Nội xem xét các mặt đúng sai, để nghe ngóng tâm tư của bà
con hầu đánh giá lại tác động của bản thông báo vào thực
tiễn đời sống chính trị trong cả nước.
Qua các bài viết của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên
và Luật sư Hà Huy Sơn, tôi thấy cần phải nói rõ thêm mấy
nội dung sau:
- Văn bản nào cũng phải có nơi đến, sau phần kính gửi. Nếu
không nhằm gửi cho một đối tượng, cơ quan đơn vị nào thì
chí ít cũng phải ghi rõ là toàn thể nhân dân thủ đô, hay
những người tham gia biểu tình tuần hành,… vì họ là đối
tượng chịu sự chi phối/ chế tài và chịu tác động/ảnh
hưởng bởi nội dung văn bản.
Văn bản này rõ ràng là không nhằm chi phối ai, ngoài các đối
tương cố tình tụ tập đông người trái pháp luật, chống
người thi hành công vụ (tất nhiên không phải là những
người biểu tình tuần hành có trật tự).
- Cuối văn bản ít nhất có một dòng lịch sự, thể hiện cho
phong cách, tư thế của cơ quan phát hành, của người đại
diện cơ quan đó. Một câu "Thành phố khuyến khích mọi công
dân…" có ý nói rằng đây là bản thông báo cho toàn dân,
nhưng không một câu chốt văn minh nào.
- Nơi gửi văn bản nào cũng phải ghi là lưu tại đâu, hồ sơ
nào và gửi xin ý kiến thỉnh thị của ai, báo cáo với ai,
phối hợp hoạt động với cơ quan đơn vị nào.
Văn bản này không báo cáo cho Thành ủy, không báo cáo lên Văn
phòng Chính phủ có nghĩa là UBND Thành phố đã hoạt động
vượt quyền hạn cho phép hay có sự đồng tình từ trước,
một kiểu chỉ đạo ngầm?
- UBND không thể "giao cho Công an thành phố chủ trì phối hợp
với…, UB Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn
thể,…" vì mặt trận được xem là cơ quan trên một cấp và
đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội thuộc khối dân vận
của Đảng, nên UBND cùng cấp đâu có quyền giao cho Công an
chủ trì phối hợp. Việc này cho thấy có sự lộn sòng trong
hệ thống chính trị trước nay ngay tại thủ đô. Mặt khác
còn cho thấy sự tiếm quyền của cơ quan Công an, vượt quá quy
định về tổ chức của ngành trong bộ máy nhà nước.
- Đành rằng đây không phải là văn bản pháp quy theo phân tích
của Luật sư Hà Huy Sơn nên không có giá trị pháp lý, nhưng
có đóng dấu treo quốc huy của UBND nên đây cũng là đối
tượng để xem xét về kỹ thuật lập quy, trình tự thủ tục
phát hành,… mà ngành tư pháp phải tham gia. Hơn một tuần qua
không hề nghe thấy ngành tư pháp nói gì khiến người dân tự
hiểu cả ngành này hữu danh vô thực, hoặc không biết đằng
làm hoặc cơ chế tam quyền phân lập dưới sự lãnh đạo của
Đảng trong một nền pháp quyền XHCN là không có tác dụng
điều chỉnh sai phạm của bộ máy.
Mới đầu, bản thân tôi nghĩ làm sao có thể sai lầm ngớ
ngẩn vậy, hay là văn bản giả của kẻ xấu tung vào đường
văn thư nhà nước? Nhưng không, một loạt tờ báo lớn, một
loạt đài điện thông tin, đăng tải bất chấp sự phi pháp và
vi hiến của văn bản này, khiến mọi người phải nghĩ lại.
Rằng có phải ngành Công an, với sự yếu kém về lập quy,
lại hay lạm quyền đã chủ động soạn thảo chuyển sang UB
đóng dấu treo và tự phát hành nên mới có uy lực loan tin nhanh
chóng như vậy chăng?
Ngay sau đó, sự việc bắt người, đàn áp, họp báo,… cho
thấy vì cái văn bản sai lầm chết người này mà một loạt
hệ lụy lịch sử đã không dừng lại được.
Xin được hỏi lại một điều: Ngành tư pháp của ta ở đâu
sao không lên tiếng?
28/8/2011
Đ.N.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BV
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9772), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét