nước Nguyễn Thị Bình chia sẻ với GDVN những suy nghĩ xúc
động quanh vụ Thảm sát tại Bắc Giang.
<h2>Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Tôi rất
buồn"</h2>
Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam tới Quỹ Hòa bình và phát
triển Việt Nam gần cuối giờ trưa. Mặc dù, công việc bộn
bề và cũng chuẩn bị giờ nghỉ làm nhưng vị Chủ tịch danh
dự của Quỹ, bà Nguyễn Thị Bình vẫn nán lại trò chuyện khi
phóng viên nhắc tới vụ thảm sát kinh hoàng tại Bắc Giang.
Mở đầu câu chuyện, bà lắc đầu nói: "Tôi thấy rất buồn
khi xã hội ngày càng có nhiều vụ thảm sát, không chỉ ở vụ
cướp tiệm vàng, giết 3 mạng người và chặt tay cháu bé mà
còn nhiều vụ việc khác, báo chí đã đăng tin. Tôi rất đau
trước sự mất nhân tính của một số người trong đó, đáng
nói hơn, những người "máu lạnh" này chủ yếu lại tập
trung ở tầng lớp thanh niên".
Đối với người có trọng trách lớn, giữ vị trí cao trong
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như bà Bình thì nỗi phẫn uất
càng lớn hơn trước hành vi man rợ của hung thủ, "Tôi càng
thương cháu Bích nhiều hơn. Nỗi đau đó thiết nghĩ không gì
có thể bù đắp được!".
<center><img
src="http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tieuphuong/2011_08_31/Co%20Binh_copy.jpg"
/></center>
<center><em>Bà Nguyễn Thị Bình cho biết: Bà rất buồn khi ngày
càng có nhiều vụ thảm sát tương tự như vụ cướp vàng man
rợ ở Bắc Giang (Ảnh: Xuân Trung)</em></center>
Trước đó, cũng tại Bắc Giang, vào chiều 19/8/2011, một thanh
niên chừng 20 tuổi, nhằm mục đích cướp tiệm vàng, trong lúc
xô xát đã lấy đi sinh mạng cháu bé 21 tháng tuổi bằng nhát
dao cứa đứt động mạch chủ. Các tội ác mang gương mặt
thanh thiếu niên chưa đến tuổi trưởng thành ngày càng nhiều,
khiến dư luận đặc biệt quan tâm và trở thành vấn đề
nhức nhối của xã hội.
"Vấn đề đạo đức lương tâm xã hội đã thật sự đáng
báo động. Đã đến lúc phải rung lên hồi chuông về vấn
đề giáo dục nhân cách của con người. Triết lý phổ biến
của thế giới đó là học để làm người. Nếu "làm
người" được thì chúng ta mới có thể làm những cái khác,
còn không thì không làm được gì cả. Giáo dục của ta đừng
chạy theo thi cử nhiều quá mà quên mất vấn đề cốt lõi:
giáo dục nhân cách con người" – bà Bình nhấn mạnh.
<h2>"Chúng ta lo cho giáo dục chưa đủ, chưa đúng"</h2>
Xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng tại Bắc Giang, khi chàng trai
trẻ chưa đầy 18 tuổi gây ra tội ác động trời, lý giải
nguyên nhân của hành vi man rợ này, theo bà Bình: Có cả nguyên
nhân khách quan (từ xã hội) và chủ quan (từ phía gia đình),
trong đó, đầu tiên phải trách bố mẹ Luyện.
"Trong cuộc sống xã hội hiện nay, các ông bố, bà mẹ cứ
mải mê chạy theo lo toan về kinh tế hoặc quan tâm về ăn,
mặc, tiền nong cho con cái nhưng lại không quan tâm, lo lắng,
dạy dỗ về nhân cách của con người. Nhiều người cứ đẩy
hết trách nhiệm nuôi dạy con cho nhà trường – đó là một
sai lầm" – Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
nhận xét.
Theo thông tin từ gia đình Luyện, được biết: Luyện mới học
hết lớp 9 thì nghỉ học, đi làm thợ xây. So với các gia
đình ở xã, gia đình Luyện thuộc diện kinh tế khán giả (bố
mẹ bán hàng thịt lợn), Luyện vẫn không chịu ở nhà làm
nghề cùng bố mẹ mà bỏ đi cùng mấy người trong làng làm
thợ xây. Nay ở Nghệ An, mai lại ở Hà Nội. Cứ mỗi lần về
nhà, Luyện chỉ ăn được vài bữa cơm với bố mẹ rồi lại
bỏ đi đâu không rõ.
Phải chăng sự thiếu quan tâm của bố mẹ đã từng bước
đẩy cậu bé Luyện vào bước đường cùng, gây tội ác?
"Hiện nay, tình hình xã hội rất phức tạp, sau chiến tranh,
cùng với sự hội nhập của thế giới, trình độ cuộc sống
phải được nâng lên, cải thiện, đặt áp lực lớn cho việc
tập trung đẩy mạnh kinh tế. Khi hòa bình, mở cửa, "gió
lành" cũng có mà "gió dữ, gió xấu" cũng rất nhiều. Vì
vậy, đồng bào, nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh tiên chưa
có sự chuẩn bị, dễ bị ảnh hưởng bởi những "làn gió
xấu" – bà Bình cắt nghĩa một trong những nguyên do gây nên
sự suy đồi đạo đức trong một bộ phận xã hội hiện nay.
Trong bức thư tuyệt mệnh trước lúc bỏ trốn, sát thủ Luyện
có ghi lại nguệch ngoạc vài chữ gửi bố mẹ: "Bố mẹ ơi,
con bất hiếu xin lỗi. Con không muốn 2 em con phải khổ
đâu...". Nhiều người đổ tội cho sự nghèo đói dẫn tới
hành động "làm liều" giết người, cướp tiệm vàng của
cậu bé chưa đầy 18 tuổi.
Liên quan tới vấn đề này, Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn
Thị Bình cũng đưa ra quan điểm: "Trong tình hình kinh tế
khủng hoảng, nhiều gia đình khó khăn. Người lương thiện tìm
cách giải quyết bằng các cách khác nhau, còn người không
lương thiện thì có những hành vi vi phạm đạo đức, pháp
luật. Kinh tế cũng đáng lo nhưng vấn đề văn hóa, giáo dục
càng đáng lo hơn vì đó là vấn đề con người".
"Tôi là người đã làm giáo dục và bây giờ vẫn hết sức
lo về giáo dục. Tôi cho rằng: Phải quan tâm tới vấn đề văn
hóa nhiều hơn, trong đó, giáo dục là cốt lõi. Ngoài việc lo
kinh tế chúng ta vừa phải lo giáo dục, phải thực hiện đồng
bộ song song 2 mục đích đó. Từ trước tới nay, chúng ta quan
tâm tới giáo dục chưa đúng mực, đúng cách" – bà Bình
trăn trở.
Vì thế, theo bà Bình: Trong thời gian tới, để tránh những sự
việc đáng tiếc xảy ra, gây nên những cái chết thương tâm
và hạn chế sự suy đồi của văn hóa, đạo đức con người,
nhà trường cần cải cách giáo dục, "mục tiêu giáo dục
phải đi vào xây dựng nhân cách con người một cách hoàn
thiện hơn". Thêm vào đó, nhà trường cũng phải chuyển biến
về nội dung, phương pháp dạy học.
Và hơn hết, "sau hàng loạt các vụ bạo lực, tôi muốn nhấn
mạnh ở đây là cách giáo dục của gia đình. Các ông bố, bà
mẹ hãy tự hỏi: Thời gian qua, chúng ta đã quan tâm tới lũ
trẻ nhiều chưa? Các gia đình đừng nên quá chạy theo miếng
cơm, manh áo gạo tiền mà quên việc giáo dục con cái.
Tôi nghĩ hơn lúc nào hết: Chúng ta phải đề cao vấn đề gia
đình, trong đó hoạt động của Hội Phụ nữ phải được
đẩy mạnh, các bà mẹ hiện đại phải đặc biệt quan tâm
nhiều hơn tới vấn đề nuôi dạy con cái. Nhiều người phụ
nữ hiện nay lấy chồng, sinh con nhưng chưa hiểu hết trọng
trách trong việc nuôi dạy, quan tâm tới sự trưởng thành và
lớn lên của con em mình" – bà Bình kết luận.
Khởi Sự
_______________________
<h2>Tội ác bộc phát: không thể coi là hiện tượng đơn
lẻ!</h2>
Thông tin bắt được Lê Văn Luyện, thủ phạm gây ra vụ thảm
sát gần hết một gia đình tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc
Giang), đã làm nức lòng hàng triệu người đang ngày đêm đón
đợi giờ phút thủ phạm bị lôi ra ánh sáng. Trong hàng trăm
phản hồi của người đọc về những thông tin cập nhật trên
báo có không ít ý kiến bàn tới những cách thức trừng trị
sao cho tên cướp sát nhân kia đau đớn nhất, chứng tỏ sự
căm phẫn của người dân với tội ác đã vượt lằn ranh
thông thường.
Nhưng khi lòng hận thù nguôi ngoai, những khối óc tỉnh táo
không thể không nhìn nhận về một hiện tượng xã hội bắt
đầu bộc phát: tội ác ghê rợn từ những tội phạm không
chuyên nghiệp!
Bởi ngay buổi sáng hôm 30-8 cũng lại xảy ra một vụ án
thương tâm không kém: Nguyễn Văn Quân, một kẻ làm thuê đã
quay trở lại nhà chủ ở Bình Dương để trộm cắp, nhưng khi
bị phát giác lại ra tay giết chết cô chủ và đứa nhỏ hai
tuổi với cách thức hết sức tàn bạo. Giống như vụ cướp
ở tiệm vàng Bắc Giang, kẻ giết người nghiệp dư này vẫn
bình tĩnh cởi bỏ chiếc áo dính máu lại hiện trường, đi
rửa tay chân cho hết dấu vết rồi vào phòng ngủ lục lọi
tủ để lấy tài sản. Trong lúc đó y mới bị phát giác và
bị bắt.
Hai vụ việc xảy ra ở hai miền khác nhau, nhưng lại giống nhau
ở chỗ xảy ra cùng thời điểm, thủ phạm cùng không phải là
tội phạm chuyên nghiệp, và đều ít nhiều quen biết gia đình
nạn nhân. Có thể có những quan điểm khác, song những điểm
chung nói trên xảy ra trong bối cảnh đời sống xã hội đang
xáo trộn bởi giá cả tăng cao, tệ nạn xã hội hoành hành, lao
động nông thôn mất nghề, mất ruộng phải phiêu bạt xứ
người kiếm sống, đòi hỏi các chuyên gia tâm lý, các nhà
nghiên cứu tội phạm phải thực sự vào cuộc.
Công việc sắp tới của cơ quan điều tra là thu thập đủ
chứng cứ để đưa những kẻ thủ ác này ra tòa nhận hình
phạt, song ngay từ bây giờ các cơ quan chức năng phải đặt ra
yêu cầu khảo sát, nghiên cứu về đề tài đang nóng này. Trong
đó mối liên hệ giữa các nguyên nhân khách quan, chủ quan với
môi trường xã hội ra sao cần được làm rõ để có khuyến
nghị, đề xuất kịp thời, bởi mỗi khi kinh tế chao đảo có
hàng trăm người giàu lên nhưng lại có hàng chục vạn người
nghèo đi…
Không thể xem những tội ác bộc phát như thế là hiện tượng
đơn lẻ!
<a href="http://butlong.multiply.com/journal/item/912/912">Theo blog Bút
Lông</a>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9827), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét