hóng</strong>
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho nước CHDC Đức bị sụp
đổ. Một trong những nguyên nhân đó "treo lơ lửng" trên không
trung: Sự hủy hoại môi trường sống. Mặc dù cách đây 40 năm
"Bộ bảo vệ môi trường" được thành lập nhưng nước CHDC
Đức đã là một trong những quốc gia phá hoại môi trường
lớn nhất châu Âu.
Tại CHDC Đức không có hiện tượng ô nhiễm môi trường.
Hiện tượng này dĩ nhiên chỉ có thể có tại các nước đế
quốc bởi vì chủ nghĩa đế quốc là <em>"nguồn gốc của mọi
thối nát"</em>, nó mang lại đau khổ cho từng người dân, từng
quốc gia và nó hủy hoại môi trường sống. <em>"Nước CHDC
Đức căm thù Chủ nghĩa Đế quốc đến tận xương tủy"</em>,
vì vậy CHDC Đức là thành trì chống lại mọi sự sa đọa.
Đây là lời phát biểu của ông Walter Ulbrich (Tổng bí thư
đảng XHCN Thống Nhất Đức) nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách
mạng tháng Mười. Luận cứ cho mọi tư duy tại nhà nước XHCN
là: Chủ nghĩa Đế quốc là nguyên nhân của mọi bất cập,
kể cả ô nhiễm môi trường. CHDC Đức là thái cực ngược
lại: không phải là nước đế quốc, không có môi trường
sống bị ô nhiễm. Tất nhiên đây là điều dối trá.
Cách đây 40 năm <em>"Bộ Bảo vệ Môi trường và Quản lý
nước"</em> đã được thành lâp tại CHDC Đức. Werner Titel,
đại diện của Đảng Nông dân Đức, là bộ trưởng đầu
tiên, bốn tuần sau khi nhậm chức, ông qua đời. Hans Reichelt là
bộ trưởng kế tiếp và ông đảm nhiệm cương vị này cho
đến năm 1990. Mãi 15 năm sau khi Werner Titel nhậm chức, CHLB
Đức mới có bộ trưởng đầu tiên của Liên bang về <em>"Môi
trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn hạt nhân"</em>. Trong
khi đó năm 1969 ở Đông Đức đã có công trình đầu tiên
nghiên cứu và phân tích toàn diện về sự đe dọa hủy hoại
môi trường.
Trên lý thuyết, nhà nước Cộng sản Đức luôn luôn là một
quốc gia điển hình về bảo tồn thiên nhiên. Các chính sách
về kinh tế và năng lượng luôn luôn phải <em>"chấp hành
nguyên tắc thống nhất giữa hệ sinh thái và kinh tế"</em>.
Lợi ích về kinh tế của nền công nghiệp phải đứng sau
việc bảo tồn thiên nhiên. Điều này đã được ghi trong hiến
pháp. Điều 15, khoản 2 của Hiến pháp nước CHDC Đức năm
1968: <em>"Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo tồn môi
trường nhằm phục vụ cuộc an bình của nhân dân"</em>. Chính
vì vậy theo "lề phải" tại CHDC Đức không có ô nhiễm môi
trường. Nếu có, xem ở trên, thì đây là di sản của đế
quốc gây ra. Erich Honecker tuyên bố vào năm 1971 sau khi đắc cử
là người thừa kế của Ulbricht tại Văn phòng của tổng bí
thư Đảng XHCNTN Đức (ĐCS Đức):<em>"cuộc sống đã chứng
minh: Chủ nghĩa Đế quốc không có câu trả lời cho các câu
hỏi về lợi ích của các dân tộc trong thời đại hiện
nay"</em>. Chủ nghĩa Đế quốc không có khả năng tạo ra hòa
bình và công lý, không có khả năng đảm bảo phúc lợi của
công dân và bảo vệ thiên nhiên. Nhưng Chủ nghĩa Xã hội,
nhưng CHDC Đức có khả năng này. Đây cũng là: một lời nói
dối.
"Lề phải" đã nói dối: Không có tai nạn tại lò phản ứng
Chernobyl vào ngày 26 tháng tư 1986. Không có những "ngọn núi"
bằng bọt nổi lềnh bềnh trên sông Spree. Trong khắp nước
không có truyện tiếu lâm: "Mọi thứ đều có màu xám ở CHDC
Đức, nhưng riêng các con sông rất đa mầu. Vài km xung quanh nhà
máy hóa chất Bitterfeld không ai ngửi thấy mùi sơn. Ngày 1 Tháng
2 năm 1987 lần đầu tiên chính quyền ở Tây Berlin có cảnh
báo về "khói độc" cấp một, nhưng tại Đông Berlin, trong
không khí chỉ có "ô nhiễm sạch" được nhắc đến. Trong
giữa thập niên những năm 80 ở CHDC Đức không có 7437 bãi rác
hoang và khi kiểm tra 4870 bãi rác chỉ có 920 bãi đáp ứng yêu
cầu, ví dụ, không được đặt bãi rác trong khu bảo vệ
nguồn nước uống. Đông Đức không nhập khẩu 5.000.000 tấn
chất thải hàng năm từ CHLB Đức, đặc biệt là chất thải
độc hại. Biển Baltic trước nhà máy điện hạt nhân Lubmin
trong mùa đông khắc nghiệt nhất cũng không bị đóng băng,
bởi vì không có nước làm mát bị ô nhiễm phóng xạ được
thải ra biển. Không có trên 50 phần trăm diện tích rừng, như
tại CHLB Đức, đã bị bệnh hoặc chết.
Nói dối là sở trường trong lãnh đạo của chính phủ CHDC
Đức, trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Mỗi lời
nói dối là một hành vi để bóp méo sự thật. Đông Đức đã
bị xóa sổ vì lý do này. Nó không chỉ bị sụp đổ bởi
cuộc cách mạng ôn hòa mà còn vì nó đã bị nghẹt thở bởi
sự lừa lọc của nó. Khắp mọi nơi đều bốc lên mùi hôi
thối, từ các ống khói và các con sông, trong các nhà máy và
trong rừng sâu, trong Đại hội Đảng và trong các sách giáo
khoa. Các mùi hôi thối có ở khắp mọi nơi bởi vì: mùi hôi
thối là mùi của nói dối.
Trước vụ tai nạn Chernobyl, đã có nhiều người tin vào học
thuyết của chính quyền về cuộc chiến đấu chống lại tà
ác của Chủ nghĩa Đế quốc và tôn vinh tính ưu việt của
Chủ nghĩa Xã hội. Sau tai nạn này gần như không còn ai tin
những điều này nữa. Tuy các lãnh đạo cấp cao của nhà
nước vẫn tiếp tục giảng giải không mệt mỏi về chủ
nghĩa đế quốc là nguồn gốc của mọi bất công trong xã
hội, nhưng những cán bộ đại diện nhà nước cấp thấp hơn
luôn phải đối mặt với thực tế phũ phàng. Tất cả mọi
thứ trong xã hội đều có mâu thuẫn tương quan đến nhau,
đặc biệt là trong cái xã hội bị khép kín đầy lừa dối
của Đông Đức.
Vào mùa hè năm 1986 có rất nhiều rau quả tươi ở CHDC Đức,
nhiều hơn bình thường rất nhiều, nhưng ở trường học chúng
tôi đã được dạy: Không lên ăn quá nhiều rau quả. Trong
những năm 80 lần đầu tiên nhiều hồ tắm bị treo biển cảnh
báo: đóng cửa, cấm tắm, và khi bạn mua một giấy phép câu
cá trong giấy phép đã được điền thêm: không nên ăn cá. Các
nhân viên xe hỏa nhắc hành khách đóng cửa sổ tàu trước khi
tàu qua Bitterfeld; 180 tấn tro mỗi ngày mưa xuống thành phố
này. Tại vùng Erzgebirge tất cả các máy đo nhiễm xạ đột
nhiên biến mất sau khi tai nạn Chernobyl xảy ra và những biển
cảnh báo được đóng vào thân cây: "Không ăn nấm". Những cây
này là cây thông, nó đã bị rụng gần hết lá.
Erzgebirge, biên giới giữa Saxony và Bohemia, Đức và Cộng hòa
Séc. Vùng cao được hình thành từ đá gnai, đá phiến và đá
granit. Phần lớn là rừng. Trong thế kỷ 12 đã phát hiện ở
khu vực Freiberg mỏ bạc, "cơn sốt quặng" bắt đầu tăng
nhiệt độ, tin tức lan ra nhanh chóng về sự giàu có do khai
thác khoáng sản quý.Thế kỷ 15 quặng được khai thác rộng
rãi, bạc tại Annaberg và Schneeberg, thiếc tại Bohemia, cơn sốt
quặng thứ hai "Big Berggeschrey" vang lên. Sau đó tại Bắc Bohemian
bể than nâu được phát hiện. Họ khai thác(đến hôm nay) than
từ các vỉa than dày 25-35 m, hàm lượng tro 35%, 2,5% lưu huỳnh.
Hàm lượng này cao, đó không phải là than tốt. Hiện tượng
rừng chết đã được quan sát tại đây từ thế kỷ 19, song
song với sự khai thác than nâu nạn rừng chết ngày càng thể
hiện rõ rệt , từ những năm 1980, nạn này không che dấu
được nữa. Và sự tàn phá rừng ở vùng núi Erzgebirge, một
trong những thảm họa tự nhiên lớn nhất ở CHDC Đức, có
một danh từ riêng: Reitzenhain.
Reitzenhain 21 năm thời kỳ hậu CHDC Đức trở lại là một ngôi
làng đáng yêu nằm ở sườn núi, 770 mét trên mực nước
biển, từ năm 2003 được sát nhập vào Marienberg, cách trung tâm
12km. Vào mùa hè khu vực này rất thích hợp cho đi xe đạp và
đi bộ đường dài, trượt tuyết vào mùa đông. Tại đây
những cánh rừng trẻ, rừng cây hỗn hợp ngày càng nhiều, xen
kẽ với những gốc thông trơ trụi không lá, màu xám xịt.
Lịch sử để lại dấu vêt khắp mọi nơi mọi chốn, tại
Reitzenhain rừng là nơi nhiều dấu vết nhất. 1875 là lần đầu
tiên có ga tàu tại đây, tầu đến từ Chemnitz, từ năm 1978
cửa khẩu biên giới với Cộng hòa Séc được mở ra. Công dân
Saxony-Đông Đức biết đến Reitzenhain vì phải xếp hàng chờ
lâu tại trạm kiểm soát hải quan khi xuất cảnh.
Quốc lộ xuyên qua Reitzenhain một trong những con đường được
làm từ lâu đời, đường có bốn luồng. Qua Marienberg đi tiếp
về Leipzig, tiếp tục đi theo hướng bắc đến Hamburg, từ
Reitzenhain theo hướng ngược lại đường chạy thẳng đến
Praha. Bây giờ đây là con đường rất đẹp. Nhớ lại thời
Đông Đức đường chạy qua những cánh rừng càng thưa cây
cối khi người ta càng bỏ lại vùng trung du phía sau lưng. Thung
lũng Reitzenhain là một cửa tử của vùng rừng Erzgebirge. Từ
phía nam, nhất là từ Chomutov luôn có gió tạt xuống những
mảng sương mù màu vàng bằng khói chưa được lọc chất độc
của các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than nâu tại vùng
Bohemian. Người dân tại đây nói sương mù này khai "mùi mèo".
Mùi mèo già trộn lẫn mùi khai của nước tiểu. Khai chảy
nước mắt. Khai nhức cả đầu. Mỗi khi phải dừng xe vì tắc
đường tại cửa khẩu Reitzenhain nhìn ra xung quanh chỉ thấy
những khu rừng ảm đạm và người ta lên tiếng chửi "Cộng
hòa Séc". Người ta ngồi trong xe ô tô chạy bằng xăng pha chì
và đã thất vọng với không khí xấu "của người Séc."
Người ta đã không còn đốn cây tại những cánh rừng chết
để những cây này chặn bụi bẩn, ngăn không cho nó tiếp tục
tràn xuống vùng Erzgebirge và đi tiếp đến Vogtland, khu vực còn
nhiều rừng. Dùng cái chết làm lá chắn chống lại cái chết
sắp đến. Mọi người đều cảm thấy rằng ở đất nước
và hệ thống kinh tế này có cái gì đó bất ổn. Và chủ
nghĩa xã hội hiện thực tại Đông Âu không thể tiếp tục
tồn tại và phát triển kiểu này được.
Trong những năm 80 thế kỷ trước phong trào môi trường tại
CHDC Đức đã được hình thành, mục đích của nó là để
phản đối chống lại một nhà nước, nhà nước này đã không
tuân thủ hiến pháp của chính mình, một nhà nước không quan
tâm đến điều kiện tự nhiên , môi trướng sống cũng như
công dân của mình, nhà nước này đối sử với môi trường
không khác gì một tên đế quốc đối sử với công nhân của
hắn: Một kẻ bóc lột dã man. Các nhóm bảo vệ môi trường
đã được hình thành bởi vì lý do: Chernobyl và Bitterfeld,
những núi bọt đầy màu sắc trôi trên sông, những bãi rác và
nạn chết của rừng.
Bảo vệ môi trường tại Đông Đức là một vấn đề chính
trị nhạy cảm nhất. Ông Ernst Paul Dörfler là một ví dụ, là
một trong những nhà hoạt động môi trường đầu tiên và là
người đồng sáng lập Đảng Xanh của Đông Đức vào mùa thu
năm 1989, ông đã chịu sự giám sát hết sức chặt chẽ của
tổng cục an ninh quốc gia (Stasi). Ai dám nói về ô nhiễm môi
trường sẽ đã bị nghi ngờ rất nhanh về tội "phỉ báng
chính quyền". Báo chí hoàn toàn không nhắc đến vấn đề này,
các nhà khoa học nếu có đề tài về nạn chết rừng chỉ dám
nói đến "thiệt hại do khói". Những người dân trên đường
phố gọi nó bằng những tên thật: Bitterfeld, Lubmin, Reitzenhain.
Ngôi làng nhỏ nằm tại vùng Erzgebirg là một địa danh nổi
tiếng ở Đông Đức: nằm sát biên giới, ở giữa khu rừng
chết.
Tại Cộng hòa Séc người ta có thể mua những thứ mà thường
tìm một cách vô ích ở Đông Đức, vi dụ như khóa an toàn cho
ván trượt tuyết hoặc vòi nước cho bồn rửa chén. Người ta
có thể qua lại biên giói thường xuyên nhưng chỉ được phép
đổi 20 Mark lấy 60 Curon. Số tiền này đủ để mua cho bánh bao
và bia, Muốn mua khóa an toàn cho ván trượt tuyết phải mất
khoảng ba đến bốn lần xuất nhập cảnh và không được phép
ăn bánh bao. Tôi nhớ mùa xuân năm 1987, chúng tôi lái xe năm
lần trong ba lần cuối tuần đến Chomutov, lần nào cũng đi qua
Reitzenhain, lần nào cũng đi qua những cánh rừng chết, lần nào
cũng cảm thấy lương tâm tội lỗi. Mỗi chuyến đi bằng xe
Trabant (tên loại ô tô sản xuất tại CHDC Đức) là một chiếc
đinh đóng vào quan tài dành cho thiên nhiên bị thất sủng. Sau
đó chúng tôi ngồi ở trong ngôi nhà nghỉ ấm cúng của chú
tôi bên bìa rừng và hát trong những buổi tối vui vẻ bài hát
dân gian vùng Erzgebirge: <em>"Không có cây nào đẹp như cây thanh
lương tra,cây thanh lương tra cây thanh lương tra, El jo"</em>. Các
cây cây thanh lương tra, chú tôi nói bây giờ cũng chết nhiều.
Điều 15, khoản 2 hiến pháp năm 1968 của CHDC Đức quy định
rằng: "Chống ô nhiễm nước và không khí cũng như bảo vệ
hệ động thực vật và vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của quê
hương là trách nhiệm của các cơ quan chủ quản và cũng là
trách nhiệm của mọi công dân". Chỉ có rất ít công dân đã
kiên quyết và dũng cảm hoạt động trong phong trào bảo vệ
môi trường và họ coi đây là trách nhiệm của họ. Phần lớn
còn lại đi ô tô qua Reitzenhain, vừa lái xe vừa chửi thầm.
Hai năm sau khi CHDC Đức sụp đổ đã xuất hiện truyện ngắn
"Chiếc lò mổ ngựa cũ kỹ" của Wolfgang Hilbig. Nó là một
cuốn sách rất hay, đau đớn đến khủng khiếp về lịch sử
Đức, về một dòng sông có "màu trắng đục" và sương mù "có
mùi ngọt lợ", về những "hoàng hôn thối thum thủm" cuối cùng
đã phủ kín toàn bộ miền Đông Đức. CHDC Đức, chủ nghĩa
xã hội, theo tác giả Hilbig, đã bị chôn vùi vào dĩ vãng cùng
với tiếng nổ của "quả bom thối".
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9798), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét