Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Không đâu có kiểu bệnh viện như ở Việt Nam"

TT - Đó là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến sau khi đến thăm những khoa, phòng chật kín bệnh nhân
tại các bệnh viện ở TP.HCM sáng 28-11.

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/455693/Nhieu-benh-vien-thich-qua-tai.html">Nhiều
bệnh viện thích... quá tải</a></li>
</ul></div>

<center><img
src="http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=534387"
/></center>
<center><em>Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (thứ ba
từ trái sang) thăm một bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng tại
Bệnh viện Nhi Đồng 1 - Ảnh: Minh Đức</em></center>

Làm việc tại ba bệnh viện Ung bướu, Chấn thương chỉnh hình
và Nhi Đồng 1 về công tác giảm tải bệnh viện, bộ trưởng
tỏ ra bức xúc trước thực trạng hai, ba bệnh nhân phải nằm
một giường, thậm chí bệnh nhân nằm cả dưới gầm giường,
nhiều bệnh nhân không có giường phải trải chiếu nằm dưới
đất...

Bà Tiến nói: "Có thể nói chẳng có bệnh viện nào ở nơi
đâu, chỉ tính xung quanh các nước Đông Nam Á thôi, mà bệnh
nhân phải nằm dưới đất, dưới gầm giường như chúng ta.
Với thực trạng quá tải như thế này, chắc chắn ảnh hưởng
đến chất lượng điều trị, chất lượng phục vụ và không
thể phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên sâu".

<h2>Các giải pháp chỉ giải quyết phần ngọn</h2>

Trong báo cáo trình bộ trưởng, Bệnh viện Ung bướu nêu một
số giải pháp đang được triển khai nhằm giảm tải như tăng
cường nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại
nhằm giảm số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân nội
trú, triển khai mạng công nghệ thông tin, tổ chức khám chữa
bệnh sớm từ 6g mỗi ngày, khám thông tầm, điều trị dịch
vụ ngoài giờ kể cả thứ bảy, chủ nhật.

Bệnh viện đã thành lập khoa chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân
ung thư giai đoạn cuối tại nhà, lập đơn vị tư vấn tầm
soát ung thư vú, đơn vị tư vấn tầm soát ung thư phụ khoa,
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và đề án 1816, tăng
cường công tác đào tạo nhân lực, chuyển giao các kỹ thuật
lâm sàng, cận lâm sàng cho tuyến dưới... nhưng bệnh viện
vẫn luôn trong tình trạng quá tải.

Tương tự, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình còn tăng bàn
khám ở các phòng, triển khai phòng khám dịch vụ theo yêu cầu
và lịch hẹn; tăng phòng mổ; triển khai phẫu thuật trong ngày,
giải quyết nhanh các ca nhẹ và vừa; giải quyết quá tải nội
trú bằng cách ký hợp đồng với bệnh viện vệ tinh cho các
bệnh nhân chờ mổ và bệnh nhân ổn định phẫu thuật cần an
dưỡng. Dù vậy trong sáng 28-11, tại đây vẫn có khoảng 4.000
bệnh nhân nằm điều trị và khám chữa bệnh.

Theo Bệnh viện Nhi Đồng 1, chỉ trong bảy năm qua bệnh viện
đã tăng hơn 500 biên chế bác sĩ, điều dưỡng nhưng vẫn
không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Nhằm giảm
tải, bệnh viện đã tổ chức lọc bệnh và đầu tư năng lực
chẩn đoán tại khu phòng khám nhằm giảm nhập viện. Dù bệnh
viện đã nỗ lực khống chế tỉ lệ nhập viện và giảm ngày
điều trị nhưng tình trạng quá tải tại bệnh viện chưa có
chiều hướng giảm.

Trước các giải pháp được các đơn vị nêu ra, Bộ trưởng
Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá tất cả chỉ có thể giải
quyết phần ngọn là các nhu cầu trước mắt.

<h2>Quỹ đất cho y tế quá ít</h2>

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận từ thời điểm
1975 đến nay, tốc độ tăng dân số đã gấp nhiều lần nhưng
cơ sở hạ tầng y tế, số giường bệnh, số bệnh viện
được xây mới trên cả nước gần như không thay đổi.
"Quỹ đất dành cho bệnh viện quá ít, quá thiếu, trong khi
đó đất dành cho khu công nghiệp, khu chế xuất, sân golf quá
nhiều" - bà Tiến so sánh.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng - giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 -
nhận định quá tải sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp nếu
không có các giải pháp mang tính đồng bộ và hệ thống: phát
triển mạng lưới điều trị (các chuyên khoa) phù hợp với quy
mô dân số và thực hiện việc nâng cao năng lực tuyến cơ
sở. Riêng tại đơn vị mình, bác sĩ Thượng đề xuất cho
phép thực hiện quy hoạch tổng thể và xây mới cơ sở hạ
tầng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 bên cạnh dự án xây bệnh
viện nhi mới của TP.

Cũng chung thực trạng về cơ sở hạ tầng, Bệnh viện Chấn
thương chỉnh hình cho biết từng phải cải tạo mặt bằng
của hội trường giao ban cũ thành phòng bệnh và tăng được...
20 giường. Bệnh viện Ung bướu cũng nêu khó khăn cơ sở vật
chất cũ kỹ, chật hẹp so với số lượng bệnh nhân hiện
tại, trang thiết bị chưa đủ đáp ứng theo số lượng bệnh
nhân.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế tiếp tục đi
thăm và làm việc tại trạm y tế xã Bình Hưng (huyện Bình
Chánh), trạm y tế P.10 (Q.8) và UBND Q.8. Sáng 29-11, đoàn làm
việc với UBND, HĐND TP.HCM.

<em>QUỐC NGỌC</em>

<div class="special_quote"><h2>Quá tải</h2>

Tổng số giường thực kê tại Bệnh viện Ung bướu năm 2011
là 631 giường. Trung bình một ngày có hơn 1.600 lượt khám, hơn
1.800 bệnh nhân điều trị nội trú và khoảng 9.500 bệnh nhân
ngoại trú.

Tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, trung bình mỗi ngày
có 2.500 bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Hiện cả nước chỉ
có hơn 1.300 bác sĩ chấn thương chỉnh hình cho 86 triệu dân.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 có 1.194 giường thực kê, trong khi
quy mô của bệnh viện chỉ phù hợp cho 700 giường. Trung bình
mỗi ngày có 5.000 lượt bệnh nhân khám chữa bệnh, bình quân
1.500 - 1.600 bệnh nhân nội trú/ngày (cao điểm 1.888 bệnh
nhân).</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/10733), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét