Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng - Hãy hiểu đúng về Nhân Quyền Việt Nam!

Tạp chí Nhân quyền Việt Nam
Văn phòng Nhân quyền
Phát hành tháng một kỳ
Số 1, 6/2010

<h2>HÃY HIỂU ĐÚNG VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM!</h2>

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
Thứ trưởng Bộ Công an

Sau khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lại kết thúc,
vấn đề nhân quyền và dân chủ đã được một số nhân vật
trong chính giới Hoa Kỳ và một số nước phương Tây sử dụng
như một phương tiện hữu hiệu làm chuyển hóa thể chế chính
trị ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và hiện nay,
nhân quyền đã trở thành vấn đề quốc tế. Các nước
phương Tây đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm chính sách
đối ngoại của họ.

Bản chất của vấn đề nhân quyền mà họ đưa ra là gì?

<img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/image0016_0.jpg" width="600"
height="465" alt="image0016_0.jpg" />

Nếu xét về thể chế chính trị đó là một xã hội có nền
chính trị đa nguyên, đa đảng. Và họ luôn luôn đề cao tự do
cá nhân, nhân quyền là quyền không có biên giới, không bị
phụ thuộc bởi chính trị, địa lý hay chủ quyền quốc gia…

Họ áp đặt những "tiêu chí" về nhân quyền cho các quốc
gia mà họ đang muốn chuyển hóa, thay đổi các thể chế chính
trị. Họ muốn tạo ra ở các quốc gia này một lực lượng
"dân chủ" và sẽ trở thành lực lượng phản kháng, chống
đối lại chính quyền hợp hiến. Nếu quốc gia nào không chịu
nghe theo thì họ đưa vào danh sách các quốc gia "cần quan tâm
đặc biệt"; rồi gây khó dễ cho hoạt động kinh tế, thậm
chí cấm vận từng phần…

Chính vì vậy, những lý thuyết về nhân quyền, dân chủ theo
kiểu phương Tây đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của
những quốc gia không đồng quan điểm, trong đó có Việt Nam.
Các quốc gia này không thể chấp nhận một thứ "dân chủ,
nhân quyền" mà nếu đi theo đó, thì đồng nghĩa với tự
đánh mất mình, làm thay đổi cả một nền văn hóa của một
(hoặc nhiều) dân tộc, và dẫn đến đảo lộn trật tự xã
hội, trật tự trong mỗi gia đình.

Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Hoa Kỳ và một số
nước phương Tây luôn đặt vấn đề nhân quyền như một
điều kiện để "mặc cả". Họ luôn phê phán chúng ta
"không có tự do tôn giáo"; "không có tự do báo chí";
"không có tự do lập hội"… Mỗi khi có công dân Việt Nam
vi phạm pháp luật và bị xử lý theo pháp luật, nếu là phóng
viên báo chí thì họ cho là "đàn áp báo chí". Nếu là
người theo đạo, người tu hành, thì họ bảo là chúng ta
"đàn áp tôn giáo". Còn với những người cố tình xuyên
tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, có những
hành động, âm mưu xâm hại đến an ninh quốc gia bị xử lý…
thì họ gọi đó là những người "bất đồng chính kiến",
"những nhà dân chủ"…?

Vậy, thực chất vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là như thế
nào? Nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền phương Tây
ở điểm gì? Và phải hiểu nhân quyền ở Việt Nam như thế
nào cho đúng?

Nói về nhân quyền ở Việt Nam, có lẽ không gì rõ ràng, đầy
đủ và ngắn gọn hơn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả
lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 1 năn 1946 : "Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…" Và
lời khẳng định của Bác "Không có gì quý hơn độc lập,
tự do" .

Trước Cách mạng Tháng 8, dưới ách đô hộ của thực dân
Pháp, thì Việt Nam là nước thuộc đia nghèo khổ, bị cướp
đi quyền độc lập và không có tên trên bản đồ thế giới.
Nhân dân ta phải chịu cái nhục mất nước suốt gần một
thế kỷ và trong thời gian đó, khái niệm nhân quyền không hề
có với người Việt Nam. Nỗi khát khao độc lập, tự do, có
được quyền làm Người khiến cả dân tộc vùng lên đấu
tranh, lật đổ ách đô hộ của thực dân Pháp để có được
Bản Tuyên ngôn độc lập mà Hồ Chủ tịch đọc khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Suốt hơn 30 năm
sau đó, dân tộc ta một lần nữa đã trải qua hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hàng triệu người Việt Nam
đã hi sinh để giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất
nước.

Tư tưởng về nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở
thành quan điểm lãnh đạo xuyên suốt của Đảng ta qua các
thời kỳ cách mạng về quyền con người.

Đến nay Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự ổn
định chính trị nhất, đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế
thế giới. Từ một nước "chạy ăn từng bữa", nay chúng ta
đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Và bất cứ ai
cũng có thể thấy được sự thay đổi tích cực trong đời
sống vật chất và văn hóa tinh thần.

<img src="http://danluan.org/files/u1/sub01/image0015.jpg" width="600"
height="410" alt="image0015.jpg" />

Từ khi Đảng ta bắt đầu công cuộc Đổi mới xây dựng kinh
tế đất nước, và cho đến nay chúng ta đã hội nhập rộng
rãi vào thế giới thì các tiêu chuẩn về quyền con người
càng được củng cố rộng rãi, đời sống của người dân
được nâng cao. Tất cả mọi công dân đều có quyền đóng
góp ý kiến với tính chất xây dựng, nghiêm túc, có trách
nhiệm vào tất cả các chủ trương, chính sách hoặc các vấn
đề quan trọng của quốc gia. Người dân đã tự giác, hăng
hái tham gia các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp
để hội tụ những tấm lòng nhân ái và đóng góp rất to lớn
vào việc thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo. Hiếm có một quốc gia nào mà
mỗi khi xảy ra thiên tai bão lụt, người dân hăng hái đóng
góp trên tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá
rách nhiều… như ở Việt Nam. Những thành công của Nhà nước
ta trong những năm qua về xóa đói giảm nghèo được cộng
đồng thế giới coi là một tấm gương mẫu mực cho các quốc
gia noi theo. Đói nghèo bởi dân tộc Việt Nam từng là nạn nhân
của chế độ phong kiến, thực dân đế quốc. Nhất là các
dân tộc thiểu số miền núi hàng ngàn đời sống phụ thuộc
hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên và chế độ phong kiến
thực dân đã đẩy họ đến bần cùng quay về hoang dã. Vậy
mà hiện nay những tư tưởng đen tối vẫn tìm mọi cách tuyên
truyền lôi kéo họ trở về đời sống đói nghèo vô định,
cản trở công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh đầy khó
khăn gian khổ… Mặc dầu vậy, Nhà nước và Chính phủ Việt
Nam đã tập trung sức lực của cải, tiền bạc bằng những
chế độ chính sách cụ thể lo cơm ăn, áo mặc, nhà ở,
trường học, bệnh viện, đầu tư trang bị cho mọi nhu cầu
đời sống văn minh ti vi, rađiô, sách báo… tạo điều kiện
cho bà con hòa nhập với cuộc sống cộng đồng quốc gia và
quốc tế. Có lẽ trên thế giới chưa có chính phủ nào làm
được việc này. Cách mạng là thế đấy.

Cách mạng là làm cho cuộc sống người dân ngày một tốt hơn.
Nếu như hơn 30 năm trước đây, đại bộ phận người
dânViệt Nam chỉ nghĩ đến có cái ăn để mà sống và ước
mơ "ăn no mặc lành" thì bây giờ khái niệm "ăn ngon mặc
đẹp" đã trở thành phổ biến ở Việt Nam.

Không ít những người trước đây đã từng tham gia trong chính
quyền Sài Gòn cũ nay trở về Việt Nam đã phải thốt lên
rằng họ không thể tưởng tượng nổi là Việt Nam lại phát
triển đến như vậy.

Người dân đã bắt đầu quen với luật pháp, quen với nếp
sống kỷ cương. Và ngày hôm nay người dân Việt Nam đang bắt
đầu đi vào kỷ nguyên sống và làm việc theo luật pháp.
Người dân được tự do sống theo các quy định của pháp
luật và họ ý thức được rằng chỉ có những nguyên tắc
của pháp luật mới bảo vệ được các giá trị đạo đức,
quyền con người khi bị chà đạp. Lợi ích và quyền cá nhân
của mỗi người phải được đặt trong quyền lợi chung của
cộng đồng, của dân tộc chính vì thế người dân có thể
tham gia tích cực vào các vấn đề xã hội và các tổ chức
chính trị đoàn thể. Việt Nam hiện nay có hơn 700 đầu báo và
tạp chí; 25 triệu người được sử dụng Internet và rất
nhiều người trong số đó đã sử dụng Internet để đóng góp
ý kiến vào các vấn đề xã hội. Đó chính là tự do, chính
là nhân quyền. Người dân Việt Nam chấp nhận sự lãnh đạo
của một Đảng cầm quyền, bởi lẽ họ thấy rõ hơn ai hết
về những gì mà Đảng Cộng sản đã đem lại cho người dân
trong suốt bao nhiêu năm qua. Nhìn sang các quốc gia bên cạch,
nếu đa đảng để mà đất nước mất ổn định, lâm vào
những cuộc chiến "nồi da xáo thịt"; để mà nạn khủng
bố xảy ra thường xuyên thì chắc chắn người Việt Nam không
thể chọn cái sự đa đảng ấy. Người dân Việt Nam chắc
chắn cũng không thể chấp nhận một sự tự do mà công dân có
quyền mang vũ khí rồi xả súng bắn chết học sinh, hoặc tự
do chửi bới, bôi nhọ lẫn nhau; phủ nhận các giá trị văn
hóa, đạo đức truyền thống…

Họ không thể mang quan điểm nhân quyền của nước họ áp
đặt thành tiêu chuẩn cho Việt Nam. Mỗi quốc gia có bản sắc
văn hóa riêng, có luật pháp riêng vì thế không thể lấy hình
mẫu 'nhân quyền' của nước này đem sang nước khác
được.

Cũng vẫn còn có những tiếng nói, còn những người không
thấy được thành tựu của dân tộc. Họ sao chép những quan
điểm, những tư tưởng của nước ngoài đưa vào Việt Nam và
rồi nói đó là "phản biện" . Họ không chỉ bày tỏ những
quan điểm mà còn mưu đồ tổ chức gây bạo loạn, hoặc móc
nối với các tổ chức phản động lưu vong âm mưu lật đổ
chế độ. Đó là những người rắp tâm vì mục đích cá nhân
của mình mà coi rẻ lợi ích chung của cả dân tộc.

Khi đời sống vật chất được nâng cao thì những đòi hỏi
về đời sống tinh thần cũng phát triển theo, đặc biệt là
tâm linh. Trong những năm qua, hàng ngàn chùa chiền, cơ sở thờ
tự đã được xây cất mới hoặc được trùng tu; các lễ
hội văn hóa truyền thống đã được khôi phục ở tất cả
các địa phương… Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của
người dân ngày càng được phát triển và coi trọng. Người
dân đã hoàn toàn tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Tôn giáo chân chính thiêng liêng là khuyến khích con người
sống nhân ái, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Chúng ta
rất tôn trọng và tạo điều kiện cho tôn giáo phái triển
nhưng cũng kiên quyết không để xảy ra những âm mưu lợi
dụng tôn giáo để hoạt động chính trị, để phá hoại mối
đoàn kết toàn dân. Cho nên ai chưa hiểu về nhân quyền ở
Việt Nam thì phải biết nhân quyền ở Việt Nam là: Cá nhân
vừa phải có trách nhiệm với bản thân nhưng cũng phải có
trách nhiệm với cộng đồng xã hội, phải gắn quyền con
người với việc thực thi luật pháp thì quyền con người mới
được đảm bảo.

Đảng và Nhà nước ta phấn đấu xây dựng một nước Việt
Nam công bằng, dân chủ, văn minh và mọi người dân ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… Chúng ta phấn đấu
cho những mục tiêu nhân quyền, dân chủ mà đã được xác
định, nhưng cũng không thể chấp nhận cái thứ "nhân quyền,
dân chủ" theo kiểu phương Tây.

Mỗi công dân hãy biết quý trọng giá trị, bản sắc của dân
tộc mình và hãy nhìn ra nước ngoài để thấy rõ hơn những
thành tựu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong lĩnh vực
Nhân quyền.

Nhân quyền ở Việt Nam là như vậy!

————-

<h2>Ba Sàm chú thích:</h2>

- Bài đăng trên tạp chí in, không có trên mạng, được đánh
máy lại nguyên văn, không biên tập để đảm bảo tính chính
xác về bản chất nội dung.

- Tấm hình có các vị chức sắc Phật giáo do nằm liền trên
hai trang nên khi sao chụp chất lượng không được tốt. Với
trang tạp chí có độ dày nhất định mà dàn tấm hình trang
trọng như vậy làm hai, thành thử vị cao tăng Thích Thanh Tứ
dễ bị "các thế lực thù địch" tưởng ta ám chỉ ổng
"Thân này khoái xẻ làm hai mảnh/Mảnh cho đời và mảnh cho
… quan".

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5729), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét