Trần Minh Khôi - Chuyện hiến pháp (I)

Vai trò của hiến pháp trong một hệ thống chính trị là gì?

Để trả lời câu hỏi này người ta buộc, trước hết, phải
trả lời câu hỏi "hiến pháp là gì?".

Theo nhà lý thuyết chính trị Giovanni Sartori, trong tiểu luận
"Constitutionalism: A Preliminary Discussion", thì cả hai câu hỏi
đều không có câu trả lời duy nhất. Hiến pháp và vai trò
của nó trong hệ thống chính trị là chuyện của từng quốc
gia. Cũng trong tiểu luận này, Sartori đưa ra khái niệm "hiến
pháp trang trí" khi khảo sát hiến pháp ở các quốc gia toàn
trị. Theo ông, có ba loại hiến pháp: 1) hiến pháp bảo đảm
quyền (garantiste constitutions), 2) hiến pháp hư danh (nomimal
constitutions), và 3) hiến pháp trang trí (façade constitutions*).

Loại hiến pháp thứ nhất, thường thấy ở các quốc gia dân
chủ tự do, bao gồm các điều khoản quy định các quyền tự
do của công dân và vai trò giới hạn của nhà nước. Nó là
một bản khế ước giữa quốc gia và nhà nước. Nó quy định
điều gì nhà nước có thể làm và điều gì nhà nước không
thể làm, đồng thời liệt kê các quyền tự do mà nhà nước
phải bảo đảm cho công dân. Loại hiến pháp này đóng vai trò
của một văn bản pháp quy tối cao của quốc gia.

Loại thứ hai chỉ nhằm mô tả một cơ chế nhà nước dựa
trên quyền lực chính trị đang tồn tại, mục tiêu là để
chính thức hóa quyền lợi của nhóm người đang cầm quyền.
Nó bao gồm những điều khoản về cơ cấu quyền lực nhà
nước nhưng không bao gồm những điều khoản giới hạn quyền
lực này. Quyền lực nhà nước, và qua đó quyền lực của
nhóm cầm quyền, là vô tận. Hiến pháp hư danh cũng không có ý
làm dáng muốn trở thành một hiến pháp thực sự: nó không mô
tả các quyền tự do không được thực hiện. Trong một hệ
thống chính trị, nó đóng vai trò của một công cụ biện minh
cho hành xử độc tài của nhóm cầm quyền.

Loại thứ ba, hiến pháp trang trí, là chỉ dùng để trang trí
cho hệ thống chính trị. Nó có đầy đủ các điều khoản về
quyền và cơ chế nhà nước nhưng các quyền và cơ chế này
không được hiện thực hóa. Người nắm quyền lực chính trị
theo hiến pháp và người thực sự nắm quyền luôn là hai
người khác nhau. Nó là hiến pháp giả tạo. Loại hiến pháp
này là phát minh của các quốc gia cộng sản, bắt đầu ở Nga
từ thời Stalin. Nó không có vai trò gì quan trọng trong hệ
thống chính trị ngoài vai trò của một công cụ lừa gạt trong
các mối quan hệ quốc tế và đối với công dân của nó (**).

Nay trở lại với vấn đề thay đổi hiến pháp (đang ồn ào,
sẽ tốn rất nhiều công của, và sẽ làm nhiều người thất
vọng) ở Việt Nam. Ba vấn đề:

1. Hiếp pháp Việt Nam thuộc loại nào?

2. Tại sao phải thay đổi hiến pháp trong lúc này?

3. Thay đổi cái gì?

<div class="special_quote"><em>Định nghĩa:</em>

<em><strong>Đảng:</strong> là một nhóm, trên dưới 200 người,
đang ở các vị trí lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản
Việt Nam, thực sự có quyền lực. Trong số này, một nhóm nhỏ
trên dưới 20 người nắm gần như toàn bộ quyền lực trong
quân đội, an ninh, và kinh tế. Tuyệt đại đa số đảng viên
của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là công chức nhà nước
thuần túy. Đảng trong bài này là để chỉ một nhóm nhỏ,
ràng buộc với nhau bởi quyền lợi, trong Đảng Cộng sản
Việt Nam.</em></div>

Đảng thay đổi hiến pháp năm 1992, ngay sau khi thế giới cộng
sản sụp đổ. Cố gắng củng cố quyền lực, vào thời điểm
đó, đi đôi với cố gắng chính đáng hóa quyền lực của
Đảng bằng hiến pháp. Hay nói cách khác, hiến pháp trang trí,
đã trở nên quá lộ liễu và chứa đầy nguy cơ, phải ra đi.
Công cuộc xây dựng một hiến pháp hư danh bắt đầu. Điều 4
xuất hiện, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bằng
hiến pháp. Hậu quả trực tiếp của lựa chọn này là quyền
lực trước đây thuộc về Tổng Bí thư, người lãnh đạo
Đảng, nay chuyển sang cho Thủ tướng, người lãnh đạo nhà
nước. Tuy nhiên, trong hai thập niên vừa qua, Đảng đã không
làm gì thêm để thực sự luật pháp hóa quyền lực của
Đảng trong thực tế. Hiến pháp 1992, do đó, vẫn là một cố
gắng nửa vời. Ban Chấp hành Trung ương đóng vai trò của một
quốc hội. Cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam
tồn tại song song và tiếm quyền cơ cấu tổ chức nhà nước.
Những cơ cấu này không có trong hiến pháp. Dó đó, các cơ
cấu quyền lực của Đảng trên các cơ cấu quyền lực nhà
nước là vi hiến. Ngoài vai trò thủ tướng chính phủ, Hiến
pháp 1992 không phản ảnh đúng quyền lực thực sự của các
cơ cấu nhà nước.

Bên cạnh đó, Hiến pháp 1992 vẫn chứa đựng đầy đũ các
quyền tự do không bao giờ được hiện thực hóa, dù chỉ là
từng phần. Các quyền này tồn tại để đóng vai trò trang trí
như ở các hiến pháp trước. Tóm lại, Hiến pháp 1992 vẫn
thuộc loại hiến pháp trang trí, mặc dù nó đã đặt những
nền tảng cần thiết cho sự hình thành một hiến pháp hư danh
để thay thế nó về sau.

Lý do thay đổi hiến pháp lần này là để thực hiện những
gì Hiến pháp 1992 bỏ dỡ, nghĩa là tiếp tục luật hóa quyền
lực vô tận đã có của Đảng bằng hiến pháp. Nó không có
mục đích nào khác. Không có lý do gì để tin rằng Đảng sẽ
hiện thực hóa những điều khoản về quyền tự do của công
dân, ví dụ như các điều ghi trong Chương V của Hiến pháp
1992, bằng cách viết thêm một bản hiến pháp mới. Cũng không
có lý do gì để tin rằng Đảng sẽ hiện thực hóa hoạt
động tư pháp độc lập, như đã ghi trong Chương X của Hiến
pháp 1992, bằng một hiến pháp mới. Những điều này không
phải là quan tâm của Đảng. Nếu Đảng thật sự quan tâm
đến quyền tự do của công dân, quan tâm đến hoạt động tư
pháp độc lập thì Đảng không cần phải đợi hai mươi năm
sau khi bản hiến pháp ra đời. Không nên mơ mộng thêm nữa về
điều dó.

(còn tiếp)

_____________________

(*): Façade có nghĩa là mặt tiền. Từ này và những từ khác
được kèm theo từ gốc để người đọc có thể tự dịch
lại cho chuẩn.

(**): Andrey Vyshinsky, tên đao phủ của Stalin, từng viết từ
những năm 1950, trong "Luật pháp của Nhà nước Sô Viết", rằng
hiến pháp của Stalin đã đem quyền lực đến cho nhân dân,
rằng nó thặt chặt mối quan hệ giữa người dân và chính
quyền Sô Viết, nó xác nhận các quyền dân chủ và tự do
thật sự. Lập luận này được các đảng cộng sản khác từ
trước đến nay lập lại.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9923), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét