GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ
HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC</strong></center>
<strong>Kính gửi:</strong>
- Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam
- Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam
- Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Thưa quý vị,
Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi
đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ
thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của
Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản "Tuyên
cáo" ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo
và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm
phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng
tôi đồng thời hưởng ứng bản "Kiến nghị" ngày 10 tháng
7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ
Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn
mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng
các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực
hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng
nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà
chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong
nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch
Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn
luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất
nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của
nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một
số nhận định bổ túc sau đây.
<h2>Hiểm hoạ ngoại bang</h2>
Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do
Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan
hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm
tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet,
thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết
hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với
Trung Quốc, "<em>Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần
khuất phục và thôn tính</em>" ("Sự thật về quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua", nxb Sự thật, 1979, trang 8).
Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược
nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật
tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội
nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ
năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974,
phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh
chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai
nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn
kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm
phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt
Nam trên Biển Đông.
<h2>Sức mạnh dân tộc</h2>
Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ
phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài
nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km
đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người
có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc,
hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước
ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học
trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công
ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.
<h2>Vị thế chính quyền</h2>
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà
cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của
Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời
gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối
ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái
với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên
làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần
phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách
mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất
nước.
<h2>Những việc cần làm</h2>
Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế
kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện
thuận lợi hơn để "khuất phục và thôn tính" Việt Nam mà
không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù
yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có
một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một
nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài
chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự
quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong
khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay
liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính
phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo
vệ dân tộc và đất nước của mình.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ
các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong
nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp
quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ
thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi
đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng
khi quyết định lộ trình:
<ol><li>Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ
ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng
Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải
quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử.
Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những
quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân
bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác
nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với
nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để
tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho
công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.</li>
<li>Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố
và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như
những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác
bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và
trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về
Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế
cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế
và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của
ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á
để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của
Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau
cho một vùng biển chung.</li>
<li>Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp
để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn
toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp
hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện
tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do
công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước
quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền
tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành
động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại
tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho
tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn
dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính,
giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất
công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo
với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu
Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình
hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc
tế.</li>
<li>Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần
tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng
đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần
cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ
chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong
trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia
tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là
bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực
hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc. </li></ol>
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về
trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn
quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước
"chuyển giao công nghệ" chỉ trong vòng 500 lượt người trên
con số hơn 300.000 trí thức.
Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu
không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà
còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng
góp vào mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh" do chính Nhà nước đề ra; (2) sự nghi
ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ
biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện
nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận
lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính
phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực
tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác
với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công
cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực
về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.
Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối
với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày
càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi
quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong
và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam.
Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất
để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây
dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân,
nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước
trong khu vực và cộng đồng thế giới.
Trân trọng kính chào,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011
Đồng ký tên:
<img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_4.png"
width="600" height="410" alt="ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_4.png" />
<img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_5.png"
width="600" height="776" alt="ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_5.png" />
<img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_6.png"
width="600" height="776" alt="ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_6.png" />
<img
src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_7.png"
width="600" height="776" alt="ThuNgo_gui_LanhDaoVN_210811_Page_7.png" />
<img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ChungNhan-1_Page_1.png"
width="600" height="776" alt="ChungNhan-1_Page_1.png" />
<img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ChungNhan-1_Page_2.png"
width="600" height="776" alt="ChungNhan-1_Page_2.png" />
<img src="http://danluan.org/files/u1/sub02/ChungNhan-1_Page_3.png"
width="600" height="777" alt="ChungNhan-1_Page_3.png" />
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9804), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét