được báo chí cho đăng đều nặng lời công kích em; cả cánh
phóng viên khi tìm đến em để khai thác thông tin cũng đối xử
với em như "thú hiếm", và bài viết của họ cũng tỏ ra giật
gân như để thỏa mãn sự hiếu kỳ của nhiều người. Không
thể chối cãi rằng tội của Luyện là quá nặng, thế nhưng
khi chúng ta nhất định đòi buộc "nợ máu phải trả bằng
máu" thì e rằng chúng ta cũng khát máu lắm chăng!? Và nếu thế
thì chúng ta sẽ được gì? Người chết sẽ sống lại? Lòng
trí chúng ta sẽ nguôi ngoai nhờ máu của "kẻ thù"!? Xã hội có
thật sự sẽ vì thế mà giảm bớt tội phạm? Và cảnh người
giết người sẽ không còn nữa? Thế nào là công bằng? Cicero
đã từng nói: <em>summum jus, summa injuria</em> - Cực điểm của
công bằng cũng là cực điểm của bất công!
Xin gởi đến đồng bào thân thương đôi dòng suy tư, đang khi
chúng ta cùng nỗ lực xây dựng một lối sống bền vững nhất
cho bản thân và cho xã hội:
1. Trước tiên, từ "đồng bào" tôi dùng ở đây vừa để
nhắc nhớ nguồn gốc và văn hóa ứng xử truyền thống của
người Việt, vừa để gợi lên hình ảnh một người thân có
mối liên hệ trong tình gia đình với mình. Xét về văn hóa,
dân tộc ta vốn dĩ hiền hòa, hay tha thứ, không chí thú "giết
người đền mạng" như dân du mục phương Bắc. Rõ ràng là
trong những vụ ngư dân bị "tàu lạ" đâm, bắn, bắt, đánh
đập, đòi tiền chuộc gần đây có ai trong chúng ta ngang nhiên
đứng ra bắt họ phải "mắt đền mắt, răng đền răng" đâu!
Còn xét về nghĩa đồng bào như một người thân trong gia
đình, khi anh em, con cháu của mình phạm tội, chúng ta đã xử
trí ra sao!?
2. Nhân chi sơ tính bản thiện. Con người ta chẳng ai mới sinh
ra đã có thể có ngay "hành vi nguy hiểm cho xã hội". Họ trở
nên như thế nào sau này <span class="underlined-text">phần nhiều
là do xã hội nhào nặn họ</span>. Tôi tin rằng, nếu Luyện
được sinh ra, lớn lên, và chịu sự giáo dục ở một môi
trường trong lành hơn, toàn diện hơn, ít quyến rũ phù phiếm
hơn, thì cho dù em không đủ mạnh khỏe và tài năng hơn
người, tâm hồn và lương tri được đào tạo của em cũng sẽ
góp phần giúp em vượt qua những cám dỗ thông thường. Xã
hội mà tôi đang nói ở đây không nhất thiết phải là thiên
đường; hãy xin vào một số gia đình, cộng đồng, đất
nước, nơi mà nhân phẩn và phẩm giá con người luôn được
đề cao, bạn sẽ rõ! Và từ đó, nhìn lại vụ án của Luyện,
có lẽ người lớn chúng ta và những ai có trách nhiệm liên
quan cũng nên đấm ngực kiểm điểm lại mình.
3. Nhiều người lên án Luyện vì hành vi giết một lúc ba mạng
người vô tội của em. Đúng! Luyện đã ra tay, đã để lại
chứng cứ và đã nhận tội. Thế nhưng những ai đó đang kịch
liệt chỉ trích, ném đá Luyện có thật họ chưa bao giờ tham
gia hoặc trực tiếp giết người chăng? Hãy đến các bệnh
viện phụ sản vào tuần lễ sau các ngày nghỉ lễ lớn, mọi
người sẽ được mục thị tận mắt cảnh các sinh linh chưa
kịp cất tiếng khóc chào đời bị giết bỏ cách thảm thương
như thế nào! Không những thế thân xác vỡ vụn của những
đồng loại nhỏ bé này còn bị vứt vào sọt rác như xác
chết một con vật tầm thường. Còn nữa rất nhiều vụ bạo
hành gia đình, buôn gian bán lận, thái độ hờ hững vô trách
nhiệm của người đương quyền, v.v.. dẫn đến nhiều hậu
quả tang thương cho người khác. Hỏi thế để biết ai dã man
hơn ai, và chúng ta có xứng đáng ném đá Luyện đến thế hay
không!?
4. "<em>Cho bị cáo được xin lỗi gia đình nạn nhân, người
thân... Mong HĐXX giảm án cho các bị cáo còn lại... Vì bị cáo
mà các bị cáo khác phải liên lụy. Bị cáo xin được nhận
mức án cao nhất...</em>" - những lời sau cùng của Luyện
trước khi bị nghị án. Không quá nghi ngờ, tôi tin rằng Luyện
vẫn còn đó lương tâm của một con người, ít nhất là tình
cảm của một người con biết thương cha, thương mẹ và
người thân. Ở Hong Kong chúng tôi thường được chính quyền
khuyến khích đi thăm viếng và vấn an các tù nhân. Vì không có
luật tử hình, mức án cho các tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng có thể kéo dài đến hơn 20 năm. Không rõ trường hợp
người thọ án nặng nhất trước giờ là bao lâu. Tuy nhiên tôi
có gặp một anh (VN) người đã chôn vùi tuổi xanh ở đấy
trong suốt 24 năm qua. Nói chuyện với anh tôi có cảm tưởng
mình đang nói chuyện với một người trí thức hơn là một tù
nhân! Ngoài thời gian lao động mà tiền công được nhà tù
giữ hộ, anh còn được học nhiều thứ trong tù, với bằng
cấp cao nhất là chuyên ngành Luật. Anh ước mơ sau này khi ra
tù sẽ về nước mở một công ty du lịch nhỏ, và làm những
việc góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn dựa trên chính
kinh nghiệm xương máu của mình. Rõ ràng, một nền luật pháp
dành cho con người phải là nền luật pháp có khả năng hoán
cải và giúp người đã ngã đứng dậy làm lại cuộc đời.
Phá hủy và loại bỏ không khó; xây dựng và biến đổi trở
nên tốt hơn mới khó!
5. Cả gia đình người bị hại và bị cáo đều bị thiệt
hại nặng nề qua vụ án không đáng có này. Ước mong xã hội
và báo chí tích cực góp phần giúp họ chữa lành các vết
thương tâm lý và tinh thần, để họ cùng khép lại quá khứ,
hướng đến tương lai, xây dựng cuộc đời mới cho bản thân
và cho xã hội. Cứ mãi dằn vặt sống với nỗi buồn đã qua
thì chẳng có ích gì. Đời người rồi ai cũng phải đến ngày
mãi mãi ra đi. Chết không khó. Sống mới khó! Biết tha thứ và
biết ăn năn hối cải lại càng khó hơn!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11260), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét