoặc thù địch thì nhà báo
được phép nghe các cuộc trò chuyện mà không cần xưng vai trò
nhà báo.
Nhận xét về vụ nhà báo Hoàng Khương ở Việt Nam, Stephen
Whittle, nguyên giám đốc biên tập của BBC, phụ trách vụ
"Cảnh sát bí mật" đặt câu hỏi: Ai là người đề nghị
trả tiền? công an hay nhà báo? Nhà báo nên luôn luôn tránh vi
phạm luật pháp. Trong trường hợp này, nếu công an nói rõ
rằng anh ta sẽ trả lại xe nếu nhận được một khoản hối
lộ thì nhà báo nên dừng lại. Nhà báo đã có đủ chứng cớ.
Báo chí Anh không thường tham gia vào hành động tội phạm
bằng cách trả tiền hay đưa ra những hành động ủng hộ
thực tế.
Tuy việc thế nào là đủ chứng cớ đối với pháp luật Việt
Nam và pháp luật Anh khác nhau. Nhưng ý kiến của người từng
đứng đằng sau những vụ điều tra hàng đầu của báo chí Anh
gần đây đáng để tham khảo.
Ông Whittle nói trong trường hợp "Cảnh sát bí mật" của
BBC, nhà báo Mark Daly chỉ được phép ghi hình bí mật khi các
cảnh sát có những hành động phân biệt chủng tộc. Anh không
được phép khuyến khích hoặc gợi ý để họ nói hoặc có
hành động phân biệt chủng tộc.
Nhiều người học báo chí ở Việt nam chắc vẫn nhớ đến
tác phẩm"Dưới lốt da đen" của nhà báo John Howard Griffin.
Câu chuyện nhà báo Mỹ nhuộm da để viết về nạn phân biệt
chủng tộc ở miền Nam nước Mỹ trở thành nguồn cảm hứng
để nhập vai của các nhà báo trẻ.
Ngay người viết cũng bắt đầu nghề báo bằng việc nhập vai
mua ma túy ở ngõ Lò Lợn, Bạch Mai hay phá đường dây môi
giới mua bán con nuôi với Pháp mà không có bất cứ sự phòng
bị gì, ngoài việc không mang giấy tờ để tránh bị những
kẻ buôn ma túy phát hiện.
Những thủ pháp nghề nghiệp nguy hiểm này được thực hiện
nhiều ở Việt Nam và đã mang lại nhiều bài điều tra nóng
bỏng. Tuy nhiên, vụ nhà báo Hoàng Khương cho thấy các nhà báo
Việt Nam còn thiếu những quy định rõ ràng về luật pháp và
đạo đức khi sử dụng thủ thuật này.
Báo chí Anh có những quy định rõ ràng khi sử dụng thủ thuật
này như sau:
<strong>Một là</strong> đề tài phải mang tính lợi ích công
lớn. Tham nhũng của công an trong trường hợp nhà báo Hoàng
Khương nằm trong tiêu chí này.
<strong>Hai là</strong> có chứng cớ như tài liệu hoặc nhân
chứng cho thấy đúng là có các hành động vi phạm.
<strong>Ba là</strong> những thủ pháp và phương tiện nhà báo
sử dụng phải được xem xét, cân nhắc so với mức độ
nghiêm trọng của đề tài. Việc nhập vai chỉ nên được sử
dụng trong trường hợp chống lại tội phạm hoặc hành vi sai
trái nghiêm trọng. Trong vụ "Cảnh sát bí mật", phóng viên
BBC chỉ nói dối đúng một điều trong hồ sơ xin gia nhập lực
lượng cảnh sát. Ban biên tập BBC cho rằng đó là vấn đề
nhỏ so với sự nghiêm trọng của đề tài đang được điều
tra.
<strong>Bốn là</strong> không bao giờ nên đặt bẫy đối tượng
điều tra.
<strong>Năm là</strong> nhà báo cần phải đảm bảo bài viết
công bằng nhất.
Ở một số nước như Ấn Độ và Peru, nhà báo nhập vai đã
phát hiện những vụ việc lớn, thậm chí dẫn đến sự ra đi
của Thủ tướng. Nhập vai còn có thể mang lại sự giật gân
cho những bài báo mang tính thương mại, giải trí.
<h2>Vụ Hoàng Khương không phải là dấu chấm hết cho nghiệp
vụ nhập vai</h2>
Trong trường hợp nhà báo Hoàng Khương, câu hỏi về nghiệp
vụ được đặt ra là liệu lợi ích công có bị lẫn với
lợi ích riêng (về cậu em vợ). Hai là Tòa soạn Tuổi Trẻ có
được biết và kiểm soát quá trình nhập vai như BBC đã làm
với Mark Daly?
Hy vọng những kết quả mang tính lợi ích công mà các bài báo
của Hoàng Khương mang lại được cơ quan công quyền cân nhắc,
so sánh với hậu quả các lỗi nghiệp vụ của anh, giống như
Viện công tố đã làm với Mark Daly.
Hy vọng vụ nhà báo Hoàng Khương không khiến cho việc sử
dụng nghiệp vụ nhập vai bị dừng lại hoàn toàn ở Việt Nam.
Vì trong một số hoàn cảnh, nhập vai là nghiệp vụ quan trọng
của nhà báo để điều tra những sai phạm lớn.
Trên thế giới, có ít trường hợp nhà báo bị khởi tố vì
nhập vai được ghi nhận. Nhưng các tòa soạn luôn biết rằng
họ phải đối mặt với các nguy cơ bị bắt và kết tội. Vì
vậy, các tòa soạn và nhà báo nên chuẩn bị các phương án
kỹ, nắm chắc về luật và không đánh giá thấp các nguy cơ
phải đối mặt khi sử dụng thủ pháp này.
<em><strong>Trần Lệ Thùy</strong></em>
<em>Bài viết dành cho lớp tập huấn báo chí điều tra, tháng
1-2012. Trong bài có sử dụng tư liệu và trao đổi với các
học giả tại Viện nghiên cứu báo chí Reuters, Đại học Oxford
và các đồng nghiệp báo chí Việt Nam.</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11215), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét