Trần Mạnh Hảo - Thời những tác phẩm nhỏ được giải thưởng lớn?

Chưa khi nào như lần nhà nước Việt Nam xét tặng giải
thưởng được gọi là "danh giá và cao quý" là giải
thưởng Nhà Nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật lại xảy ra nhiều điều tiếng không hay như năm
2011 này. Xin quý vị dùng công cụ truy tìm http://google.com, đánh
từ khóa: "giải thưởng nhà nước và giải thường Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật năm 2011" sẽ tìm ra hàng chục
bài phê phán, bình luận, thắc mắc, kiện cáo…về sự bất
cập và thiếu công bằng, thiếu chính danh của giải thưởng
này, trên cả báo lề phải lẫn báo lề trái. Theo tiêu chí
của nhà nước, tác phẩm văn học được xét tặng giải
thưởng nhà nước phải là tác phẩm xuất sắc, tác phẩm văn
học được xét giải thưởng Hồ Chí Minh phải là tác phẩm
đỉnh cao, tức tác phẩm lớn.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ bàn sơ qua về chất lượng
nghệ thuật của các tác giả được đề cử tặng thưởng
giải Hồ Chí Minh về văn học dưới đây:

<center><strong>Tác phẩm đề cử Giải thưởng Hồ Chí
Minh</strong></center>

<strong>Lê Lựu</strong>: <em>Tuyển tập Lê Lựu</em>

<strong>Đỗ Chu</strong>: <em>Một loài chim trên sóng</em> (tập
truyện) <em>Tản mạn trước đèn</em> (tập tùy bút)

<strong>Hồ Phương</strong>: <em>Ngàn dâu</em> (tiểu thuyết)
<em>Biển gọi</em> (tiểu thuyết) <em>Yêu tinh</em> (tiểu thuyết)
<em>Những cánh rừng lá đỏ</em> (tiểu thuyết)

<strong>Ma Văn Kháng</strong>: <em>Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn
Kháng, Mưa mùa hạ</em> (tiểu thuyết) <em>Côi cút giữa cảnh
đời</em> (tiểu thuyết) <em>Đám cưới không có giấy giá
thú</em> (tiểu thuyết) <em>Gặp gỡ ở La Pan Tẩn</em> (tiểu
thuyết)

<strong>Hà Minh Đức</strong>: <em>Cụm tác phẩm thơ văn báo chí
Hà Minh Đức, Cụm tác phẩm văn hóa nghệ thuật</em>

<strong>Phạm Tiến Duật</strong>:<em> Đường dài và những đốm
lửa, Tiếng bom và tiếng chuông chùa</em> (trường ca) <em>Vừa
làm vừa nghĩ</em> (tập tiểu luận)

<strong>Hữu Thỉnh</strong>: <em>Thương lượng với thời gian,
Trường ca Biển</em>

<strong>Nguyên Ngọc</strong>: <em>Đất nước đứng lên</em> (tiểu
thuyết) <em>Rẻo cao</em> (tiểu thuyết) <em>Cát cháy</em> (tiểu
thuyết) <em>Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc</em>.

<strong>Lê Văn Thảo</strong>: <em>Con đường xuyên rừng</em>
(tiểu thuyết) <em>Một ngày và một đời</em> (tiểu thuyết)
<em>Cơn giông</em> (tiểu thuyết) <em>Tuyển tập truyện
ngắn</em>.

<strong>Nguyễn Khoa Điềm</strong>: <em>Cõi lặng</em> (tập thơ)

<strong>Bùi Hiển</strong>: <em>Đường lớn</em> (ký sự)
<em>Hướng về đâu văn học</em> (tiểu luận)

(theo website: http://lethieunhon.com)

Trong 11 tác giả được đề cử giải thưởng lớn lần này
(trừ nhà văn Nguyên Ngọc và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xin
rút ra khỏi giải), còn lại 9 nhà văn đều đã được tặng
giải thưởng nhà nước từ những năm trước. Những tác phẩm
sáng giá nhất đời họ đều đã được giải thưởng nhà
nước (là giải thưởng nhỏ) trước rồi. Nay họ chỉ còn
những tác phẩm trung bình, thậm chí yếu kém lại được đưa
ra xét giải thưởng lớn thì quả là thậm phi lý. Trong bài
viết này, chúng tôi chỉ nêu lên những nhận định khái quát
về các tác phẩm dự xét giải thưởng lớn (giải thưởng HCM)
trên; sau này, chúng tôi sẽ lần lượt phê bình từng tác phẩm
cụ thể khi giải thưởng lớn chính thức công bố.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, đương kim chủ tịch liên hiệp các hội
văn học nghệ thuật, chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, kiêm bí
thư đảng đoàn hai cơ quan trên, trong đợt đầu xét giải
thưởng văn học nhà nước cho thế hệ các nhà văn chống Mỹ,
hai tập thơ khá nhất của đời ông là <em>"Đường tới
thành phố"</em> (trường ca) và <em>"Thư mùa Đông"</em> đã
được trao giải thưởng nhà nước. Năm 2011 này, Hữu Thỉnh
bèn đưa hai tập thơ dở nhất đời ông là: <em>"Trường ca
biển"</em> và <em>"Thương lượng với thời gian"</em> ra xét
giải thưởng văn học Hồ Chí Minh thì có phải là ông muốn
dùng phép <em>"con sâu làm rầu nồi canh"</em> để nhục mạ
giải thưởng lớn này chăng? Xin quý bạn đọc hãy vào công
cụ tìm kiếm http://google.com, gõ tên hai bài phê bình của chúng
tôi (TMH) phê bình hai tập thơ dở này của Hữu Thỉnh đã in
trên nhiều trang mạng: <a
href="http://danluan.org/node/9818">"Trường ca biển một tác phẩm
làng nhàng, nhạt nhẽo của Hữu Thỉnh sắp được giải
thưởng văn học Hồ Chí Minh"</a> và <a
href="http://danluan.org/node/9792">"Trong hai tác phẩm dự giải
thưởng Hồ Chí Minh của ông Hữu Thỉnh: một dở và một
trường ca phạm quy"</a>.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã ẵm giải thưởng văn học nhà
nước bằng tác phẩm khá nhất của đời ông, đó là tập
thơ: <em>"Vầng trăng và quầng lửa"</em>. Những tác phẩm
được đưa ra xét giải thưởng văn học lớn trên của ông
đều là những tác phẩm trung bình kém, thậm chí rất dở và
nhạt nhẽo.

Trong các nhà văn được đề cử xét giải thưởng Hồ Chí Minh
trên, duy chỉ mình nhà văn Lê Lựu là có tác phẩm lớn, tác
phẩm đỉnh cao. Ấy là tiểu thuyết <em>"Thời xa vắng"</em>,
tác phẩm để đời của ông. Nhưng rất tiếc, <em>"Thời xa
vắng"</em> của ông đã lãnh giải thưởng nhỏ (giải thưởng
nhà nước) trước rồi. Nay những cuốn sách trên của ông hầu
như đều có chất lượng trung bình, hoặc kha khá, không đủ
tiêu chí giành giải thưởng lớn. Trong phần giới thiệu tác
phẩm Lê Lựu để xét giải thấy chỉ nêu một tập là tuyển
tập Lê Lựu. Mà trong tuyển tập này nếu có <em>"Thời xa
vắng"</em> là phạm quy, còn không có tác phẩm lừng danh này,
còn lại đa phần là nhạt.

Khác với Lê Lựu, cuộc đời viết của Đỗ Chu có vẻ thông
dòng bén giọt hơn nhưng ông không có tác phẩm lớn như Lê
Lựu. Những tác phẩm khá của ông đã giành giải thưởng văn
học nhà nước trước rồi. Mấy cuốn sách kể trên của ông
không có gì xuất sắc, đọc tạm được mà thôi. Thời còn
học trung học, Đỗ Chu mê <em>"Bông hồng vàng", "Lẵng
quả thông"</em> của Pautopxki (do Vũ Thư Hiên dịch đầu những
năm sáu mươi của thế kỷ trước). Giọng văn đầy chất thơ,
lãng mạn và tươi mát như suối nguồn, như ánh trăng của nhà
văn Nga này mê hoặc Đỗ Chu và các nhà văn trẻ thời đó.
Đỗ Chu đã viết các truyện đầu tay như <em>"Phù sa",
"Hương cỏ mật", "Thung lũng cò"</em> …khá hấp dẫn như
một ông Pautopxki con con…Nay cái thời ấy xa rồi, thưở ban
đầu ấy xa rồi, lối viết lãng mạn kiểu Pautopxki qua rồi,
nhường hiện thực dữ dội cho những cây bút dữ dội.

Hai nhà văn Hồ Phương và Lê Văn Thảo với các tác phẩm kể
trên được đề cử giải thưởng văn học HCM đều là những
tác phẩm đuối tầm, không có gì xuất sắc, chất lượng
nghệ thuật chưa bằng các tác phẩm được đề cử của Lê
Lựu, Đỗ Chu.

Có lẽ những tác phẩm của Ma Văn Kháng được đề cử trên
là khá hơn cả. <em>"Côi cút giữa cảnh đời", "Mùa lá
rụng trong vườn", "Đám cưới không giấy giá thú"</em>
của ông được người đọc của một thời hoan nghênh, khen
tặng. Nhưng chúng không có đủ tầm vóc nghệ thuật bay qua các
thời đại, nghĩa là không thể trở thành tác phẩm lớn kiểu
như <em>"Thời xa vắng"</em> của Lê Lựu.

Nhà văn Bùi Hiển là một tác giả tiền chiến nổi tiếng
viết truyện ngắn hay, trong đó tập truyện <em>"Nằm
Vạ"</em> của ông đã đưa ông lên hàng những nhà văn viết
truyện ngắn hay vào bậc nhất thời trước năm 1945, sau tên
tuổi của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Bằng…Chính ra ông phải
được giải thưởng lớn từ trước chứ không phải giải
thưởng nhà nước như đã nhận. Lần này Hội nhà văn đề
cử những tác phẩm không tiêu biểu của ông vào giải thưởng
lớn là một nghịch lý. Sở trường của Bùi Hiển là truyện
ngắn mà sao Hội nhà văn lại đề cử tác phẩm ký sự và
tiểu luận là sở đoản của ông?

GS. Hà Minh Đức được đề cử vào giải thưởng văn học Hồ
Chí Minh có lẽ là một sự nhầm lẫn của Hội đồng tuyển
chọn Hội Nhà Văn chăng? Những cuốn giáo trình của GS. Hà Minh
Đức dùng để dạy học, hầu như không có chất văn. Đâu
phải các thầy cứ viết tiểu luận văn học làm giáo trình
giảng dạy là có thể trở thành văn học. Viết đúng viết
thật chưa thể thành tác phẩm văn học, nếu những trang viết
kia không có chất văn, không hấp dẫn. Mới đạt CHÂN và
THIỆN mà chưa có cái MỸ thì chưa phải văn học. Các bài báo
của GS. Hà Minh Đức thì nên đăng ký dự ở giải báo chí, sao
lại đăng ký vào giải thưởng văn học lớn này? Về thơ của
GS. Hà Minh Đức mà đoạt giải thưởng văn học Hồ Chí Minh
thì khoảng hai nghìn nhà thơ trong nước đều có thể ẵm
được giải thưởng lớn này.

Chúng tôi sẽ dành thời gian và công sức phê bình cụ thể
từng tác phẩm được đề cử trên, sau khi giải thưởng văn
học Hồ Chí Minh chính thức công bố.

Chúng tôi mong hàng trăm nhà phê bình văn học quốc doanh, nhà
phê bình văn học xu thời lên tiếng bảo vệ những giá trị
được cho là thật kia, trong khi chúng tôi chỉ thấy là những
giá trị ảo, để ta cùng tranh luận cho đen trắng, hay dở,
đúng sai rõ ràng.

Nếu cứ đánh tráo dở thành hay, sai thành đúng, xấu thành
tốt, ác thành thiện như thế này sẽ không thể còn nền văn
học Việt Nam, thậm chí văn hóa Việt Nam rồi cũng sẽ biến
mất cùng với nguy cơ dân tộc bị diệt vong đang có cơ xuất
hiện.

Sài Gòn 06-9-2011

<strong>Trần Mạnh Hảo</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9892), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét