nhiều thất bại. Những cải cách đó phải làm đi làm lại
nhiều lần mà hiệu quả không cao, gây bức xúc và mất lòng
tin trong xã hội. Nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu cho rằng muốn
có một nền giáo dục tốt thì phải có một triết lý đúng
đắn.
Tuy nhiên, đã có những triết lý đúng đắn, thậm chí rất
đúng về mặt học thuật và nhân văn vẫn thất bại khi đưa
vào thực tế hiện nay. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với
TS Ngô Tự Lập, Trưởng bộ môn KHXH – NV và Kinh tế, Khoa
Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội để phần nào lý giải cho vấn
đề này:
<center><img
src="http://image.qdnd.vn/Upload//thuha/2011/12/27/261211ha1162004768.jpg"
/></center>
<center><em>TS Ngô Tự Lập cho rằng khủng hoảng GD hiện nay mang
tính phát triển</em></center>
<h2>Phát triển GD cần hệ thống triết lý</h2>
<em>Phóng viên (PV): Nhiều thảo luận bàn về triết lý giáo
dục (TLGD) đã cho rằng mọi sai lầm về giáo dục hiện nay
đều bắt nguồn từ một TLGD sai. Vậy TLGD là gì, thưa
ông?</em>
<strong>TS Ngô Tự Lập:</strong> TLGD đúng đắn là nền tảng cho
một nền GD tốt, điều này không phải bàn cãi. Bộ GD-ĐT cũng
ý thức được tầm quan trọng của TLGD, bằng chứng là những
cuộc hội thảo về TLGD được tổ chức gần đây, khẳng
định: "Phát triển sự nghiệp GD cần dựa trên một hệ
thống triết lý".
Nhưng biến những quan điểm thành triết lý để ngày đêm tâm
niệm thực hiện là điều không dễ, không chỉ là chuyện thay
đổi câu chữ mà xong.
Theo tôi, TLGD là những nguyên tắc nền tảng cho hoạt động
giáo dục. Triết lý đó phải trả lời được hai câu hỏi:
chúng ta muốn dạy (hay đào tạo) những con người như thế nào
và làm thế nào để đào tạo được những con người chúng ta
mong muốn?
Để trả lời hai câu hỏi này, người ta cần xuất phát từ
nền tảng triết học về con người, tức là trả lời câu
hỏi: "Bản chất con người là gì và mối quan hệ của nó
với tự nhiên và xã hội ra sao". Có thể nói cách trả lời
câu hỏi này quyết định sự khác biệt của các nền triết
lý giáo dục.
Nếu quan niệm con người sinh ra như tờ giấy trắng thì giáo
dục là quá trình viết nên hay tạo ra nhận thức và tính cách.
Cũng có người quan niệm con người sinh ra có mặt tốt và mặt
xấu, vì vậy chúng ta cần làm những gì để nâng cái hay,
giảm cái dở…
<em>PV: Chúng ta đã có và thực hành rất nhiều TLGD khác nhau.
Đó đều là những triết lý đúng về việc xây dựng con
người. Vậy tại sao nhiều triết lý đã trở nên quan liêu,
khô cứng khi đưa vào thực tế và gặp thất bại?</em>
<strong>TS Ngô Tự Lập:</strong> Nền GD tốt là dạy con người
lao động thành con người dân tộc, con người tự do (con
người nhân loại); dạy con người hiểu được mình, hiểu
người và hiểu vật. Những con người đó làm chủ được
bản thân, biết vị trí của mình trong xã hội, trong mối
tương quan với người khác, với vũ trụ.
Làm thế nào để đào tạo con người tự do, có kỹ năng lao
động và mang bản sắc dân tộc? Câu hỏi này cần nhiều trang
sách để bàn, tôi chỉ muốn đề cập đến một số điểm ở
chương trình GD phổ thông. Căn cứ vào ba mục đích đào tạo
con người, chúng ta phải phân các môn học thành ba nhóm lớn:
nhóm thứ nhất mang tính chuyên ngành (hay dạy nghề), nhóm thứ
hai dạy về đất nước, nhóm thứ ba dạy về thế giới quan.
Liên quan đến việc phân loại này là tương quan giữa các môn
học, thời lượng cho từng môn ở các nhóm học sinh và các
cấp độ, phương pháp giảng dạy các môn đó.
Chúng ta nên bàn về TLGD hiện nay chứ không phải TLGD muôn
đời. Trước đây chúng ta có một TLGD tốt, phù hợp với
thời kỳ đào tạo xây dựng con người XHCN. Ngày nay, khi đất
nước bước vào nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
đòi hỏi phải có một triết lý khác phù hợp với yêu cầu.
Chúng ta đang lúng túng khi bàn về chất lượng, tiêu chuẩn con
người Việt Nam phải đáp ứng mà không biết rõ chất lượng
đó, tiêu chuẩn đó dựa trên chất lượng, tiêu chuẩn của
Mỹ, Nhật hay của Lào…
Nhìn vào nền giáo dục Mỹ, dân nhập cư rất nhiều, chất
lượng giáo dục cũng khác nhau. Họ đã giải quyết vấn đề
này trước khi người học bước vào đại học bằng cách
thiết kế chương trình 4 năm, trong đó 1/3 chương trình đảm
bảo các môn GD tổng quát; ba môn đầu tiên họ dạy người
học cách nghĩ, cách nói và viết để chuẩn bị kỹ năng cho
học đại học. Nền GD châu Âu lại có cách tiếp cận khác khi
họ có nền tảng kỹ năng vốn có… Có thể thấy GD của
những nước này đều xuất phát từ thực tế đất nước
họ.
Mấu chốt để đi tìm là hãy từ thực trạng của vấn đề,
từ thực tiễn chứ không phải từ những điều chúng ta nghĩ
trong đầu.
<h2>Trung thực trong đánh giá thực trạng GD</h2>
<em>PV: Vậy chúng ta nên làm gì với hệ thống giáo dục hiện
nay?</em>
<strong>TS Ngô Tự Lập:</strong> Việc xác định rõ mục đích là
bước đầu tiên để chúng ta hình thành và triển khai hoạt
động giáo dục. Để đào tạo con người tự do thì trước
hết con người đó phải hiểu mình, hiểu người và hiểu sự
vật. Hiện nay, một số môn như thể dục, môn học sinh lý
người (vệ sinh thân thể, tình dục…) bị coi là "môn
phụ". Sự thiếu hiểu biết về chính cơ thể mình đã dẫn
đến nhiều vấn đề nhức nhối của thanh thiếu niên hiện
nay. Ở các quốc gia phát triển, chúng ta luôn thấy sân vận
động, nhà thể thao, bể bơi… Thay vì chúi mũi suốt ngày vào
những bài toán hay văn mẫu, trẻ em được chơi thể thao rất
nhiều. Đó là cách nhìn đúng đắn, không thể có tự do trong
một cơ thể ốm yếu.
Để học trò hiểu người và hiểu vật, chúng ta phải đề cao
môn học về thế giới quan và nhân sinh quan, đặc biệt là
triết học. Cách giảng dạy triết học hiện nay mang nặng tính
tuyên truyền, áp đặt và phi triết học.
Hiện nay, vì nhiều lý do, các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh được coi
là những môn chính và được đề cao. Học sinh không chỉ học
trên lớp mà còn lao vào học thêm, đây là một sự nhầm lẫn,
dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc và gây quá tải. Trừ
những trường hợp học sinh học chuyên sâu để đào tạo
thành chuyên gia, những em khác chỉ cần có kiến thức tối
thiểu về lĩnh vực này. Với tư cách là người Việt, chúng ta
phải làm chủ tiếng Việt để suy tư, viết và nói thành thạo
bằng tiếng Việt; tuân thủ phong tục, tập quán người Việt
Nam, nắm được lịch sử, địa lý đất nước mình.
Các em học quá nhiều kiến thức thật ra không cần thiết,
trong khi lại không đủ thời gian tập trung vào lĩnh vực chuyên
sâu hoặc kiến thức cần thiết thực tế hàng ngày. Thực tế
hiện nay, học sinh học nhiều mà biết ít, khả năng làm việc
còn ít hơn. Nhiều em rất kém về kiến thức pháp luật, ngay
cả Luật giao thông.
Chúng ta nên bắt đầu bằng việc trung thực trong việc đánh
giá thực trạng, trong cách làm việc, ứng xử với tri thức.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế!
<em>PV: Việc mang một quan điểm TLGD áp dụng lên toàn bộ hệ
thống GD có phải là điều hay?</em>
<strong>TS Ngô Tự Lập:</strong> TLGD là gốc, nếu có TLGD đúng,
chúng ta sẽ biết tổ chức để đào tạo người thầy như
thế nào, có cách học khác, có sách giáo khoa hợp lý… Không
nên tuyệt đối hóa điều gì, có triết lý chung cho nền GD
nhưng áp dụng cho từng cấp học lại ít nhiều thay đổi.
Với những cấp học dưới, việc dạy nhiều quy tắc phải
tuân theo trong xã hội để các em có thể học thuộc lòng
nhiều hơn cũng không sao; không cần dạy quá nhiều lý thuyết,
chủ yếu là rèn luyện kỹ năng tương tác ở tầm thấp.
Còn đối với lứa tuổi đại học, việc tự học, tự rèn
luyện được yêu cầu cao hơn.
<em>PV: Những khủng hoảng hiện nay trong GD có phải là điều
rất đáng buồn không, thưa ông?</em>
<strong>TS Ngô Tự Lập:</strong> Sự khủng hoảng của GD hiện nay
cũng là một phần thành công của GD bởi trước khi cách mạng
thành công, phần lớn dân ta mù chữ. Chúng ta đã làm được
một cuộc cách mạng nâng cao dân trí rất vĩ đại. Nhân dân
đã không chấp nhận một nền giáo dục như cũ mà yêu cầu có
một nền giáo dục tốt hơn đáp ứng kịp thời đòi hỏi của
thời kỳ mới…
Khủng hoảng này có phần đáng buồn nhưng cũng có phần đáng
mừng, bởi đó là khủng hoảng phát triển.
<em>PV: Xin cảm ơn ông!</em>
Thu Hà (Thực hiện)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11085), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét