Bùi Hồng Hải - Ngoại giao Việt Nam nên làm gì?

Nhiệm vụ của cơ quan ngoại giao thì rất nhiều: xử lý quan
hệ với các nước liên quan, biên giới - lãnh thổ, hiệp
định, công ước có yếu tố nước ngoài, các vấn đề về
người việt Nam ở nước ngoài…Tất cả các nhiệm vụ đó
không ngoài mục tiêu cao nhất là bảo vệ và phát triển các
lợi ích quốc gia (trong đó có công dân nước mình) trong các
vấn đề liên quan đến nước ngoài.

Trong quan hệ với Libya trong những tháng qua, Việt Nam luôn
đứng trung gian bằng các tuyên bố vô thưởng vô phạt kiểu:
<em>"Việt Nam luôn quan tâm theo dõi và mong muốn tình hình Libya
sớm đi vào ổn định… ??"</em>, không công khai ủng hộ phe
nào là có thể chấp nhận được do các lợi ích trước đây
tại Libya và kết quả cuộc chiến chưa ngã ngũ mặt khác, do
vị thế nhỏ của mình Việt Nam không có ảnh hưởng đáng kể
đến cuộc chiến, hoặc cũng có thể là để đảm bảo lợi
ích của Petro VN tại Venezuela do quan hệ thân tình của Gaddafi
với TT Chavez (một kiểu quan hệ bắc cầu).

Việt Nam chắc chắn không thể mơ tưởng đến việc chia sẻ
những miếng bánh lớn (dầu mỏ) tại Libya, tuy nhiên, Việt Nam
cũng có những lợi ích đáng kể: đó là một thị trường lao
động lớn và khá hấp dẫn, đặc biệt nhu cầu lao động rất
lớn để tái thiết đất nước sau chiến tranh, cơ hội cho hơn
10.000 lao động phải về nước trong thời gian qua quay lại làm
việc vẫn còn. Điều này phụ thuộc phần lớn cách chúng ta
phản ứng trong những ngày này, chứ không phải sau vài tháng,
hay vài năm nữa.

Các chính quyền mới bao giờ cũng rất cần sự ủng hộ quốc
tế để tạo chính danh cho mình. Mọi phản ứng thuận hoặc
không thuận của các quốc gia khác đối với họ lúc này đều
có thể để lại các ấn tượng khó phai cho chính họ trong
thời gian tới. Chả thế mà Nga, Trung Quốc, hai nước phản
đối mạnh mẽ cuộc chiến của Nato và có rất nhiều lợi ích
tại Libya dưới thời chính quyền Gaddafi cũng phải chủ động
liên hệ với phe nổi dậy tại Bengazi từ rất sớm và hiện
nay liên tục ve vãn chính quyền mới để duy trì các lợi ích
quốc gia của mình tại Libya. Bài học về sự mất trắng thị
trường Iraq của Việt Nam sau chiến tranh Iraq do chính sách
ngoại giao theo đuôi chẳng giống ai chắc Bộ Ngoại giao mình
còn nhớ.

Khi cuộc chiến đã đi vào hồi kết với sự thắng thế không
thể đảo ngược của Phe đối lập (NTC), Gaddafi rõ ràng đã
thuộc quá khứ. Vai trò của ngoại giao lúc này là cực kỳ quan
trọng trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia. Tưởng lẽ,
Việt Nam sẽ mau chóng công nhận NTC thì trong cuộc họp báo
thường kỳ bộ ngoại giao ngày 25/8/2011, trả lời câu hỏi
của phóng viên NN về phản ứng của Việt Nam trước tình hình
Libya, bà <a
href="http://www.cpv.org.vn/CPV/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30093&cn_id=475542">Nguyễn
Phương Nga trả lời tỉnh queo</a> như mọi khi: <b><i>"Việt Nam
rất quan tâm theo dõi tình hình Li-bi. Chúng tôi tôn trọng mọi
quyết định của nhân dân Li-bi và mong muốn tình hình sớm
trở lại ổn định để nhân dân Li-bi có điều kiện khôi
phục và phát triển đất nước"</i></b>, Nguồn: Website Bộ
Ngoại giao Việt Nam.

Ngày 27/8/2011, thông tin từ Tripoli báo về có cướp bóc (không
có thuơng vong) xảy ra tại Đại sứ quán Việt Nam. Chúng ta có
quyền ngờ rằng, mặc dù rất khó kiểm chứng, đó có thể là
phản ứng dằn mặt của chính quyền mới sau tuyên bố chẳng
giống ai của bà Nguyễn Phương Nga ngày 25/8/2011 đơn giản là
bằng cách không đảm bảo an ninh và bật đèn xanh cho sự
cướp bóc.

Ngày hôm sau 28/8, hàng loạt cơ quan báo chí đưa thông tin và
dự báo khả năng rút cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Libya,
nếu điều này xảy ra vì bất kỳ lý do gì, đó sẽ là ký ức
không thể quên đối với NTC và là thảm họa Ngoại giao giữa
Việt Nam và Libya trong tương lai. Và kết quả của hành động
dại dột đó thì không khó để thấy trước.

Vậy, việc tốt nhất mà Ngoại giao Việt Nam có thể làm lúc
này là <b>mau chóng công nhận Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia
Libya NTC và…. Quên đi chuyện rút cơ quan ngoại giao.</b>

An ninh cho sứ quán Việt Nam tại Tripoli cũng chính từ đây mà
ra chứ không phải hành động bắn vu vơ kiểu đề nghị Nato
(đang ở trên trời) và Liên hiệp quốc (đâu có ở Tripoli lúc
này) giúp đỡ đảm bảo an ninh?

Đà Nẵng, 31-8-2011

<strong>Bùi Hồng Hải</strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/9794), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét