Dân chủ là gì?

Dân chủ có thể là một từ quen thuộc với nhiều người,
nhưng nó là một khái niệm vẫn bị hiểu sai và sử dụng sai
khi các chế độ chuyên chính và các chính thể quân sự độc
tài lợi dụng để kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng bằng
các nhãn hiệu dân chủ giả hiệu cưỡng ép.

<h2>Vậy Dân chủ là gi?</h2>

Theo định nghĩa trong từ điển, dân chủ "<em>là chính
phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối
cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân
hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống
bầu cử tự do</em>". Theo Abrham Lincoln, dân chủ là một chính
phủ "<em>của dân, do dân và vì dân</em>". Vì vậy nguyên
tắc đầu tiên Dân chủ là thể chế bắt đầu từ dân và
kết thúc vì dân.

Ngoài nguyên tắc này, còn một số đặc trưng khác của Dân
chủ:

<h3>* Nguyên tắc tôn trọng đa số và bảo vệ thiểu số:</h3>

Các thể chế dân chủ là các hệ thống trong đó mọi công
dân được tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên
tắc đa số. Nhưng nguyên tắc đa số cũng chưa phải là dân
chủ: ví dụ, không ai có thể gọi một hệ thống nào đó là
công bằng hoặc bình đẳng nếu hệ thống đó chấp nhận cho
51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại với nhân danh đa số
cả. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải
được ràng buộc với sự đảm bảo cho các quyền con người
của cá nhân, các quyền này, đổi lại, lại đóng vai trò bảo
vệ quyền lợi cho bên thiểu số dù đó là dân tộc ít
người, nhóm tôn giáo hay chính trị hoặc chỉ đơn giản là
những người thua cuộc trong tranh luận về một vấn đề lập
pháp nào đó.

<h3>* Nguyên tắc tôn trọng xã hội dân sự:</h3>

Dân chủ không chỉ là một tập hợp các điều luật hợp
hiến và các thủ tục để xác định cách thức hoạt động
cho chính phủ. Trong một thể chế dân chủ, chính phủ chỉ là
một thành phần cùng tồn tại trong một kết cấu xã hội bao
gồm rất nhiều các định chế khác nhau, các đảng chính trị,
các tổ chức và các hiệp hội. Tính chất đa dạng này được
gọi là đa nguyên và thể chế dân chủ đó qui định sự tồn
tại, tính pháp lý hay quyền lực của các tổ chức và các
định chế khác trong một xã hội dân chủ không phụ thuộc
vào chính phủ. Trong một xã hội dân chủ luôn có hàng ngàn
các tổ chức tư nhân hoạt động ở mức độ địa phương hay
quốc gia. Rất nhiều trong số tổ chức đó đóng vai trò trung
gian giữa các cá nhân và các định chế của chính phủ hay các
tổ chức xã hội phức tạp khác mà họ cũng là một thành
phần, hoặc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ mà chính phủ
không được giao và tạo cơ hội cho các cá nhân thực hiện
quyền và trách nhiệm của mình với tư cách là công dân của
một thể chế dân chủ.


Trong một xã hội độc đoán, các tổ chức như thế bị
kiểm soát, phải có giấy phép hoạt động và bị theo dõi
hoặc phải chịu trách nhiệm đối với chính phủ. Trong một
thể chế dân chủ, quyền lực của chính phủ được xác
định rõ ràng và bị giới hạn chặt chẽ bởi luật.

<h3>* Nguyên tắc tôn trọng cá quyền thiêng liêng của con
người gồm:</h3>

· Tự do ngôn luận, thể hiện và tự do báo chí.

· Tự do tôn giáo.

· Tự do hội họp và lập hội.

· Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.

· Quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng.

<h2>Chót cùng nền giáo dục và dân chủ:</h2>

Trái với các xã hội độc đoán luôn tìm cách khắc sâu
thái độ chấp nhận thụ động vào dân chúng, mục đích giáo
dục trong một xã hội dân chủ là đào tạo nên những công
dân có tính cách độc lập, khả năng lập luận, đầu óc phân
tích mà hiện nay các tính cách công dân đó đã trở thành các
phương châm, tập quán hết sức quen thuộc của thể chế dân
chủ. Giáo sư Vanderbilt Chester E.Finn, Jr. đã phát biểu trước
các nhà giáo dục ở Nicaragua: "<em>Có thể ngay khi sinh ra con
người đã có niềm khát khao tự do cá nhân, nhưng để có
được sự tự do đó cho chính họ và con cháu họ thì con
người cần phải được giáo dục, huấn luyện để có những
hiểu biết về xã hội và chính trị để đòi hỏi các quyền
tự do đó.</em>"

Từ quan điểm đó, nhiệm vụ của giáo dục trong một thể
chế dân chủ không chỉ để ngăn chặn sự tuyên truyền cho
các chế độ độc đoán hay chỉ mang lại các giá trị chính
trị trung lập. Điều đó là không thể, vì mọi nền giáo dục
đều truyền tải được các giá trị có chủ đích hoặc không
có chủ đích. Trên thực tế, các sinh viên có thể được dạy
về các nguyên lý của dân chủ theo một tinh thần tranh luận
cởi mở mà bản thân tinh thần này cũng đã là một giá trị
dân chủ quan trọng, đồng thời các sinh viên cũng được
khuyến khích phê phán, đả phái lối tư duy cổ điển bằng
các lý luận và các nghiên cứu cẩn trọng. Có thể đó sẽ là
các tranh luận gay gắt, nhưng các giáo trình giảng dạy của
nền dân chủ không né tránh các sự kiện, hiện tượng có
thể gây tranh cãi hoặc không dễ chịu.

Cây Bút Lạ
* Bài viết sưu tầm chưa rõ nguồn

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9795), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét