Financial Times: Các nhà máy Việt Nam vật lộn với tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng

Với tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á, năm vừa qua tình trạng
đình công tự phát tại Việt Nam đã tăng gấp đôi, và công
nhân đã phải vật lộn để có được mức sống ổn định
hơn.

Việt Nam đã thành công trong những năm gần đây trong việc thu
hút các nhà đầu tư đang muốn chạy khỏi giá nhân công gia
tăng ở miền nam Trung Quốc, và họ đã tìm đến bên kia biên
giới vì nguồn nhân lực tương đối khá rẻ. Nhưng các nhà
đầu tư cảnh báo rằng Việt Nam cần phải tiến bộ hơn nữa
trong việc cải cách kinh tế và quan hệ công nghiệp nếu muốn
tiếp tục thúc đẩy xu hướng tăng trưởng này.

<center><img src="http://danluan.org/files/u23/pl1.jpg" width="500"
height="477" alt="pl1.jpg" /></center>

Các chuyên gia nhấn mạnh về tốc độ tăng trưởng chóng mặt,
các kênh tín dụng với lãi tức thấp và lãng phí tài nguyên
trong hàng ngũ doanh nghiệp nhà nước đã đưa mức lạm phát
của Việt Nam liên tục tăng cao, và có nguy cơ làm suy yếu
đầu tư của các nhà sản xuất nước ngoài.

Trong 11 tháng đầu năm 2011 đã có 857 cuộc đình công diễn ra
tại Việt Nam, và theo số liệu của chính phủ công bố thì
mức lạm phát trung bình hàng năm lên đến 18%. Số lượng các
cuộc đình công năm 2011 nhiều hơn gấp đôi so với năm 2010,
và nhiều hơn nữa so với năm 2008 – năm có kỷ lục đình
công cao nhất, khi lạm phát đạt đỉnh điểm ở 28%.

Theo truyền thông nhà nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân
phát biểu tại một cuộc họp chính phủ về vấn đề này
hồi đầu tháng cho rằng, <em>"đây là một con số rất đáng
lo ngại"</em>.

<em>"Chúng tôi cần phải nghiên cứu xem đây có phải là một
xu hướng mới hay không, và có phải là vấn đề địa phương
hay toàn quốc."</em>

Tiền lương cho một công nhân nhà máy không có tay nghề tại
Việt Nam vẫn còn thấp so với Trung Quốc, ở khoảng $100 USD
mỗi tháng so với $300 USD, theo tài liệu của các quản lý nhà
máy cho biết.

Mức lương thấp đã giúp Việt Nam, nơi cai trị bởi Đảng
Cộng sản, thu hút các công ty sản xuất quốc tế bao gồm cả
công ty điện tử Nhật Bản Canon, nhà sản xuất chip hàng đầu
của Mỹ là Intel, và hàng trăm công ty chủ yếu đến từ Đài
Loan và Hàn Quốc, cùng với các các thương hiệu sản xuất
giày dép, quần áo may mặc quốc tế như Nike.

Tuy nhiên, tiền lương gần đây đã tăng mạnh tại Việt Nam,
đặc biệt trong các ngành công nghiệp đòi hỏi tay nghề có
nhiều kinh nghiệm.

Một số công ty đã tăng lương ở bốn thời điểm khác nhau
hồi năm ngoái để tránh các cuộc đình công xảy ra, và chính
phủ tăng mức lương tối thiểu trong các lĩnh vực trọng
điểm công nghiệp lên mức 2.000.000 VNĐ ($95 USD) trong tháng Tám
vừa qua, tương đương với mức tăng 49%.

<em>"Công ty sản xuất đang bị siết chặt ở cả hai mặt,
người mua muốn ép giá sản phẩm xuống và công nhân liên tục
đòi hỏi tăng lương vì các chi phí trong cuộc sống ngày nay
đã gia tăng,"</em> ông Jonathan Pincus nói, người hiện đứng
đầu chương trình giảng dạy chương trình kinh tế thuộc Đại
học Harvard ở TP Hồ Chí Minh.

Theo ông Hirokazu Yamaoka, đại diện chính của phòng thương mại
Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, hiện tại thì các cuộc đình
công là một trong những mối quan tâm chính của các nhà sản
xuất Nhật Bản, nước có nhiều nhà máy lớn và công nghệ
tiên tiến nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Hàng chục công
ty Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi các cuộc đình công hồi năm
ngoái, bất chấp những nỗ lực và đề xuất tăng lương để
ngăn chặn các bất mãn của công nhân.

Làn sóng đình công gia tăng cũng mang đến một thách thức
chính trị nghiêm trọng. Thể chế chính trị độc tài, một
đảng tại Việt Nam hiện nay, trong đó Tổng Liên đoàn Lao
động hoạt động lỏng lẻo không có sự kiểm soát chặt chẽ
của chính phủ là công đoàn lao động duy nhất, các cuộc
đình công được tổ chức độc lập thường phải đối mặt
với lệnh bắt giữ hoặc các biện pháp trừng phạt khác.

Ngoại giao nước ngoài và các chủ công ty nói rằng chính phủ
bị kẹt trong việc tạo cầu nối, phát triển tốt mối quan
hệ giữa người lao động và giới chủ công ty, mặt khác lại
e sợ rằng các tổ chức lao động độc lập có thể trở
thành mối đe dọa cho nền chính trị một đảng.

<em>"Vấn đề lớn mà chính phủ đang đối mặt là làm thế
nào để giải quyết các cuộc đình công này,"</em> ông Youngmo
Yoon, người đang làm việc tại Tổ chức Lao động Quốc tế
tại Hà Nội cho biết. <em>"Nếu các tranh chấp và đình công
này không diễn ra một cách có trật tự và thường xuyên, thì
nó có tiềm năng lây lan rộng ra về cả khía cạnh chính trị,
và đó là những gì chính phủ lo ngại nhiều nhất."</em>

Ông nói rằng Tổng Liên đoàn Lao động không được chính phủ
thúc đẩy mạnh mẽ trong việc đại diện và bảo vệ người
lao động, điều này trái ngược với Liên bang Công đoàn Trung
Quốc, cơ quan tương đương ở nước láng giềng của Việt Nam.

<em>"Sự khác biệt chính giữa Việt Nam và Trung Quốc là Liên
bang Công đoàn Trung Quốc được thúc đẩy bởi các Đảng
Cộng sản Trung Quốc nhằm tăng vai trò đại diện cho người
lao động và kiểm soát tình hình"</em>, ông Yoon nói.

Mặc dù họ thường không ủng hộ nâng cao quyền lao động,
nhưng một số nhà quản lý ở Việt Nam vẫn muốn thấy vai trò
của công đoàn hoạt động mạnh hơn để đảm bảo thông tin
liên lạc giữa công nhân và giới chủ đầu tư.

<em>"Công nhân của chúng tôi đã đình công sau khi phần cơm
của họ bị cắt giảm do nhà thầu cung cấp thực phẩm đã
cố gắng tiết kiệm tiền vì lạm phát,"</em> một người
quản lý châu Âu cho biết. <em>"Nhưng vì công đoàn chính thức
ở đây đã không có hành động cụ thể cũng như không đóng
vai trò giao tiếp nào hiệu quả, nên công ty đã không có cách
nào biết về vấn đề này cho đến khi nó đã quá
muộn,"</em> ông nói.

<strong>Nguồn:</strong> <a
href="http://www.ft.com/cms/s/0/67380b5c-427e-11e1-97b1-00144feab49a.html">Financial
Times</a>

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11370), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét