M.D. - Người Việt chỉ nghe những lời ca ngợi bởi có một nhóm lợi ích muốn duy trì quyền lực

Theo ý tôi, <a href="http://danluan.org/node/11102">bài viết này</a>
có thể tóm tắt lại bằng vài ý:

- Thứ nhất, chúng ta đang tụt hậu so với những nước từng
trải qua hoàn cảnh lịch sử tương tự. Và trong quá khứ,
chúng ta đã từng đứng trên họ.

- Thứ hai, chúng ta chỉ thích nghe nói tốt về mình.

- Thứ ba, chúng ta phải thay đổi, phải thay đổi nếu không
muốn bị vượt qua.

Tuy nhiên, bài viết kết thúc trong hẫng hụt. Có lẽ vì một
lý do nào đó, tác giả không muốn hoặc không thể nói thẳng
ra giải pháp mà chỉ có thể bình luận về giai đoạn Trịnh
Nguyễn phân tranh. Theo cách hiểu của tôi, tác giả muốn nói
rằng: các lực lượng đối lập, có thể thờ chung một ông
vua dù không tin vào nó (chủ nghĩa Marx Lenin), mà vẫn đạt
được thành quả nhờ vào "quyết tâm củng cố xã tắc", hay
còn có thể hiểu là "lợi ích chung của dân tộc".

Nếu cách hiểu của tôi là đúng, thì xin được phép không
đồng tình với tác giả. Bởi vì:

- Trường hợp Trịnh Nguyễn, vua Lê không có thực quyền. Mọi
quyết định nằm trong tay hai nhà, và quyền lực của họ là
tuyệt đối trong lãnh địa của họ.

- Trong mắt tôi, hoàn cảnh hiện nay của VN hoàn toàn khác. Tôi
phân chia xã hội VN thành 02 nhóm riêng biệt, <strong>A</strong> =
chính quyền (đảng CS và chính phủ) và <strong>B</strong> =
người dân (không có quan hệ lợi ích và công việc với thành
phần trước). Ở đây, sự khác biệt về "quyền lực" là rõ
ràng. A có rất nhiều quyền lực đối với B, trong khi B gần
như không có quyền đối với A. Ví dụ: quy trình bầu cử tại
VN, cũng như việc gần đây báo chí lên tiếng bàn luận về
"quyền đuổi đầy tớ" của người dân, một quyền chỉ nằm
trên giấy.

- Tác giả cho rằng, lỗi lầm của chúng ta là chỉ thích ca
ngợi mình. Điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Nhìn chung,
đúng là hiện nay chúng ta rất thích ca ngợi bản thân, nhưng
hình như điều đó chỉ trở thành một "đặc tính đại trà"
khi tư tưởng CS lên ngôi tại VN. Để lý giải cho hiện tượng
này, tôi cho rằng:

+ Cội nguồn của vấn đề là ở chỗ, hiện nay tại VN, mục
tiêu quan trọng nhất của A và của B là hoàn toàn khác nhau.
Đối với A, cái cần nhất, cao hơn tất cả, là việc duy trì
vị trí của mình trong xã hội. Đối với B, họ không nhất
thiết cần biết A hay X Y Z có quyền, cái họ cần là mức
sống cao hơn. B cần A, vì không một cá nhân nào có thể thay
đổi diện mạo của một quốc gia. A cần B vì B làm ra của
cải vật chất để nuôi sống A. Trong một xã hội với cán
cân quyền lực cân bằng, quan hệ trên sẽ đặt cả hai bên
vào hoàn cảnh bắt buộc tìm ra lợi ích chung. Trong một xã
hội với cán cân thiên lệch, A không nhất thiết phải tìm
lợi ích chung.

+ Tuy nhiên rõ ràng là, kể cả khi có vị trí tốt đẹp hơn
so với B, A hoàn toàn không muốn B chống lại mình. Nói theo
bất kì cách nào, "bảo vệ sự an toàn của đảng" hay "duy trì
ổn định xã hội", thì A cũng không thể sống thiếu B. Vì
vậy, A cần tìm cách đánh lạc hướng B, mà cách dễ dàng
nhất là sự tự hào mù quáng về những điều có thật (ví
dụ: Field medal) và những điều không có thật (ví dụ: Lê Văn
Tám).

- Chính vì vậy, đối với tôi, cội rễ của vấn đề VN nằm
ở một chỗ khác. Vấn đề của chúng ta, những người dân VN
bình thường, về cơ bản hoàn toàn giống vấn đề của
người dân Bắc Hàn, Trung Quốc, Cuba hay xa hơn nữa là Nga.
Chúng ta và họ đều đối mặt với một cản trở chung; dù ai
đó có thể tìm cách đi vòng quanh, hoặc hạn chế vai trò của
sự cản trở đó, thì nó vẫn luôn luôn là cái tạ sắt buộc
vào chân ta. Dù ta cầm nó lên tay, hay lấy tấm vải che nó đi,
hay phết vàng lên nó, thì nó vẫn ở đó. Và nó cản trở
từng bước ta đi.

- Cách trực tiếp nhất để tiến lên, là tự gỡ bỏ quả
tạ đó. Tuy nhiên, đó không bao giờ là cách đơn giản nhất.
Trong phạm vi bài viết này, tôi không bàn về "giải pháp" vì
nó sẽ quá phức tạp và dễ gay tranh cãi cho một comment thông
thường.

- Còn nếu ai đó tin rằng chúng ta, những người dân VN, đủ
khả năng để chạy đua với các nước láng giềng mà ta đã
từng khinh bỉ, như Thái Lan, Hàn Quốc, Miến Điện hay Lào và
Campuchia, thì tôi xin ngả mũ thán phục và chờ đợi kết quả.
If you believe you can do it that way, go ahead. I'm cheering for you.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/11112), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét