LS Nguyễn Văn Đài - Giá trị đích thực của nền độc lập

<div class="special_quote"><strong>Bình luận của Anh Ba Sàm nhân dịp
kỷ niệm Quốc Khánh 2/9:</strong> Lễ Độc lập lần thứ 66,
nhớ lại lời nói trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập: "<em>'Tất
cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho
họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc'. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn
độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý
nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do</em>".

Đó là ngày xưa, khi đất nước chưa độc lập thì ta cố đòi
cho được các quyền tự do, bình đẳng như bọn phương Tây.
Còn sau khi đất nước đã được độc lập rồi thì: Nhân
quyền ở Việt Nam không thể như các nước phương Tây! Ai chưa
hiểu về nhân quyền ở Việt Nam phải khác với nhân quyền ở
các nước "giãy chết" như thế nào, hãy tìm đọc Tạp chí
Nhân quyền Việt Nam, trong bài đầu <a
href="http://danluanvn.blogspot.com/2010/07/thuong-tuong-nguyen-van-huong-hay-hieu.html">HÃY
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM!</a> của Thượng tướng
Nguyễn Văn Hưởng, Ủy viên BCHTƯ ĐCSVN, Thứ trưởng Bộ Công
an: "<em>Họ không thể mang quan điểm nhân quyền của nước
họ áp đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Mỗi quốc gia có
bản sắc văn hóa riêng, có luật pháp riêng vì thế không thể
lấy hình mẫu 'nhân quyền' của nước này đem sang nước
khác được</em>"!</div>
<div class="boxright400"><img
src="http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/09/01/110901065404_ho_chi_minh_304x171_internet_nocredit.jpg"
/><div class="textholder">Việt Nam kỷ niệm 66 năm ngày Tuyên ngôn
Độc lập</div></div>

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã giành
được độc lập và có chủ quyền.

Để giành được độc lập dân tộc, nhiều dân tộc trên thế
giới đã phải hy sinh xương máu của nhiều thế hệ.

Nền độc lập của một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan
trọng hơn cả là nhân dân phải được hưởng những thành
quả đích thực mà nền độc lập đó mang lại.

Giá trị đích thực của nền độc lập là nhân dân có quyền
làm chủ đất nước của mình bằng cách lựa chọn hay thay
đổi quốc hội, chính phủ thông qua cuộc bầu tự do và công
bằng.

Nhân dân có tự do ngôn luận, có quyền làm báo chí tư nhân,
có quyền lập đảng, lập hội, hội họp, có quyền biểu tình
hòa bình mà không bị đàn áp, bắt bớ…

Những dân tộc, những quốc gia may mắn trên thế giới là ngay
sau khi giành được độc lập, họ đã tiến hành dân chủ hóa
xã hội và xây dựng lên một hệ thống chính trị dân chủ đa
đảng, tôn trọng phẩm giá con người và các giá trị của
quyền con người.

Trên nền tảng căn bản đó, nền kinh tế của họ phát triển
đúng hướng và mạnh mẽ nên đã đảm bảo cho nhân dân các
nước đó có cuộc sống sung túc, quốc gia hùng mạnh về kinh
tế, chính trị và quân sự.

Xã hội phát triển hài hòa và ổn định giúp cho người
được hưởng thụ những giá trị đích thực của một quốc
gia độc lập. Ví dụ như những nước trong khu vực châu Á
như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,…

<h2>Bức tranh Đông Âu</h2>

Có những dân tộc, quốc gia không may mắn thì sau khi giành
được độc lập, những lực lượng lãnh đạo cách mạng đã
phản bội lại nhân dân, họ đã không thực hiện dân chủ hóa
xã hội, không xây dựng hệ thống chính trị dân chủ đa
đảng, mà xây dựng nên một chính thể có thể là chính quyền
độc tài, độc tài quân sự, hay chế độ độc đảng toàn
trị.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>"Nền độc lập của
một quốc gia là vô giá, nhưng điều quan trọng hơn cả là
nhân dân phải được hưởng những thành quả đích thực mà
nền độc lập đó mang lại. "<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» LS Nguyễn Văn Đài</div></div>
Ở trong các chế độ này thì các quyền con người không
được tôn trọng và hầu hết các quyền con người về chính
trị bị hạn chế hoặc tước đoạt.

Ví dụ như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí: khi người
dân chỉ trích hay phê phán chính quyền thì bị qui chụp tội
danh tuyên truyền chống Nhà nước, quyền tự do làm báo của
công dân bị tước đoạt nên không có các tờ báo tư nhân; khi
người dân thực hiện quyền lập đảng, lập hội hay tham gia
các đảng phái thì bị qui chụp tội danh hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền; khi người dân thực thi quyền biểu tình
thì bị qui chụp tội danh phá rối trật tự nơi công cộng hay
tội chống người thi hành công vụ…

Hệ quả là nhân dân các quốc gia này phải tiếp tục tiến
hành cuộc cách mạng dân chủ để thay đổi các chế độc
tài, độc đảng toàn trị bằng một chế độ dân chủ, tôn
trọng các quyền con người.

Ví dụ ở các nước Đông Âu: sau Thế chiến thứ II, một
loạt các nước Đông Âu thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa
phát xít và giành được độc lập.

Thay vì tiến hành dân chủ hóa xã hội, tôn trọng các quyền
con người thì đảng cộng sản ở các nước này thực hiện
chuyên chính vô sản, xây dựng chế độc đảng toàn trị.

Sau nhiều thập kỷ bị mất quyền làm người thì vào cuối
thập niên 80 của thế kỷ 20, nhân dân các nước đông Âu đã
đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ mà người ta còn gọi
là Cách mạng nhung để thay thế các chế độc đảng toàn trị
bằng các chế độ dân chủ đa đảng.

Kết quả là ngày nay các nước Đông Âu đang dần hội nhập
toàn diện với các nước Tây Âu về kinh tế, chính trị, quân
sự, ngoại giao.

<h2>Độc lập và dân chủ</h2>

Ở các nước Trung Đông và Bắc Phi hầu hết đều là các
quốc gia độc lập, nhưng nhiều chính thể ở các quốc gia đó
là chính phủ độc tài hoặc độc đảng toàn trị.

Sau nhiều thập kỷ phải chịu đựng sự cai trị hà khắc của
các chế độ này thì gần đây nhân dân các nước Ai Cập,
Tunisia đã đứng lên làm cuộc cách mạng dân chủ và đã thành
công.

Nhân dân Libya cũng sắp thành công và sớm hay muộn thì cuộc
cách mạng dân chủ ở Yemen và Syria cũng sẽ thành công.

Tuy nhân dân các nước này sẽ gặp những khó khăn ngắn hạn
trước mắt, nhưng chắc chắn cuối cùng những giá trị đích
thực của độc lập sẽ đến với họ.

Trên thế giới có gần 200 quốc gia độc lập, có chủ quyền.
Nhưng không phải tất cả nhân dân các nước đều được
hưởng những giá trị đích thực của nền độc lập.

Độc lập dân tộc phải gắn liền với tiến trình dân chủ
hóa xã hội và tôn trọng các quyền con người thì nhân dân
mới từng bước được hưởng những giá trị của nền độc
lập.

Còn có độc lập dân tộc mà không có dân chủ thì nhân dân
đã làm cuộc cách mạng vô ích để thay thế sự cai trị của
giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác hơn và tàn bạo hơn
của giặc nội xâm.

Ngày 2/9/2011, chúng ta sẽ kỷ niệm 66 năm ngày độc lập.

Quí vị nghĩ gì về hiện tình đất nước? Chúng ta phải làm
gì để tất cả mọi người dân Việt Nam đều được hưởng
những giá trị đích thực của nền độc lập?

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9820), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét